Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2605/BGTVT-HTQT
V/v triển khai Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2019

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Được sự đồng ý của Chính phủ và nhân chuyến thăm nhà nước Campuchia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông công chính Campuchia đã thay mặt Chính phủ ký Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, có hiệu lực từ ngày 26/5/2019.

Bộ Giao thông vận tải trân trọng gửi bản sao Nghị định thư nêu trên và đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ VT;
- TC ĐBVN;
- Cổng TTĐT để công bố;
- Lưu: VT, HTQT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nhật

 

PROTOCOL ON AMENDMENT

TO THE PROTOCOL FOR IMPLEMENTATION OF THE AGREEMENT
BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE ROYAL GOVERNMENT OF CAMBODIA ON ROAD TRANSPORTATION

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Kingdom of Cambodia (hereinafter to as "Contracting ; Parties"),

REITERATING the Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Royal Government of Cambodia on Road Trasportation signed in Ha Noi on the 1st June 1998 (hereinafter to as "Agreement");

REITERATING the Protocol for the implementation of The the Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Royal Government of Cambodia on Road Trasportation signed in Ha Noi on the 10th October 2005 (hereinafter to as "Protocol 2005");

Have agreed, to amend the Protocol 2005 as follows:

Article 1. The Article 8(1) and 8(2) of the Protocol 2005 shall be amended as follows:

1. Commercial vehicles shall mean vehicles engaged in transport of goods and/or people for reward.

2. Non-commercial vehicles shall, in conformity to Article 2 of the Agreement, include those as follows;

a) Vehicles of bodies/organizations for public service;

b) Personal vehicles;

c) Vehicles of companies, cooperatives serving their own business and not engaged in transport of goods and/or people for reward.

d) Fire fighting vehicles, ambulance, rescue vehicles, and vehicles engaged in humanitarian operation.”

Article 2. The Paragraph 1 Article 12 of the Protocol 2005 shall be amended as follows;

* (1) All vehicles, engaged in cross-border transport into the territory of other Contracting Party, shall have a cross-border transport permit issued by Home Country, unless otherwise requested by an authorized body of die Contracting Party. The request shall only be made for vehicles as specified in Article 1(2)(d) of this Protocol in case of emergency.”

Article 3. The Article 83 of the Protocol 2005 shall be amended as follows:

"Article 83: Entry and Exit Points

(1) The List of International border crossing points and the other border crossing points, which subject to upgrade to International border crossing points by both Governments are appeared as Annex A1 and A2 respectively.

(2) The Contracting Parties agreed to allow the transport vehicles of the other Contracting Party to enter/exit its territory at any international border crossing points between the two countries".

Article 4. The Article 85 of the Protocol 2005 shall be amended as follows:

“Article 85. Institutional Arrangement

1. The Contracting Parties shall authorize the following bodies/organizations to issue cross-border transport permit/registration for their respective road transport vehicles;

a) For Vietnamese side:

a.1 National Transport Facilitation Committee (NTFC);

a.2 Directorate for Roads, of Viet Nam, Ministry of Transport of Viet Nam.

b) For Cambodian side:

b.1 National Transit Transport Coordinating Committee (NTTCC);

b.2 General Department of Land Transport, Ministry of Public Works and Transport.

2. NTPC of Viet Nam and NTTCC of Cambodia shall meet annually or as necessary in order to ensure the smooth implementation of the Agreement and its Protocols. The meeting shall be held alternatively in Viet Nam and Cambodia. The extraordinary meeting will be held upon request of one Contracting Party, who will be the host of the meeting."

Article 5. This Protocol shall form an integral part of the Agreement and the Protocol 2005.

Article 6. This Protocol shall enter into force three months following its signing by both Contracting Parties, and shall be effective until the expiry of the Agreement.

In witness whereof, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments, have signed this amended Protocol.

Done in Phnom Penh on 26 February 2019 in duplicate in English language.

 

FOR THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM





H.E Nguyen Van The
Minister
Ministry of Transport

FOR THE GOVERNMENT OF THE KINGDOM OF CAMBODIA





H.E Tauch Chankosal
Acting Minister
Ministry of Public Woks and Transport

 

Annex A1. List of International Border Crossing Points between Cambodia - Viet Nam

Cambodia

Viet Nam

Entry/Exit Point (Province) and Associated Road

Entry/Exit Point (Province) and Associated Road

1. Bavet (Svay Rieng), NR1

1. Moc Bai (Tay Ninh), NH22A

2. Phnom Den (Takeo), NR2

3 . Prek Chak (Lork-Kam Pot). NR3 and NR33

2. Tinh Bien (An Giang), NH91

3. Ha Tien (Kien Giang), NH80

4. Trapeing Phlong (Kampong Cham), NR7 and NR72

4. Xa Mat (Tay Ninh), NH22B

5. Oyadav (Andong Pich-Ratanakiri), NR78

5. Le Thanh (Gia Lai), NH19

6. Trapeang Sre (Snoul-Kratie), NR7 and NR74

6. Hoa Lu (Binh Phuoc), NH13

7. Dak Dam (Mundulkiri), NR76*

8. Prey Vor (Svay Rieng), NR13, PR314

7. Bu Prang (Dak Nong), NH14*

8 Binh Hiep (Long An), NH62

9. Bontia Chak Cray (Prey Veng), PR312

9. Dinh Ba (Dong Thap), NH30

* Dak Dam (Mundulkiri) - Bu Prang (Dak Nong) border crossing point is currently as bilateral/national border point.

 

Annex A2. List of other border crossing points between Cambodia - Viet Nam subject to upgrade to International Border Crossing Points by both Governments

Cambodia

Viet Nam

Entry/Exit Point (Province) and Associated Road

Entry/Exit Point (Province) and Associated Road

1. Nam Lea (Mondulkiri (Bilateral)), PR3764

1. Dak Peur (Dak Nong), PR24

2. Lapakhe (Mondulkiri (Bilateral)), PR3762A

2. Hoang Dieu (Binh Phuoc), PR759B

3. Somrong (Svay Rieng (Regional/Local)), PR314D

3. My Quy Tay (Long An), PR838

4. Chrey Thum (Kandal), NR21

(FYI: Currently only Inland Waterway)

4. Khanh Binh (An Giang), NH91C

5. Kampong Krosaing (Takeo (Bilateral))

(FYI: Currently only Inland Waterway)

5. Vinh Hoi Dong (An Giang), PR957

6. Ton Hon (Kampot (Bilateral)), PR117

6. Giang Thanh (Kien Giang), PR970B

7. Tonle Cham (Tboung Khmum (Bilateral)), NR8

7. Loc Thinh (Binh Phuoc), PR754

8. Dar (Tboung Khmum (Bilateral)), NR7

8. Chang Riec (Tay Ninh), NH22B

9. Kaom Samnor (Kandal), NR14

(FYI: Currently only Inland Waterway)

9. Vinh Xuong (An Giang), PR952

10. Koh Roka (Prey Veng), PR310

10. Thuong Phuoc (Đong Thap), PR841

 

Bản dịch để tham khảo

NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI

NGHỊ ĐỊNH THƯ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia (sau đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”);

Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 tại Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Hiệp định”);

Căn cứ Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về thực hiện Hiệp định ký ngày 10 tháng 10 năm 2005 (sau đây gọi tắt là. “Nghị định thư 2005”);

Thống nhất sửa đổi Nghị định thư 2005 như sau:

Điều 1. Khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định thư 2005 được sửa đổi thành:

“1. Phương tiện thương mại là những phương tiện tham gia vận chuyển người và/hoặc hàng hóa có thu tiền.

2. Phương tiện phi thương mại, phù hợp với Điều 2 của Hiệp định, gồm các loại như sau:

a) Phương tiện của các cơ quan, tổ chức đi công vụ;

b) Phương tiện cá nhân;

c) Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/hợp tác xã đó và không tham gia vận chuyển người và/hoặc hàng hóa có thu tiền;

d) Phương tiện cứu hỏa, Phương tiện cứu thương, Phương tiện cứu hộ, Phương tiện thực hiện sứ mệnh nhân đạo.”

Điều 2. Khoản 1 Điều 12 của Nghị định thư 2005 được sửa đổi thành:

“(1) Tất cả những xe cơ giới, khi tham gia vào vận tải qua biên giới vào lãnh thổ của Bên ký kết kia, phải có giấy phép liên vận qua lại biên giới do Nước mình cấp, trừ khi có yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết. Yêu cầu chỉ được thực hiện đối với các phương tiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 của Nghị định thư này trong trường hợp khẩn cấp.”

Điều 3. Điều 83 của Nghị định thư 2005 được sửa đổi thành:

“Điều 83: Chỉ định các cặp cửa khẩu

(1) Danh sách các cặp cửa khẩu quốc tế và danh sách các cặp cửa khẩu khác, có thể được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế bởi Chính phủ hai Bên ký kết, được quy định lần lượt tại Phụ lục A1 và Phụ lục A2.

(2) Hai Bên ký kết thống nhất cho phép phương tiện vận tải của Bên ký kết kia vào/ra lãnh thổ Nước mình qua bất kỳ cặp cửa khẩu quốc tế giữa hai nước.”

Điều 4. Điều 85 của Nghị định thư 2005 được sửa đổi thành:

“Điều 85. Tổ chức thực hiện

1. Hai Bên ký kết sẽ ủy quyền cho các cơ quan/tổ chức dưới đây cấp giấy phép/đăng ký vận tải qua biên giới cho các phương tiện vận tải đường bộ của nước mình như sau:

a) Phía Việt Nam:

a.1  Ủy ban Tạo thuận lợi vận tải quốc gia (NTFC);

a.2  Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải.

b) Phía Campuchia:

b.1  Ủy ban Điều phối vận tải quá cảnh quốc gia (NTTCC);

b.2  Tổng cục Vận tải, Bộ Công chính và Giao thông.

2. Ủy ban Tạo thuận lợi vận tải quốc gia (NTFC) của Việt Nam và Ủy ban Điều phối vận tải quá cảnh quốc gia (NTTCC) của Campuchia sẽ họp thường niên hoặc khi cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện Hiệp định và các Nghị định thư. Hội nghị sẽ được tổ chức luân phiên tại Việt Nam và Campuchia. Hội nghị bất thường sẽ được tổ chức theo yêu cầu của một Bên ký kết và Bên ký kết đó sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị.

Điều 5. Nghị định thư này là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định và Nghị định thư 2005.

Điều 6. Nghị định thư này có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày ký kết giữa hai Bên, và có cùng thời gian hiệu lực với Hiệp định.

Để làm bằng, những người được ủy quyền hợp pháp của mỗi Bên ký kết đã ký Nghị định thư sửa đổi này.

Ký tại.... ngày ... tháng ... năm ..., thành 02 bản gốc bằng tiếng Anh, cả hai văn bản có giá trị pháp lý như nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




NGUYỄN VĂN THỂ
Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
HOÀNG GIA CAMPUCHIA




Tauch Chankosal
Quyền Bộ trưởng
Bộ Giao thông công chính

 

Phụ lục A1. Danh sách các cặp cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia

Campuchia

Viet Nam

Cửa khẩu (Tỉnh/thành phố) và tuyến đường liên kết

Cửa khẩu (Tỉnh/thành phố) và tuyến đường liên kết

1. Bavet (Svay Rieng), Quốc lộ 1

1. Mộc Bài (Tây Ninh), Quốc lộ 22A

2. Phnom Den (Takeo), Quốc lộ 2

3 . Prek Chak (Lork-Kam Pot). Quốc lộ 3 và Quốc lộ 33

2. Tịnh Biên (An Giang), Quốc lộ 91

3. Hà Tiên (Kiên Giang), Quốc lộ 80

4. Trapeing Phlong (Kampong Cham), Quốc lộ 7 và Quốc lộ 72

4. Xa Mát (Tây Ninh), Quốc lộ 22B

5. Oyadav (Andong Pich-Ratanakiri), Quốc lộ 78

5. Lệ Thanh (Gia Lai), Quốc lộ 19

6. Trapeang Sre (Snoul-Kratie), Quốc lộ 7 và Quốc lộ 74

6. Hoa Lư (Bình Phước), Quốc lộ 13

7. Dak Dam (Mundulkiri), Quốc lộ 76

8. Prey Vor (Svay Rieng), Quốc lộ 13, Tỉnh lộ 314

7. Bu Prăng (Đắk Nông), Quốc lộ 14*

8. Bình Hiệp (Long An), Quốc lộ 62

9. Bontia Chak Cray (Prey Veng), Tỉnh lộ 312

9. Dinh Bà (Đồng Tháp), Quốc lộ 30

* Ngoại trừ: Cửa khẩu Bu Prăng (Đắk Nông) của Việt Nam hiện đang là cửa khẩu quốc gia, đã được hai Bên ký kết cho phép thực hiện vận tải qua biên giới theo Nghị định thư năm 2005.

 

Phụ lục A2. Danh sách các cặp cửa khẩu khác giữa Việt Nam và Campuchia dự kiến được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế bởi Chính phủ hai nước

Campuchia

Việt Nam

Cửa khẩu (Tỉnh/thành phố) và tuyến đường liên kết

Cửa khẩu (Tỉnh/thành phố) và tuyến đường liên kết

1. Nam Lea (Mondulkiri (Song phương)), Tỉnh lộ 3764

1. Đắk Peur (Đắk Nông), Tỉnh lộ 24

2. Lapakhe (Mondulkiri (Song phương)), Tỉnh lộ 3762A

2. Hoàng Diệu (Bình Phước), Tỉnh lộ 759B

3. Somrong (Svay Rieng (Khu Vực/Địa phương)), Tỉnh lộ 314D

3. Mỹ Quý Tây (Long An), Tỉnh lộ 838

4. Chrey Thum (Kandal), Quốc lộ 21

(Hiện chỉ có đường thủy nội địa)

4. Khánh Bình (An Giang), Quốc lộ 91C

5. Kampong Krosaing (Takéo (Song phương))

Hiện chỉ có đường thủy nội địa)

5. Vĩnh Hội Đông (An Giang), Tỉnh lộ 957

6. Ton Hon (Kampot (Song phương)), Tỉnh lộ 117

6. Giang Thành (Kiên Giang), Tỉnh lộ 970B

7. Tonle Cham (Tboung Khmum (Song phương)), Quốc lộ 8

7. Lộc Thịnh (Bình Phước), Tỉnh lộ 754

8. Dar (Tboung Khmum (Song phương)), Quốc lộ 7

8. Chàng Riệc (Tây Ninh), Quốc lộ 22B

9. Kaom Samnor (Kandal), Quốc lộ 14

(Hiện chỉ có đường thủy nội địa)

9. Vĩnh Xương (An Giang), Tỉnh lộ 952

10. Koh Roka (Prey Veng), Tỉnh lộ 310

10. Thường Phước (Đồng Tháp), Tỉnh lộ 841

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2605/BGTVT-HTQT năm 2019 về triển khai Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 2605/BGTVT-HTQT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 21/03/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Nhật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản