- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 3Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 3290/CT-BNN-KH năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4669/BKHĐT-TH năm 2013 hướng dẫn triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch năm 2014 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Công văn 4686/BKHĐT-TH năm 2013 về thông báo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2014-2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2541/BNN-KH | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các đơn vị thuộc Bộ; |
Nhằm tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, ngày 28 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 4669 /BKHĐT-TH ngày 05/7/ 2013 về việc hướng dẫn triển khai các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch năm 2014 và Văn bản số 4686/BKHĐT-TH ngày 06/7/2013 về việc thông báo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2014-2015.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các chủ đầu tư quán triệt tới toàn thể công chức, viên chức thực hiện nghiêm các quy định tại Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 3290/CT-BNN-KH ngày 10/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý; đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
I. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.
1. Chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư:
a) Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Bộ quá trình lập dự án đầu tư đảm bảo hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư; tính đúng, tính đủ các hạng mục đầu tư trong phạm vi, quy mô đầu tư của dự án; chấn chỉnh tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư dẫn đến tăng tổng mức đầu tư.
b) Cục Quản lý xây dựng công trình, các Tổng cục, Cục, Vụ được Bộ giao là đơn vị đầu mối thẩm định dự án đầu tư thực hiện kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án đảm bảo theo đúng mục tiêu đầu tư đã được duyệt. Đối với các dự án khởi công mới phải tổ chức thẩm định nguồn vốn, chỉ trình phê duyệt dự án đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ.
c) Vụ Kế hoạch: Kiểm soát và thẩm định chặt chẽ về nguồn vốn và tổng mức vốn các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
2. Kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.
Theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ: Ngân sách Trung ương không bố trí cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu hoặc quyết định đầu tư điều chỉnh ghi trong các Quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, từ nay cho đến khi có chủ trương mới, việc điều chỉnh dự án đầu tư của các dự án đang triển khai dở dang thực hiện theo các quy định sau:
- Các chủ đầu tư, các cơ quan đầu mối được Bộ giao thẩm định dự án phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư, dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh theo quy định.
- Thực hiện rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
- Sau khi áp dụng các giải pháp trên, nếu dự án vẫn phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ các nguyên nhân do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải phóng mặt bằng, phải xác định các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Trên cơ sở đó, trình Bộ xem xét, phê duyệt.
- Trường hợp dự án cấp thiết cần phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, nhưng không có khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện, chủ đầu tư báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Vụ Kế hoạch phối hợp với Cục Quản lý xây dựng công trình và các Tổng cục, Cục rà soát, xác định danh mục các dự án đã được phê duyệt Quyết định đầu tư trước khi ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đã được bố trí vốn, mặc dù không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, nhưng hiện nay khó có khả năng bố trí đủ vốn theo tiến độ. Đối với các dự án này, chủ đầu tư thực hiện rà soát lại theo hướng điều chỉnh giảm quy mô, cắt giảm các chi phí, hạng mục đầu tư không thật cần thiết; giãn, hoãn tiến độ thực hiện sau năm 2015 hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện; trên cơ sở đó, trình Bộ phê duyệt lại dự án theo quy định hiện hành cho phù hợp với các quy định của pháp luật.
4. Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục, Vụ tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về việc lập dự án, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
II. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM GIẢM TỐI ĐA NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN.
1. Các chủ đầu tư thực hiện ngay một số giải pháp sau:
a) Rà soát, thống kê danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết ngày 31/12/2012 và đến hết ngày 30/6/2013, làm rõ nguyên nhân và giải pháp xử lý nợ đọng; báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản gửi về Bộ để tổng hợp, xem xét xử lý. Đối với các dự án không báo cáo, hoặc báo cáo không chính xác tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, chủ đầu tư phải tự xử lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo kế hoạch vốn đã giao. Lập và điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo tiến độ, kế hoạch vốn được phân bổ của dự án theo đúng quy định tại Điều 6, Luật Đấu thầu và Khoản 3, Điều 10 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
c) Không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng cơ bản. Không sử dụng vốn vay ngân sách địa phương để bố trí vốn cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.
d) Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn. Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Đấu thầu, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.
2. Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án, có biện pháp xử lý kịp thời, không làm phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản; kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản.
III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2014-2015 VÀ NĂM 2014.
Các đơn vị, chủ đầu tư thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ năm 2014 theo các nội dung, nguyên tắc và tiến độ đã nêu tại Văn bản số 2203/BNN-KH ngày 03/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
1. Đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2014-2015 và năm 2014.
a) Các Tổng cục, Cục thuộc Bộ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2011-2013 và năm 2013; xây dựng danh mục và dự kiến mức vốn bố trí kế hoạch giai đoạn 2014-2015 và năm 2014 cho từng dự án, gồm:
- Tình hình giao và thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2011-2013;
- Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước và vốn ODA) kế hoạch năm 2013; dự kiến kế hoạch giai đoạn 2014-2015 và năm 2014;
- Tình hình thực hiện vốn chương trình mục tiêu quốc gia kế hoạch năm 2013; dự kiến kế hoạch giai đoạn 2014-2015 và năm 2014;
- Dự kiến kế hoạch giai đoạn 2014-2015 thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP);
- Danh mục và tình hình thực hiện các dự án phải đình hoãn sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước);
Các biểu mẫu báo cáo được đăng trên trang Web của Vụ Kế hoạch tại địa chỉ: http://vukehoach.mard.gov.vn
b) Vụ Kế hoạch dự kiến phân bổ vốn kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2014-2015 và năm 2014 theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể (trên cơ sở số dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4686/BKHĐT-TH ngày 06/7/2013) và thông báo cho các đơn vị làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2014-2015 và năm 2014.
2. Đối với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014. Tổng cục Thủy lợi và Cục Quản lý xây dựng công trình:
a) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2013 và năm 2013; trong đó:
- Báo cáo tình hình rà soát và điều chỉnh giảm quy mô dự án và giảm tổng mức đầu tư tương ứng cho phù hợp với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã được giao;
- Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ các năm 2012-2013 và 6 tháng đầu năm 2013;
- Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư khác năm 2013 để bổ sung cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ;
- Tình hình thực hiện và giải ngân các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ nhưng chưa bố trí kế hoạch thu hồi.
b) Dự kiến điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 trình Bộ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
c) Trên cơ sở kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng chính phủ giao và tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012-2013, dự kiến mức vốn kế hoạch năm 2014.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các chủ đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và tại Văn bản này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
2. Tiến độ triển khai thực hiện.
a) Về rà soát điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ:
Các Tổng cục, Cục, Vụ tổ chức rà soát và báo báo về tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ gửi báo cáo về Bộ (Vụ Kế hoạch) trước ngày 01/9/2013 để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
b) Về xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản:
Các chủ đầu tư báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ đến hết ngày 31/12/2012 và đến hết ngày 30/6/2013 theo các biểu mẫu tại Văn bản số 4669/BKHĐT-TH ngày 05/7/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi về Bộ trước ngày 15/9/2013 để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
c) Về dự kiến kế hoạch đầu tư giai đoạn 2014-2015 và năm 2014:
- Các đơn vị tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư và dự kiến kế hoạch đầu tư nguồn vốn NSNN giai đoạn 2014-2015 và năm 2014; Kế hoạch đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 và gửi Vụ Kế hoạch để tổng hợp trước ngày 15/7/2013 (theo quy định tại Văn bản số 2203/BNN-KH ngày 03/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 ).
- Trong tháng 8/2013, Vụ Kế hoạch phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về kế hoạch đầu tư giai đoạn 2014-2015 và năm 2014.
- Trên cơ sở kết quả làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan, Vụ Kế hoạch phối hợp với các đơn vị hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư giai đoạn 2014-2015 và năm 2014 trình Bộ phê duyệt trước ngày 10/9/2013 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
3. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Công văn số 2908/VPCP-KTTH về việc những kiến nghị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ cho vay theo chỉ định và kế hoạch Nhà nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 6976/BTC-ĐT năm 2013 về tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 2145/BXD-KTXD năm 2014 giải quyết những vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Công văn 2161/BXD-KTXD năm 2014 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thủy điện Lai Châu do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Công văn số 2908/VPCP-KTTH về việc những kiến nghị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ cho vay theo chỉ định và kế hoạch Nhà nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 4Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 3290/CT-BNN-KH năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 4669/BKHĐT-TH năm 2013 hướng dẫn triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch năm 2014 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Công văn 4686/BKHĐT-TH năm 2013 về thông báo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2014-2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10Công văn 6976/BTC-ĐT năm 2013 về tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 2145/BXD-KTXD năm 2014 giải quyết những vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Công văn 2161/BXD-KTXD năm 2014 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thủy điện Lai Châu do Bộ Xây dựng ban hành
Công văn 2541/BNN-KH năm 2013 triển khai Chỉ thị 14/CT-TTg xây dựng kế hoạch giai đoạn 2014-2015 và năm 2014 do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
- Số hiệu: 2541/BNN-KH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/08/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực