Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2533/BGDĐT-DATHCSKKN2
V/v: Triển khai đầu tư xây dựng công trình trong Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2.

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi:

Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh tham gia Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2.

 

Căn cứ Hiệp định vay số 3201-VIE (SF) ký ngày 23/01/2015 giữa nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2;

Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 2178/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2014;

Thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tạo hướng dẫn thực hiện một số nội dung chính trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 theo các văn kiện của Dự án như sau:

1- Cơ cấu tổ chức thực hiện quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 được thực hiện theo các quy định hiện hành của Việt Nam và các quy định của ADB. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của ADB thì thực hiện theo các quy định của ADB.

Dự án thực hiện phân cấp quản lý đối với công tác đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:

Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản dự án, có trách nhiệm điều hành chung, giám sát toàn bộ các hoạt động của Dự án. Tổng hợp kế hoạch và bố trí vốn đối ứng hàng năm cho các hoạt động của Dự án có sử dụng nguồn vốn đối ứng Trung ương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh là người quyết định đầu tư xây dựng tại địa phương sẽ thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với dự án đầu tư xây dựng các công trình triển khai tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) là chủ đầu tư xây dựng công trình đối với các công trình xây dựng thực hiện tại địa phương.

Ban Quản lý Dự án trung ương (Ban QLDATW) do Bộ GD&ĐT thành lập có nhiệm vụ quản lý chung toàn bộ Dự án; là đầu mối liên hệ với các nhà tài trợ; lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện Dự án; quản lý các chương trình đào tạo, cung cấp thiết bị trong khuôn khổ Dự án; thuê tuyển các dịch vụ tư vấn; giám sát và báo cáo, triển khai các hoạt động đấu thầu đối với những gói thầu thuộc trách nhiệm thực hiện được quy định trong Dự án; quản lý hợp đồng, giải ngân, quản lý tài chính, hướng dẫn, điều phối hoạt động của các Ban Quản lý Dự án tỉnh để Dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, khối lượng, chất lượng và tiến độ. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định.

Ban Quản lý Dự án tỉnh (Ban QLDAT) do UBND tỉnh thành lập thuộc Sở GD&ĐT. Ban QLDAT có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án được triển khai tại địa phương. Đối với công tác đầu tư xây dựng công trình, Ban QLDA tỉnh là đơn vị giúp Chủ đầu tư triển khai các hoạt động từ chuẩn bị đầu tư đến khi quyết toán dự án hoàn thành. Kết hợp chặt chẽ với Ban QLDATW và các cơ quan liên quan để đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình thủ tục của pháp luật Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ. Giám sát các hoạt động dự án và đánh giá tác động của dự án tại địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện Dự án theo quy định.

2- Nguồn vốn và cơ cấu vốn thực hiện đầu tư xây dựng

Vốn vay bố trí cho công tác đầu tư xây dựng trong Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 chỉ đầu tư cho các hạng mục cơ sở vật chất theo danh mục đầu tư được nhà tài trợ thông qua và Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Nguồn vốn và tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng công trình như sau:

a) Vốn vay ADB để chi trả 100% giá trị xây dựng trước thuế theo các hợp đồng xây dựng.

b) Vốn đối ứng địa phương để chi trả thuế cho các hợp đồng xây dựng; toàn bộ các chi phí quản lý Dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí phát sinh khác nếu có như giải phóng mặt bằng, tôn lấp, san ủi, xây kè chống trôi đất, phá dỡ công trình hiện trạng, cấp điện đến trường, cấp nước đến trường (kể cả làm giếng), chống mối, bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị được Dự án đầu tư, vv...

3- Công tác đấu thầu xây lắp

Hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp được quy định như sau:

Chào hàng cạnh tranh (shopping) áp dụng cho gói thầu có giá dưới 100.000 USD.

Đấu thầu rộng rãi trong nước áp dụng cho gói thầu có giá từ 100.000 đến 5.000.000 USD.

Đấu thầu quốc tế áp dụng cho gói thầu có giá từ 5.000.000 USD trở lên.

Ban QLDATW có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục đấu thầu xây lắp trong Dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ.

4- Thanh toán, quyết toán công trình

Thanh toán phần vốn vay cho các hợp đồng xây lắp do Ban QLDATW thực hiện chuyển khoản cho nhà thầu căn cứ hồ sơ thanh toán do Chủ đầu tư lập có xác nhận chi của Kho bạc nhà nước tỉnh. Đối với những yêu cầu riêng của ADB, Ban QLDATW có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết. Do khoản vay có hiệu lực trong thời gian nhất định nên khi công trình xây dựng đã hoàn thành, việc thanh, quyết toán các hợp đồng cần hoàn thành trước khi khoản vay hết hiệu lực.

5- Sử dụng, bảo trì cơ sở vật chất và trang thiết bị được Dự án đầu tư

Ban QLDAT có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát các trường được Dự án đầu tư sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đúng công năng, mục đích. Công tác bảo trì các công trình xây dựng, trang thiết bị được Dự án đầu tư sẽ thực hiện theo quy định hiện hành bằng vốn đối ứng của địa phương kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng.

6- Đánh giá tác động của đầu tư xây dựng công trình trong Dự án

Việc đánh giá tác động của đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện theo mục tiêu cụ thể nêu tại Khung giám sát đánh giá trong Sổ tay quản lý dự án. Ban QLDATW có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết công tác này.

7- Công tác kiểm tra giám sát thực hiện Dự án

Các công trình xây dựng thuộc Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 chịu sự thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng của Việt Nam và của ADB. Ban QLDATW có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết các quy định của ADB cho các Ban QLDAT nhằm đảm bảo Dự án được thực hiện đúng tiến độ, mục đích và hiệu quả. Ban QLDATW sẽ phối hợp với các Ban QLDAT thực hiện công tác khảo sát, kiểm tra hiện trường và tham gia kiểm tra, giám sát cùng các đoàn công tác của ADB khi có yêu cầu.

Các công tác khác liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng công trình sẽ thực hiện theo quy định hiện hành. Nếu có quy định riêng của nhà tài trợ, Ban QLDATW có trách nhiệm hướng dẫn các Ban QLDAT thực hiện.

8- Quy cách các loại phòng áp dụng trong Dự án

a) Kích thước một số loại phòng (kích thước tim trục)

1. Phòng học quy mô 32 học sinh: (2 x 3,6 m) x 7,2m.

2. Phòng học quy mô 40 học sinh: (2 x 3,9 m) x 7,5m.

3. Phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học quy mô 32 học sinh kể cả phòng chuẩn bị: (4 x 3,6 m) x 7,2m.

4. Phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học quy mô 40 học sinh kể cả phòng chuẩn bị: (4 x 3,9 m) x 7,5m.

5. Phòng thư viện quy mô 32 học sinh: (4 x 3,6 m) x 7,2m.

6. Phòng thư viện quy mô 40 học sinh: (4 x 3,9 m) x 7,5m

7. Phòng ở bán trú học sinh: 3,6m x 6,6m, hành lang trước rộng 2,1m, hành lang sau rộng 1,5m (có thể hoán vị kích thước hành lang nếu phù hợp).

8. Nhà vệ sinh cho học sinh bán trú: ở những trường có điều kiện cấp nước ổn định và đầy đủ có thể bố trí phòng vệ sinh gắn liền từng phòng ở vào khu vực hành lang phía sau theo TCVN 8794:2011. Đối với những trường mà bố trí khu vệ sinh cho học sinh bán trú tách biệt với nhà ở là lựa chọn phù hợp thì số lượng thiết bị tiểu, xí, tắm có thể áp dụng tương đương với trường hợp thiết kế phòng vệ sinh gắn liền phòng ở và đảm bảo riêng biệt cho học sinh nam, nữ.

(Phụ lục đính kèm)

9. Bếp nấu ăn cho học sinh nội trú: được thiết kế phù hợp với cách tổ chức nấu ăn cho học sinh (nhà trường tổ chức nấu ăn tập trung hay học sinh tự nấu) của từng trường cụ thể với định hướng đáp ứng yêu cầu tối thiểu về diện tích, kết cấu, hoàn thiện đơn giản.

b) Các loại cơ sở vật chất áp dụng thiết kế mẫu do Nhà nước ban hành.

1. Phòng ở công vụ giáo viên: áp dụng thiết kế mẫu nhà ở công vụ cho giáo viên sử dụng cho các xã miền núi, vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn thuộc đề án kiên cố hóa trường học, lớp học và nhà ở công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BXD ngày 23/10/2008.

2. Nhà vệ sinh chung: áp dụng thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 4792/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2011, hoặc áp dụng thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở ban hành theo Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT ngày 31/03/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có điều chỉnh phù hợp với yêu cầu tiếp cận và sử dụng của học sinh khuyết tật.

Chi tiết thiết kế áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011, trường trung học, yêu cầu thiết kế. Lựa chọn vật liệu, thiết bị đơn giản nhằm giảm chi phí, tiết kiệm và dễ thay thế trong quá trình vận hành, bảo trì công trình.

Yêu cầu riêng

Căn cứ công văn số 150/KTNN-TH ngày 10/8/2012 của cơ quan Kiểm toán Nhà nước gửi Bộ GD&ĐT, có nội dung yêu cầu Dự án Giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất dừng thi công phần việc bả ma tít đối với các công trình trường học và các công trình phụ trợ nhằm hạn chế chi phí đầu tư không cần thiết. Nội dung này sẽ được tiếp tục thực hiện trong công tác thiết kế và thi công xây dựng công trình trong Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2.

Bộ GD&ĐT trân trọng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban QLDAT triển khai tốt các nội dung của Dự án đã được phê duyệt theo đúng thủ tục, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, phát huy hiệu quả đầu tư của Dự án.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ KHTC;
- Cục CSVC;
- Lưu: VT; DATHCSKKN2.

K.T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo công văn số 2533/BGDĐT-DAGDTHCSKKN2 ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mặt bằng phòng học quy mô 32 học sinh

2. Mặt bằng phòng học quy mô 40 học sinh

3. Mặt bằng phòng học bộ môn Vật lý quy mô 32 học sinh

4. Mặt bằng phòng học bộ môn Vật lý quy mô 40 học sinh

5. Mặt bằng phòng học bộ môn Hóa học quy mô 32 học sinh

6. Mặt bằng phòng học bộ môn Hóa học quy mô 40 học sinh

7. Mặt bằng phòng học bộ môn Sinh học quy mô 32 học sinh

8. Mặt bằng phòng học bộ môn Sinh học quy mô 40 học sinh

9. Mặt bằng phòng Thư viện 32 chỗ

10. Mặt bằng phòng Thư viện 40 chỗ

11. Mặt bằng phòng Bán trú học sinh

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC

QUY MÔ 32 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC

QUY MÔ 40 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ

QUY MÔ 32 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ

QUY MÔ 40 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC

QUY MÔ 32 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC

QUY MÔ 40 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN SINH HỌC

QUY MÔ 32 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN SINH HỌC

QUY MÔ 40 HỌC SINH

 

MẶT BẰNG PHÒNG THƯ VIỆN

QUY MÔ 32 CHỖ

 

MẶT BẰNG PHÒNG THƯ VIỆN

QUY MÔ 40 CHỖ

 

MẶT BẰNG PHÒNG BÁN TRÚ HỌC SINH

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2533/BGDĐT-DATHCSKKN2 năm 2015 triển khai đầu tư xây dựng công trình trong Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 2533/BGDĐT-DATHCSKKN2
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 27/05/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản