Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2476 /QLCL-TTPC
V/v thống kê, rà soát các loại giấy phép, giấy chứng nhận

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế)

Thực hiện văn bản số 8883/BNN-PC ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện hoạt động rà soát các loại giấy phép, giấy chứng nhận; Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thống kê, rà soát các loại giấy phép, giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền quản lý của Cục (có Danh mục kèm theo).

Kính chuyển Vụ Pháp chế, tổng hợp báo cáo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các PCT (để chỉ đạo);
-Các phòng (để biết);
- Lưu: VT, TTPC.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

DANH MỤC

CÁC LOẠI GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA CỤC

Stt

Tên Giấy phép/Giấy chứng nhận

Quy định pháp lý hiện hành

(Nêu rõ Điều khoản điểm, tên văn bản; Sắp xếp theo thứ tự hiệu lực văn bản)

Cơ quan cấp

Đánh giá theo các tiêu chí

(Tính cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý thực hiện theo yêu cầu tại mục 3 của Công văn này)

Đề xuất bãi bỏ; sửa đổi, bổ sung các loại giấy hoặc các văn bản quy định về các loại giấy

(Đề nghị nêu rõ, giải trình rõ lý do vì sao bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung)

I.

Các loại giấy bắt buộc phải có để được sản xuất, kinh doanh

 

 

1.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

- Điều 34, 35, 36, 37 Luật An toàn thực phẩm;

- Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012;

- Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013;

- Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013.

 

- Trung ương: Cục Quản lý CL NLS&TS;

- Địa phương: Cơ quan trực thuộc Sở NN&PTNT theo phân công quản lý của Sở.

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đảm bảo tính pháp lý và là bằng chứng về việc được Cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát về điều kiện bảo đảm ATTP và cơ sở đáp ứng quy định của Việt Nam.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không. Phù hợp với quy định của Luật ATTP và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ.

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng, hợp lý.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Có quy định thời hạn hiệu lực là 3 năm.

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có yêu cầu; yêu cầu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư.

- Đề nghị duy trì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT cho phù hợp với điều kiện thực tế

II

Các loại giấy bắt buộc phải có cấp cho các sản phẩm hàng hóa hoặc các hoạt động cụ thể

1

Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản

- Khoản c, Điều 7; Điều 45 Luật An toàn thực phẩm

- Khoản 1 Điều 19; Khoản 1 Điều 25 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2014 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý Phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đảm bảo tính pháp lý và mức độ chính xác, tin cậy của kết quả kiểm nghiệm ATTP phục vụ QLNN (Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm,…)

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng. Hồ sơ đăng ký cho phòng kiểm nghiệm đa ngành còn chưa hợp lý.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Có quy định thời hạn chỉ định là 3 năm.

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có; yêu cầu Giấy CNĐK kinh doanh/QĐ thành lập; Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động KHCN.

- Đề nghị tiếp tục duy trì cấp Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

- Sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTN ngày 1/8/2014, cụ thể như sau:

+ Sửa đổi lĩnh vực đăng ký trong Đơn đăng ký nêu tại phụ lục I của Thông tư liên tịch do chưa có hướng dẫn cụ thể nên gây khó khăn khi tổ chức/ cá nhân đăng ký không nêu rõ được lĩnh vực thuộc phân công quản lý của từng Bộ.

+ Bổ sung trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định cơ sở kiểm nghiệm đa ngành, đa lĩnh vực do nhiều bộ quản lý.

 

2

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng thư)

- Điều 42 Luật An toàn thực phẩm;

- Điều 15, 16 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012;

- Điều 28, 29, 30, 31, 32 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

Cục Quản lý CL NLS&TS

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đảm bảo tính pháp lý và là bằng chứng xác nhận lô hàng bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời để đáp ứng yêu cầu của một số thị trường nhập khẩu: 28 nước thành viên EU, Nauy, Thụy sĩ, Serbia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên minh Hải quan (LB Nga, Belarus, Kazakhstan), French Polynesie, Đài Loan, Brazil, New Zealand, Papua New Guinea,Ucraina, Macedonia, Indonesia, Argentina.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không. Phù hợp với quy định của Luật ATTP và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ.

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng, hợp lý.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Không (có hiệu lực trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm).

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Không.

 

3

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Điểm đ, khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm;

- Điều 9, 10, 11, 12 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014

- Cục Quản lý CL NLS&TS.

 

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đảm bảo tính pháp lý và là bằng chứng xác nhận về nhận thức của người sản xuất kinh doanh thực phẩm về quy định an toàn thực phẩm.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không. Phù hợp với quy định của Luật ATTP.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ.

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng, hợp lý.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Có (hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp).

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có (đối với doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Không

4

Giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ

- Khoản 1 Điều 42 Luật An toàn thực phẩm;

- Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008;

- Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011.

Cơ quan trực thuộc Sở NN&PTNT theo phân công quản lý của Sở.

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Bảo đảm tính pháp lý và là bằng chứng xác nhận lô nguyên liệu NT2MV được thu hoạch từ vùng đã được giám sát an toàn thực phẩm; phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đồng thời để đáp ứng yêu cầu của một số thị trường nhập khẩu: 28 nước thành viên EU, Nauy, Thụy sĩ, Serbia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên minh Hải quan (LB Nga, Belarus, Kazakhstan), French Polynesie, Đài Loan, Brazil, New Zealand, Papua New Guinea,Ucraina, Macedonia, Indonesia, Argentina.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không. Phù hợp với quy định của Luật ATTP.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ;

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng, hợp lý.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Không.

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Không.

- Đề nghị duy trì Giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;

- Sửa đổi Quyết định 131/2008/QĐ-BNN cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế

5

Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm

- Điều 25, 27 Pháp lệnh Thú y năm 2004;

- Điều 29, 31, 34 Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

- Điều 3, 14, 15 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.

 

Cục Quản lý CL NLS&TS

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đảm bảo tính pháp lý và là bằng chứng về việc được Cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra các chỉ tiêu về dịch bệnh thủy sản; đáp ứng yêu cầu của một số thị trường nhập khẩu như: EU, Hàn Quốc, Trung Quốc.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không. Phù hợp với quy định của Pháp lệnh Thú y và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ.

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng, hợp lý;

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Không.

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có; yêu cầu Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản (đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện hoặc Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu) hoặc Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam (đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES)

- Đề nghị duy trì Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm;

- Sửa đổi pháp lệnh Thú y và Nghị định 33/2005/NĐ-CP cho phù hợp khi xây dựng Luật Thú y

6

Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp (lĩnh vực an toàn thực phẩm)

- Điều 47, 51, 52 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012

Cục Quản lý CL NLS&TS

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đảm bảo tính pháp lý và tính thống nhất, tin cậy của hoạt động chứng nhận phù hợp quy định/quy chuẩn kỹ thuật của các Tổ chức/đơn vị trên cả nước.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không. Phù hợp với quy định của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ.

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ.

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ ràng, hợp lý.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể thời gian giải quyết.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Không.

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có; yêu cầu Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Không

7

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo an toàn thực phẩm

Luật ATTP (Điều 43); Thông tư số 75/2011/TT- BNNPTNT (Điều 5, khoản 1)

Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

a) Tính cần thiết:

- Giấy xác nhận nội quảng cáo nhằm quản lý nội dung quảng cáo đúng với tính chất, tác dụng của sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản .

- Đạt được mục tiêu; chưa có biện pháp khác thay thế giấy này.

b) Tính hợp pháp:

- Được ban hành đúng thẩm quyền, không trái với quy định cấp trên.

c) Tính hợp lý

- Được ban hành theo trình tự thủ tục; tạo điều kiện doanh nghiệp; quy định rõ cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện Thủ tục, thành phần Hồ sơ, số lượng HS, thời gian giải quyết; Thời hạn Giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo thời hạn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

 

III

Các loại giấy không bắt buộc phải có (tự nguyện, khuyến khích)

1

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

- Khoản 1 Điều 42 Luật ATTP;

- Điều 5, 6, 7 Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010

Cục Quản lý CL NLS&TS

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu hoặc chủ hàng

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không: Có xác định rõ;

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Có quy định rõ, phù hợp.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Có quy định cụ thể.

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Có (hiệu lực tối đa 2 năm).

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có; yêu cầu được công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy theo quy định.

Không

IV

Các loại giấy khác

 

 

1

Công nhận/cập nhật danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam (thuộc thẩm quyền của Bộ NNPTNT)

Luật ATTP, Nghị định 38/2012/NĐ-CP; Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT (Điều 21)

Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

a) Tính cần thiết:

- Nhằm quản lý ATTP thực phẩm nông lâm thủy sản (thực vật, động vật trên cạn, thủy sản) nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo quản lý theo suốt quá trình SXKD; phù hợp thông lệ quốc tế.

- Đạt được mục tiêu; chưa có biện pháp khác thay thế biện pháp này.

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Được ban hành đúng thẩm quyền, không trái với quy định cấp trên.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Được ban hành theo trình tự thủ tục; tạo điều kiện các nước/ doanh nghiệp; quy định rõ cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện; Thủ tục, thành phần Hồ sơ, số lượng HS, thời gian giải quyết; Thời hạn được phép phụ thuộc sự tuân thủ của các nước/ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói trên theo quy định của Việt Nam

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNTN cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế

2

Công nhận nước được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam (thuộc thẩm quyền của Bộ NNPTNT)

Luật ATTP, Nghị định 38/2012/NĐ-CP; Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT (Điều 8)

 

2

Danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường

- Khoản 2 Điều 41 Luật ATTP;

- Khoản 1 Điều 21 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

Cục Quản lý CL NLS&TS

a) Tính cần thiết:

- Các loại giấy này được cấp nhằm đạt được mục tiêu gì: Đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu

- Các loại giấy này khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không: Đáp ứng

- Có biện pháp khác để quản lý mà không cần cấp các loại giấy này hay không: Không

b) Tính hợp pháp:

- Các loại giấy này có được ban hành đúng thẩm quyền không: Đúng thẩm quyền.

- Các loại giấy này có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không: Không.

c) Tính hợp lý

- Có gây trở ngại, khó khăn gì cho doanh nghiệp, người dân hay không: Không

- Quy định về trình tự, thủ tục cấp các loại giấy này:

+ Có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức hay không: Có xác định rõ;

+ Có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không? Không (theo quy định của thị trường nhập khẩu hoặc Thỏa thuận với Cơ quan thẩm quyền thị trường nhập khẩu);

+ Có quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không: Không yêu cầu.

+ Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không: Không (theo quy định của thị trường nhập khẩu hoặc Thỏa thuận với Cơ quan thẩm quyền thị trường nhập khẩu).

+ Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không: Không.

+ Có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hay không: Có; yêu cầu Cơ sở được cấp GCN ATTP.

Đề nghị duy trì việc cập nhật danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2476/QLCL-TTPC năm 2014 về thống kê, rà soát các loại giấy phép, giấy chứng nhận do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 2476/QLCL-TTPC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/11/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Nguyễn Như Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/11/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản