Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2462/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 1999 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Ngày 20-4-1999, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 41/1999/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 14/1999/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 1999. Để việc thực hiện thống nhất trong toàn quốc Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Hàng hoá nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định của Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23-3-1999 của Chính phủ:
a) Là mặt hàng có trong Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23-3-1999 của Chính phủ.
b) Là mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam.
c) Là mặt hàng đảm bảo tiêu chuẩn về hàm lượng xuất xứ theo CEPT và có xác nhận xuất xứ hàng hoá từ các nước ASEAN (theo hướng dẫn tại Mục II dưới đây).
d) Hàng được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên ASEAN đến Việt Nam (theo hướng dẫn tại Mục III dưới đây).
2. Danh sách các nước thành viên ASEAN
1. Brunây;
2. Cộng hoà Iđônêsia;
3. Malayxia;
4. Cộng hoà Philippin;
5. Cộng hoà Singgapo;
6. Vương quốc Thái Lan;
7. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;
8. Liên bang Myanma;
9. Vương quốc Campuchia.
II. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ VÀ KIỂM TRA GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
1. Giấy chứng nhận xuất xứ (dưới đây gọi tắt là C/O)
a) Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ các nước ASEAN theo quy định tại phụ lục 1, 3, 5, của quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13-5-1996 và Quyết định số 0878/1998/QĐ-BTM ngày 30-7-1998 của Bộ Thương mại.
b) Các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D của từng nước thành viên theo quy định tại Điểm 2 Mục III Thông tư số 41/1999/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính.
Trường hợp nếu giấy C/O (Mẫu D) đã tuân thủ Điều kiện 1 (a) - Mục II này và do các cơ quan trực thuộc và được uỷ quyền của cơ quan nêu tại Điểm 2 Mục III - Thông tư số 41/1999/TT-BTC cấp nhưng vẫn có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức do các cơ quan có thẩm quyền nêu trên thông báo cho các nước thành viên thì cũng được chấp nhận xét áp dụng thuế suất CEPT-99.
c) Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức do các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điểm 2 Mục III - Thông tư số 41/1999/TT-BTC thông báo cho các nước thành viên.
d) Giấy C/O mẫu D: Gồm có 4 bản, 1 bản chính (bản số 1, mẫu tím nhạt) và 3 bản sao (bản số 2, 3, 4 mầu vàng da cam). Bản chính và bản sao số 3 chủ hàng phải nộp cho cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng.
2. Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ
a) Trường hợp chủ hàng nộp giấy C/O mẫu D, nhưng nếu cơ quan hải quan có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O thì cán bộ hải quan phải kiểm tra lại giấy chứng nhận xuất xứ, đối chiếu kỹ sự phù hợp giữa các tiêu chí trên C/O với các chứng từ liên quan khác đến lô hàng và thực tế kiểm hoá.
Nếu phát hiện giả mạo thì đình chỉ ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ và áp dụng thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi với thuế suất thông thường hiện hành.
b) Nếu biện pháp kiểm tra trực tiếp của cán bộ hải quan chưa đủ cơ sở kết luận tính trung thực và chính xác của giấy C/O thì:
+ Hải quan làm thủ tục nhập khẩu yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu liên quan (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ như khai báo. Thời hạn chấp nhận bổ sung các tài liệu chứng minh xuất xứ không quá 01 (một) năm.
+ Trường hợp hải quan tỉnh, thành phố vẫn thấy còn vướng mắc, vượt quá thẩm quyền giải quết thì báo cáo lên Tổng cục Hải quan (Cục GSQL) để có chỉ đạo, nếu xét thấy cần thiết Tổng cục Hải quan sẽ gửi yêu cầu tới các tổ chức có thẩm quyền cấp giấy C/O của nước xuất khẩu đề nghị xác nhận về việc cấp C/O.
c) Trong khi chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục giải phóng hàng theo quy định và tạm áp dụng mức thuế suất thông thường hiện hành.
Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ ASEAN thì cơ quan hải quan sẽ thoái trả lại cho người nhập khẩu số thuế đã nộp thừa (phần chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu đã thu theo mức thông thường và mức thuế ưu đãi đặc biệt CEPT quy định tại Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ).
Theo điều kiện để xét hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT đã nêu tại Điểm (1.d) - Mục I Công văn này, hàng hoá được coi là gửi thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên ASEAN đến Việt Nam khi được vận chuyển trong các trường hợp quy định tại quy tắc 5 - phụ lục 1 - Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13/5/1996 của Bộ Thương mại.
Trong các trường hợp (b) và (c) tại quy tắc 5 nêu trên thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu phải yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu ưu đãi phải khai báo rõ ràng hành trình vận chuyển, lưu kho, chuyển tải... vào tờ khai hải quan và xuất trình các tài liệu liên quan khác (nếu cần). Nếu phát hiện có gian lận trong chuyển tải để được hưởng ưu đãi thuế quan, vượt quá phạm vi thẩm quyền xử lý của cấp hải quan tỉnh, thành phố phải kịp thời phản ánh về Tổng cục Hải quan để xem xét, thỉ đạo giải quyết.
1. Trường hợp thuế suất đã áp dụng tạm thời cao hơn thuế suất quy định tại Nghị định cố 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ: Cơ quan hải nơi nhập khẩu hàng hoá kiểm tra lại hồ sơ hải quan lô hàng và thoái thu số tiền thuế nhập khẩu chênh lệch theo các nguyên tắc và phương pháp của quy chế hoàn thuế hiện hành.
2. Trường hợp thuế suất đã áp dụng tạm thời thấp hơn thuế suất quy định tại Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ: yêu cầu các Cục hải quan tỉnh, thành phổ kiểm tra tất cả các trường hợp này và thực hiện truy thu đủ số tiền thuế chênh lệch vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Các quy định khác không đề cập trong Công văn này yêu cầu các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/1999/TT-BTC ngày 20/4/1999 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết.
| Nguyễn Văn Cầm (Đã ký)
|
- 1Quyết định 416/TM-ĐB năm 1996 về Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất sứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)" do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 0878/1998/QĐ-BTM về phụ lục bổ sung của Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Nghị định 14/1999/NĐ-CP ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 1999
- 4Thông tư 41/1999/TT/BTC hướng dẫn Nghị định 14/1999/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 1999 do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 203/TCHQ-TXNK năm 2015 vướng mắc khi thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 10973/VPCP-KTTH năm 2016 đính chính Nghị định 126/2016/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 2462/TCHQ-KTTTcủa Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CEPT-1999
- Số hiệu: 2462/TCHQ-KTTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/05/1999
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Văn Cầm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra