BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2394/BTTTT-BC | Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty cổ phần VinaCapital Việt Nam
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được văn bản số 18/2020/CV-VNC ngày 10/6/2020 của Công ty cổ phần VinaCapital Việt Nam (sau đâu viết tắt là Công ty VinaCapital) về việc xin ý kiến hướng dẫn về hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô. Sau khi xem xét và nghiên cứu các nội dung liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị “Công ty chúng tôi được quyền sở hữu và sử dụng các xe tải do doanh nghiệp mình mua để phục vụ cho hoạt động vận chuyển bưu phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo ngành nghề kinh doanh và giấy phép bưu chính hay không?”:
Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (mục 496) nêu rõ: “Các công ty chuyển phát nhanh có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam theo các cam kết của Việt Nam về dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ có quyền sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải đường bộ để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh của mình”.
Tuy nhiên, việc sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải đường bộ (trong đó có ô tô) cũng phải tuân thủ theo các cam kết khác khi gia nhập WTO của Việt Nam, quy định pháp luật về giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật liên quan khác.
2. Về các kiến nghị “Đối với hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô của doanh nghiệp hoạt động bưu chính, chuyển phát có cần phải làm thủ tục dán phù hiệu xe hay xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô hay không?” và “Trường hợp, doanh nghiệp được quyền sở hữu thì điều kiện, thủ tục để đăng ký sở hữu xe theo đúng quy định?”:
Sau khi xem xét, nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông thấy rằng các kiến nghị này của Công ty VinaCapital không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để tháo gỡ vướng mắc của Công ty VinaCapital trong việc sở hữu và vận hành xe ô tô, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tham vấn ý kiến của các cơ quan đơn vị liên quan (Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an) và thông tin cho Công ty được biết.
Bộ Thông tin và Truyền thông phúc đáp để Công ty VinaCapital biết và thực hiện theo quy định của pháp luật./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1740/QĐ-BGTVT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1812/QĐ-BGTVT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực
- 3Công văn 11037/BGTVT-VT năm 2021 phối hợp chỉ đạo triển khai Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 9262/VPCP-CN năm 2021 về dự thảo Nghị định quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1740/QĐ-BGTVT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1812/QĐ-BGTVT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực
- 3Công văn 11037/BGTVT-VT năm 2021 phối hợp chỉ đạo triển khai Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 9262/VPCP-CN năm 2021 về dự thảo Nghị định quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 2394/BTTTT-BC năm 2020 về hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 2394/BTTTT-BC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/06/2020
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Vũ Hồng Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực