Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2367/TCT-CS | Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2014 |
Kính gửi: | - Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh; |
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4176/CT-KT3 ngày 3/6/2014 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh và công văn số 332/ĐKC ngày 12/02/2014 của Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh về chính sách thuế TNDN đối với lĩnh vực xã hội hóa giáo dục. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại tiết a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường quy định đối tượng điều chỉnh của Nghị định: “Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa”.
- Tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP quy định: “Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc: Thời gian hưởng ưu đãi theo các quy định trước đây đã hết thì được hưởng thuế suất 10% kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trường hợp thời gian hưởng ưu đãi theo quy định trước đây vẫn còn thì tiếp tục được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng ưu đãi trước đây. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp này.”.
- Điểm 2.8 Mục I Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế TNDN có hướng dẫn:
“Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Tùy theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
- Doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Tùy theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định”.
- Mục V Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC có hướng dẫn:
“V. THỦ TỤC THỰC HIỆN ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định”.
- Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính về quản lý thuế có hướng dẫn:
“2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa theo các cách sau:
a) Bù trừ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.
….
b) Trừ vào số tiền thuế, tiền phạt phải nộp của lần nộp tiếp theo.
…
c) Hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
…”
- Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế có hướng dẫn:
“2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này”.
Theo các quy định nêu trên và theo báo cáo của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 4176/CT-KT3 ngày 3/6/2014, Tổng cục Thuế đồng ý với ý kiến của Cục thuế TP.HCM nếu tính từ thời điểm Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì năm 2011 là năm cuối cùng Trường được miễn thuế TNDN. Theo đó, năm 2012 là năm đầu tiên chuyển sang tính giảm 50% thuế TNDN đối với hoạt động đào tạo nếu thực tế Trường đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ và Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008. Nếu trong quá trình thực hiện Trường đã kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ quan thuế có trách nhiệm điều chỉnh lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế và đơn vị biết để thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 2Quyết định 1466/QĐ-TTg năm 2008 về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 1327/BTC-TCT năm 2014 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực xã hội hóa giáo dục đào tạo do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 2776/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế đối với xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 2367/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực xã hội hóa giáo dục do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 2367/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/06/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra