Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2342/TCT-PC | Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Gia Lai
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 464/CTGL-QLN ngày 22/3/2022 của Cục Thuế tỉnh Gia Lai về giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Khoản 44 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 quy định về thẩm quyền cưỡng chế và giao quyền cưỡng chế quy định:
“Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
………………
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
………………
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.”
- Khoản 1 Điều 126 Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 quy định về thẩm quyền cưỡng chế: “1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 125 của Luật này.”
- Khoản 1, khoản 3 Điều 31, 32, 34, 36; khoản 1, khoản 5 Điều 35 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng và giao quyền cưỡng chế quyết định hành chính thuế như sau:
“Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật”
“Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác”.
- Khoản 2, 3 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
“2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Căn cứ quy định nêu trên, việc giao quyền cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
- Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thuộc cấp trưởng và cấp trưởng được giao quyền cho cấp phó; việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao; cấp phó được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
- Đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế còn lại (trừ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính) thực hiện theo pháp luật quản lý thuế: Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thuộc cấp trưởng, trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế; cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật; cấp phó không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 5130/TCT-QLN năm 2015 hướng dẫn cưỡng chế quyết định thi hành hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 6334/TCHQ-TXNK năm 2020 về áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 880/TCT-CS năm 2021 về Khiếu kiện quyết định hành chính liên quan đến lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Công văn 5130/TCT-QLN năm 2015 hướng dẫn cưỡng chế quyết định thi hành hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 5Luật Quản lý thuế 2019
- 6Công văn 6334/TCHQ-TXNK năm 2020 về áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 8Công văn 880/TCT-CS năm 2021 về Khiếu kiện quyết định hành chính liên quan đến lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 2342/TCT-PC năm 2022 về giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 2342/TCT-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/07/2022
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phi Vân Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra