Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/TCT-PC | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
Trả lời Công văn số 6384/CTTNG-NVDTPC ngày 23/12/2022 của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên vướng mắc về việc tính tiền chậm nộp khi xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Khoản 1 Điều 136 Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định:
“1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.
- Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định:
“2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
- Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 , 4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này”.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hành vi trốn thuế không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế có hành vi trốn thuế theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã hết thời hiệu xử phạt thì không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào NSNN và tính tiền chậm nộp theo thời hạn quy định.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1972/QĐ-BTC năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng Chương trình thực hiện Đề án Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp theo Quyêt định 623/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2497/QĐ-BTC năm 2017 về phê duyệt Đề án Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 4819/TCT-PC năm 2020 về chuyển lỗ và xử phạt hành vi trốn thuế qua thanh tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 23/TCT-PC năm 2023 về tính tiền chậm nộp do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 23/TCT-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/01/2023
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Thành Xuân Lý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra