Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2297/LĐTBXH-TCDN
V/v thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tổng hợp báo cáo thực hiện Đề án

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2012

 

Kính gửi:

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tổng hợp báo cáo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2012 nêu tại Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 30/01/2012 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) tập trung triển khai những nhiệm vụ, công việc sau đây:

1. Về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đ án

Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian, chương trình và thành phần đoàn kiểm tra, giám sát, Tổ công tác giúp việc của Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ thông báo cụ thể với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án đối với tất cả các huyện và chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã; cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã; đồng thời có văn bản đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương.

2. Về công tác thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn

Năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo triển khai thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn đối với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong các ngày 03 - 04 và 14 - 15 tháng 6 năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tập huấn công tác thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố.

Đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa phương và báo cáo kết quả thanh tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vào tháng 10 năm 2012 để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương, chuẩn bị sơ kết 03 năm thực hiện Đề án.

3. Về công tác tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện Đ án

Đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo), các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện tất cả các hoạt động của Đề án và đánh giá kết quả thực hiện theo chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án của Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để định kỳ báo cáo các cấp có thẩm quyền theo các nội dung và thời gian quy định.

Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm 2012, đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất thực hiện theo các nội dung của đề cương kèm theo và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (qua Tổng cục Dạy nghề) trước ngày 30 tháng 7 năm 2012, đồng thời gửi vào hộp thư điện tử vudntx.tcdn@gmail.com để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ đạo TW (để báo cáo);
- Các đồng chí thành viên BCĐTW (để phối hợp chỉ đạo);
- Ban chỉ đạo Tây Bắc;
- Ban chỉ đạo Tây Nguyên;
- Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Tổ công tác (để thực hiện);
- TCDN, Thanh tra Bộ (để thực hiện);
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

TÌNH TÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH 1956
(Ban hành kèm theo công văn số 2297/LĐTBXH-TCDN ngày 9 tháng 7 năm 2012)

A. CÁC NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Nêu các nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể mà địa phương xác định trong kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong năm 2012.

B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

I. Công tác chỉ đạo điều hành

1. Các đề án, quy hoạch và các văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp tỉnh đã ban hành về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

3. Kết quả tổ chức sơ kết thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ở địa phương.

II. Kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án

1. Kết quả các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Số lượng tin, bài phát trên truyền hình, đài phát thanh địa phương và số lượng tin, bài in trên các báo, tạp chí của địa phương... về Đề án trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Tình hình và kết quả hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ Hội nông dân địa phương (trong 6 tháng đầu năm 2012) và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số lượng lao động nông thôn được tư vấn học nghề và việc làm trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Tình hình và kết quả tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

2.2. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

- Số nghề đào tạo cho lao động nông thôn thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2012 (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo) và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số người có nhu cầu và đã đăng ký học nghề trong 6 tháng đầu năm 2012 (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).

- Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động chất lượng về số lượng lao động, nghề đào tạo, trình độ đào tạo trong năm báo cáo và đến năm 2020 (nếu có).

- Số lượng và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo).

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

1.3. Hoạt động hoàn thiện, nhân rộng các mô hình thí điểm có hiệu quả và xây dựng mô hình mới dạy nghề cho lao động nông thôn

- Tên mô hình, số lượng người được học theo mô hình, số người có việc làm và tình hình mức thu nhập của người học với việc làm sau khi học nghề

- Những vấn đề rút ra từ việc thực hiện các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; mô hình nào có hiệu quả, mô hình nào không hiệu quả; các tiêu chí đánh giá. Các yêu cầu và điều kiện để thực hiện nhân rộng những mô hình có hiệu quả.

1.4. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

- Số lượng trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được thành lập trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo. Số huyện chưa có trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề.

- Số lượng các cơ sở (trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề cấp huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên...) đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

- Đánh giá việc thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề công lập theo lộ trình của Đề án.

1.5. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

- Số lượng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đã được xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số lượng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đã được phê duyệt 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

1.6. Hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

- Số lượng giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn của các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo).

- Số lượng giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số lượng người dạy nghề được bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số lượng người được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

- Số cán bộ chuyên trách theo dõi dạy nghề thuộc Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện được bố trí trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo. Số Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện chưa được bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề.

- Số lượng biên chế cán bộ, giáo viên cơ hữu thuộc trung tâm dạy nghề cấp huyện được bố trí trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo. Số trung tâm dạy nghề chưa được bố trí đủ biên chế cán bộ, giáo viên cơ hữu theo quy định.

1.7. Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

- Số lao động nông thôn được học nghề theo các trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng); theo từng đối tượng trong 6 tháng đầu năm 2012 (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo) và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số lao động nông thôn đã học xong và số người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2012 (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo) và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

- Số lao động nông thôn được hỗ trợ vay vốn để tổ chức sản xuất sau khi học xong trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

1.8. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

- Số đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo, gồm:

+ Số đoàn của Ban chỉ đạo; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; số đoàn của Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

+ Số đoàn của Ban chỉ đạo; các phòng, ban cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp huyện.

+ Số đoàn của cấp xã.

- Kết quả tổ chức sơ kết, đánh giá các hoạt động của Đề án ở địa phương.

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Đề án ở địa phương (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

- Hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn:

+ Số lao động nông thôn sau khi học nghề, đã chuyển sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo;

+ Tỷ lệ lao động làm việc trong từng lĩnh vực (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) đến thời điểm báo cáo;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của lực lượng lao động và trong từng lĩnh vực (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) đến thời điểm báo cáo;

+ Số lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, sau khi học nghề, có việc làm đã thoát nghèo trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo;

+ Số lao động nông thôn sau khi học nghề, có việc làm đã trở thành hộ có thu nhập khá trở lên trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo;

Trong từng nội dung hoạt động, cần nêu rõ kết quả đạt được và chưa được; đánh giá cụ thể nguyên nhân của mặt được, mặt chưa được; trách nhiệm về sự phối hợp trong Ban chỉ đạo, giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đ án.

2. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Số lượng cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã ở địa phương (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

(Chi tiết thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ).

3. Kết quả thực hiện thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Bến Tre

- Tổng số thẻ đã được cấp, phân theo từng loại thẻ trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Số lao động nông thôn đã sử dụng thẻ học nghề, chi tiết theo từng đối tượng; số đã học xong, số đã có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

- Kinh phí sử dụng bằng thẻ để dạy nghề cho lao động nông thôn (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí) trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

(Chi tiết thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

4. Đánh giá việc thực hiện 3 nhóm chính sách, 5 nhóm giải pháp của Đ án

Trong từng nội dung cần làm rõ những mặt được, những mặt chưa được và phân tích cụ thể nguyên nhân của từng mặt được, từng mặt chưa được trong việc thực hiện từ chính sách, từng giải pháp của Đề án.

III. Kết quả thực hiện các nội dung của Đề án theo tiêu chí giám sát, đánh giá (thống kê theo tiêu chí giám sát đánh giá được ban hành kèm theo Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương và Xã hội)

C. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2012


PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO; NHU CẦU HỌC NGHỀ VÀ KẾT QUẢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Số TT

Danh mục các nghề đã đào tạo cho lao động nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt (Ghi chi tiết tên từng nghề đào tạo)

Thời gian thực học trong Chương trình dạy nghề (ngày)

Mức chi phí đào tạo đối với 1 người/ khóa học đã được phê duyệt (ngàn đồng)

Số người có nhu cầu đăng ký học nghề (1)

(người)

Số người có nhu cầu đăng ký hoc nghề (người)

Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau học nghề (2)

Tổng số người học nghề, trong đó (3)

Số người học xong (người)

Số người có việc làm

Số lớp dạy nghề (lớp)

Nam

Nữ

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Được DN /đơn vị tuyển dụng (4)

Được DN/ đơn vị bao tiêu sản phẩm

Tự tạo việc làm

Thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, HTX, DN

I

Nghề phi nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Nghề Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1): Thống kê số LĐNT có nhu cầu và đăng ký học nghề trong năm 2012.

(2): Thống kê kết quả dạy nghề và việc làm trong 6 tháng đầu năm 2012.

(3) - Đối tượng 1: LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

- Đối tượng 2: LĐNT thuộc hộ cận nghèo.

- Đối tượng LĐNT khác.

(4) LĐNT được doanh nghiệp/đơn vị tuyển dụng, ký hợp đồng lao động hoặc tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CƠ SỞ THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN; KẾT QUẢ ĐÀO TẠO; SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN, NGƯỜI DẠY NGHỀ

TT

Tên cơ sở đã tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trong 6 tháng đầu năm 2012

(ghi cụ thể tên từng cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn)

Tên nghề đào tạo cho LĐNT theo từng cơ sở thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2012

(ghi cụ thể tên từng nghề đào tạo)

Số LĐNT học nghề, trong đó

Số giáo viên/người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

Nam

Nữ

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tổng số

Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề/kỹ năng dạy học

Nam

Nữ

I

Cơ sở dạy nghề (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cơ sở giáo dục đào tạo (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Cơ sở khác (3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1): Cơ sở dạy nghề gồm các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

(2): Cơ sở giáo dục đào tạo gồm các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp tổng hợp, trung tâm học tập cộng đồng.

(3): Cơ sở khác gồm: viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, lâm trường, HTX, tổ hợp tác, trung tâm khuyến công, trung tâm khuyến nông, lâm ngư nghiệp....

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TT

Nội dung

Kế hoạch năm 2012

Kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2012

Tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo

Tổng số

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Nguồn khác

Tổng số

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Nguồn khác

I

Dạy nghề cho lao động nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đầu tư xây dựng cơ bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Mua sm thiết bị dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Chi phí đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Chi phí hỗ trợ tiền ăn, đi lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giám sát, đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2297/LĐTBXH-TCDN thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tổng hợp báo cáo thực hiện Đề án do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 2297/LĐTBXH-TCDN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 09/07/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản