Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2286/BNN-TL | Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2023 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi năm 2022 của 47/63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Theo số liệu báo cáo, từ năm 2018 đến hết năm 2022 đã phát hiện 56.978 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó năm 2022 phát sinh 5.388 vụ. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà ở, công trình, quản lý an toàn đập, hồ chứa, gây cản trở dòng chảy, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi. Kết quả xử lý vi phạm đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ các vụ vi phạm đã được xử lý chưa cao: số vụ vi phạm đã được xử lý năm 2022 là 2.714 vụ (đạt 50,4%). Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, nhiều công trình thủy lợi chưa được cắm mốc chỉ giới bảo vệ, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi đặc biệt trong mùa mưa lũ 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Tổ chức phê duyệt phạm vi vùng phụ cận và phương án bảo vệ, cắm mốc bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn (đối với các tỉnh chưa triển khai).
2. Chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và Công ty Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn được giao phụ trách. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác giải tỏa, xử lý triệt để hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Tăng cường giám sát, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy định.
4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi xả vào công trình thủy lợi.
5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm công trình thủy lợi về: hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tăng cường phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh, thành phố trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định của giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi. Có ý kiến về hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn. Công khai tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
6. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng đất, xả nước thải trái quy định trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2370/TCTL-PCTTr về báo cáo tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi năm 2020 do Tổng cục Thủy lợi ban hành
- 2Công văn 953/BNN-TL năm 2023 về tổ chức triển khai định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 28/QĐ-CTL-VP năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước do Cục trưởng Cục Thủy lợi ban hành
- 4Công văn 2271/BNN-TL năm 2024 tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Công văn 2370/TCTL-PCTTr về báo cáo tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi năm 2020 do Tổng cục Thủy lợi ban hành
- 2Công văn 953/BNN-TL năm 2023 về tổ chức triển khai định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 28/QĐ-CTL-VP năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước do Cục trưởng Cục Thủy lợi ban hành
- 4Công văn 2271/BNN-TL năm 2024 tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 2286/BNN-TL năm 2023 về xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2286/BNN-TL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/04/2023
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra