Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2263/BHXH-PT | Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2014 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã
Thực hiện công văn số 2717/BHXH-CSYT ngày 25/7/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện BHYT cho các đối tượng quy định tại Điểm c và d Khoản 2 Điều 51 Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là BHXH huyện) thực hiện thống nhất như sau:
1. Đối tượng tham gia
1.1. Thân nhân của người lao động (NLĐ), gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp và người khác mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
1.2. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp; xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
2. Mức đóng và phương thức đóng
2.1. Đối với thân nhân NLĐ
- Mức đóng bằng 3% mức lương cơ sở;
- Do NLĐ đóng cho thân nhân của mình thông qua đơn vị SDLĐ;
- Đóng 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần, riêng năm 2014 thu từ khi đăng ký tham gia đến 31/12/2014;
- Được giảm mức đóng BHYT khi có từ hai thân nhân trở lên tham gia BHYT.
2.2. Đối với đối tượng tại Điểm 1.2 nêu trên
- Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Đóng tại Đại lý thu hoặc BHXH huyện;
- Đóng 6 tháng hoặc 1 năm/ 1 lần;
3. Phương thức xác định giảm mức đóng BHYT
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở và 3% mức lương cơ sở đối với thân nhân NLĐ;
- Người thứ hai đóng bằng 90% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ ba đóng bằng 80% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ tư đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Đối với đối tượng tại Điểm 1.2 nêu trên việc giảm trừ mức đóng được thực hiện khi cả hộ cùng tham gia và sau khi đã trừ những người tham gia theo đối tượng bắt buộc khác; trường hợp hộ gia đình đã có người tham gia BHYT tự nguyện mà khi những người còn lại tham gia sẽ được giảm trừ mức đóng sau khi những người trên tham gia BHYT tự nguyện hết hạn thẻ và tiếp tục tham gia theo đối tượng hộ gia đình cũng được giảm mức đóng theo hướng dẫn này;
Ví dụ 1: Gia đình bà Trần Thị A có 07 người sống chung cùng hộ khẩu, trong đó: có 04 người đã tham gia BHYT bắt buộc, còn lại 03 người tham gia BHYT theo hộ gia đình làm nông nghiệp mã GD => tính mức giảm trừ từ người thứ nhất đến người thứ ba: 100%, 90%, 80%.
Ví dụ 2: Gia đình bà Trần Thị B có 06 người sống chung cùng hộ khẩu, trong đó: có 02 người đã tham gia BHYT bắt buộc, còn lại 04 người nhưng chỉ có 03 tham gia BHYT theo hộ gia đình làm nông nghiệp mã GD => không được giảm trừ.
Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C đang làm việc tại đơn vị X, đăng ký tham gia BHYT cho 03 thân nhân là chồng và bố, mẹ chồng (cùng sống chung hộ khẩu) => tính giảm trừ mức đóng từ người thứ nhất đến người thứ ba: 100%, 90%, 80%.
Ví dụ 4: Gia đình bà Trần Thị D có 06 người sống chung cùng hộ khẩu, trong đó: có 02 người đã tham gia BHYT bắt buộc, còn lại 04 người, có 02 tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, nay 02 người tham gia theo hộ gia đình làm nông nghiệp mã GD => tính giảm trừ người thứ nhất đến người thứ hai: 100%, 90%, còn 02 người đã tham gia BHYT tự nguyện nhân dân đến khi hết hạn thẻ tiếp tục tham gia BHYT theo hộ gia đình làm nông nghiệp mã GD, được giảm trừ như người thứ ba và thứ tư 80%, 70%.
4. Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT và đăng ký KCB ban đầu
- Thẻ có giá trị sử dụng 6 tháng hoặc 12 tháng tương ứng với số tiền đóng;
- Thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng;
- Được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở tuyến huyện và tương đương trở xuống (ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH) gần nơi cư trú, làm việc hoặc học tập.
Lưu ý: Trường hợp tham gia theo hộ gia đình nhưng chỉ có 1 người (cô đơn hoặc những người khác trong hộ đã tham gia BHYT) thì cũng được cấp thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng.
5.1. Đối với thân nhân NLĐ
- Người lao động chịu trách nhiệm:
+ Kê khai danh sách thân nhân qua tờ khai tham gia BHYT (Mẫu A03-TS) bổ sung thêm tiêu chí số (14) nghề nghiệp để có cơ sở xác định nghề nghiệp của người tham gia BHYT;
+ Cung cấp bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú gửi người sử dụng lao động để đăng ký tham gia BHYT;
+ Đóng tiền mua BHYT cho thân nhân NLĐ 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần.
- Người sử dụng lao động:
+ Xác nhận đối với các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính và quan hệ của người phụ thuộc người lao động;
+ Lập 02 bản danh sách người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS), danh sách kèm theo tờ khai tham gia BHYT (mẫu A03-TS) và bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú gửi cơ quan BHXH;
+ Đóng tiền cho cơ quan BHXH trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ cho thân nhân NLĐ.
5.2. Đối với đối tượng Điểm 1.2 nêu trên
- Người tham gia BHYT kê khai và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai theo mẫu A03- TS;
- Đại lý lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03- TS), ghi nghề nghiệp của người tham gia vào cột ghi chú. Trường hợp người trong cùng hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có người cùng hộ gia đình tham gia BHYT thì ghi vào phụ lục: “Người cùng tham gia BHYT”.
Trên đây là hướng dẫn thực hiện BHYT đối với các đối tượng quy định tại Điểm c và d Khoản 2 Điều 51 Luật Bảo hiểm y tế. Đề nghị Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã triển khai tới các đơn vị sử dụng lao động và Đại lý thu trên địa bàn thực hiện theo đúng hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ảnh về BHXH thành phố (qua Phòng Thu) để hướng dẫn giải quyết./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Thông báo 3653/TB-BHXH thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động năm 2011 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Thông báo 5195/TB-BHXH thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động năm 2012 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 2055/BHXH-THU năm 2013 giải quyết đóng trước tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để chốt sổ cho người lao động nghỉ việc do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 2262/BHXH-PT năm 2014 hướng dẫn thu bảo hiểm y tế cho thân nhân người lao động do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 3444/BHXH-PT-CST năm 2014 hướng dẫn tạm thời thực hiện bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp từ ngày 01/01/2015 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Thông báo 3653/TB-BHXH thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động năm 2011 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Thông báo 5195/TB-BHXH thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động năm 2012 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 2055/BHXH-THU năm 2013 giải quyết đóng trước tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để chốt sổ cho người lao động nghỉ việc do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 2717/BHXH-CSYT năm 2014 thực hiện Bảo hiểm Y tế cho đối tượng quy định tại Điểm c và d Khoản 2 Điều 51 Luật Bảo hiểm Y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Công văn 2262/BHXH-PT năm 2014 hướng dẫn thu bảo hiểm y tế cho thân nhân người lao động do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 3444/BHXH-PT-CST năm 2014 hướng dẫn tạm thời thực hiện bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp từ ngày 01/01/2015 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 2263/BHXH-PT năm 2014 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại Điểm c và d Khoản 2 Điều 51 Luật Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 2263/BHXH-PT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/08/2014
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
- Người ký: Huỳnh Thị Mai Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra