Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2187/HQHCM-TXNK | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty TNHH Thiết bị Y khoa.
(Đ/c: số 39A Đất Thánh, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 0807-2020/CVYK-HQ ngày 08/7/2020 về việc hướng dẫn mã số hàng hóa và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng theo khai báo: Phụ kiện kim tiêm tĩnh mạch (nút chặn, khóa 3 ngã và khóa 3 ngã có dây) thuộc tờ khai số 103395239620/A11 ngày 01/7/2020 làm thủ tục tại Chi cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn Khu vực 1, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
1. Về mã số hàng hóa:
Căn cứ Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”;
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ: “Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”;
Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 09/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ quy tắc 2(a) thuộc 6 quy tắc tổng quát ban hành kèm Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam:
Căn cứ nội dung Chương 90: “Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng.”
Căn cứ nội dung Chú giải Chương 90:
“...2, Theo Chú giải 1 ở trên, các bộ phận và phụ kiện cho các máy, thiết bị, dụng cụ hoặc các mặt hàng của Chương này được phân loại theo các nguyên tắc sau:
(a) Các bộ phận và phụ kiện là hàng hóa thuộc nhóm bất kỳ trong Chương này hoặc Chương 84, 85 hoặc 91 (trừ các nhóm 84.87, 85.48 hoặc 90.33) trong mọi trường hợp được phân loại vào các nhóm riêng của chúng;
(b) Các bộ phận và phụ kiện khác, nếu chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho một loại máy, thiết bị hoặc dụng cụ riêng biệt, hoặc với một số loại máy, thiết bị hoặc dụng cụ trong cùng một nhóm (kể cả máy, thiết bị hoặc dụng cụ của nhóm 90.10, 90.13 hoặc 90.31) được phân loại theo máy, thiết bị hoặc dụng cụ cùng loại đó;
(c) Tất cả các bộ phận và phụ kiện khác được phân loại trong nhóm 90.33 .. ”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết tổng quát HS 2017 Chương 90: “Chương này bao gồm các loại dụng cụ và thiết bị, theo nguyên tắc, được đặc trưng bởi mức độ hoàn thiện và chính xác cao. Hầu hết chúng được sử dụng chủ yếu cho mục đích khoa học (nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, phân tích, thiên văn học...), cho công nghiệp hoặc kỹ thuật chuyên ngành (đo lường hoặc kiểm tra, quan sát...) hoặc cho các mục đích y học”.
Căn cứ nội dung nhóm 90.18: “Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đề nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 90.18:
“...Nhóm này gồm:
(A) Những dụng cụ có thể được sử dụng dưới cùng tên gọi cho một số mục đích, ví dụ:
(1) Kim (needles) (sử dụng cho khâu vết mổ, nối vết thương, tiêm chủng, lấy máu, tiêm dưới da, v.v...).
(2) Lưỡi (mũi) trích (để tiêm chủng, trích máu, v.v...).
(3) Dùi chọc (để chích hút)(lấy mật, nhiều mục đích, v.v...).
(4) Dao mổ và dao phẫu thuật các loại.
(5) Ống (dây) thông (tuyến tiền tiệt, bọng đái, niệu đạo
(6) Banh (soi mũi, miệng, thanh quản, âm đạo, trực tràng, v.v...).
(7) Gương và gương phản xạ (để khám mắt, thanh quản, tai, v.v...).
(8) Kéo, kẹp, kim nhổ răng, dao cắt đục máng, chùy, búa, cưa, dao, thìa nạo, dao phết.
(9) Ống thông dò, ống thông đường tiểu, ống hút v.v.. (Cannulae, catheters...”
Mặt hàng kim luồn tĩnh mạch được hiểu là một loại ống thông bằng nhựa mềm, được đâm vào tĩnh mạch bởi sự hỗ trợ của phần kim bằng kim loại (phần kim này được rút bỏ sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa ống nhựa mềm vào tĩnh mạch), phần ống thông bằng nhựa mềm có chức năng dẫn truyền dịch/nước/thuốc vào cơ thể; sản phẩm còn có các chi tiết phụ trợ khác như các phần nhựa bọc, van, nắp chụp, nút chặn...
Căn cứ theo các nội dung hướng dẫn phân loại nêu trên, căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật, hình ảnh, mẫu hàng hóa, các mặt hàng nhập khẩu gồm: Kim luồn mạch máu (I.V Cannula with injection port & wing), phụ kiện của kim tiêm tĩnh mạch : nút chặn (Heparin Cap), khóa 3 ngã (3- way stopcock); khóa 3 ngã có dây (3- way stop cock with extention line) được phân loại như sau:
i) Trường hợp các mặt hàng phụ kiện của kim tiêm tĩnh mạch theo khai báo gồm: Kim luồn mạch máu (I.V Cannula with injection port &wing), nút chặn (Heparin Cap), khóa 3 ngã (3- way stopcock); khóa 3 ngã có dây (3- way stop cock with extention line) dùng để gắn vào kim luồn để tiêm thuốc, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời, được nhập khẩu đồng bộ, đáp ứng đúng quy định tại Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 để lắp ráp thanh dụng cụ kim tiêm tĩnh mạch (Kim luồn mạch máu) hoàn chỉnh thì phù hợp phân loại thuộc nhóm 90.18, mã số 9018.39.90 theo quy tắc 2a;
ii) Trường hợp các mặt hàng phụ kiện của kim tiêm tĩnh mạch theo khai báo nhập khẩu không đồng bộ, nhập rời hoặc nhập thừa về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện một mặt hàng (thường dùng để thay thế, sửa chữa..) thì phân loại theo mã số riêng của từng bộ phận theo quy định về phân loại hàng hóa như sau:
Mặt hàng khóa 3 ngã (3- way stop cock) có cấu tạo đặc trưng của van, cơ chế hoạt động như một van 3 cửa (three - way valve), thiết kế dùng để điều chỉnh dòng chảy bằng cách mở hoặc đóng khe hở (tham khảo chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 84.81 thì van (cocks, valves) được xếp vào nhóm này ngay cả khi được chuyên môn hóa để dùng trong những mảy hoặc thiết bị riêng biệt...), phù hợp phân loại thuộc nhóm 84.81 theo nội dung chú giải 2a Chương 90 nêu trên;
Mặt hàng khóa 3 ngã có dây (extention tube with 3- way stop cock) có cấu tạo gồm một ống nhựa mềm dài 10cm, nối với một khóa 3 ngã dùng để luồn vào trong lòng tĩnh mạch nhằm đưa thuốc, dịch...vào cơ thể người một cách nhanh chóng, giúp hấp thu và phát huy hiệu quả tác dụng điều trị, phù hợp phân loại thuộc nhóm 90.18, mã số 9018.39.90 theo nội dung chú giải 2b Chương 90;
Mặt hàng nút chặn (Heparin Cap, yellow stopper) bằng nhựa có công dụng làm nút chặn, ngăn cản máu trào ra ngoài công ông thông của kim luôn tĩnh mạch, ngoài ra còn dùng làm nút chặn các đầu dây truyền dịch, phù hợp phân loại thuộc nhóm 90.18, mã số 9018.39,90 theo nội dung chú giải 2b Chương 90;
Đề nghị Quý doanh nghiệp nghiên cứu các quy định về phân loại hàng hóa nêu trên, căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin liên quan đến hàng hóa thực tế nhập khẩu để phân loại, áp mã số phù hợp.
2. Về Thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10 của Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế. Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc- xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chì dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế. ”
Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam quy định:
“5. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này.”
Đề nghị Quý doanh nghiệp thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 nêu trên.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để Quý doanh nghiệp được biết./.
| TL. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 6891/CT-TTHT năm 2015 về thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu bán lại trong nước do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 10051/CT-TTHT năm 2017 về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu nộp thừa do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 3299/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn chính sách thuế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu là thép không gỉ từ Singapore do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 2251/HQHCM-TXNK năm 2020 về quản lý chuyên ngành, thuế giá trị gia tăng và phân loại mặt hàng Tea Seed Meal (Bột bã trà) do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 2826/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn chứng từ phải nộp để không chịu thuế giá trị gia tăng của "Bộ phận trao đổi nhiệt (tấm giấy làm mát)" do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 1488/HQHCM-TXNK năm 2020 về thuế suất giá trị gia tăng đối với nhiệt kế hồng ngoại do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Hải quan 2014
- 3Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 5Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 6891/CT-TTHT năm 2015 về thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu bán lại trong nước do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 10051/CT-TTHT năm 2017 về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu nộp thừa do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Thông tư 09/2019/TT-BTC sửa đổi Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 3299/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn chính sách thuế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu là thép không gỉ từ Singapore do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Công văn 2251/HQHCM-TXNK năm 2020 về quản lý chuyên ngành, thuế giá trị gia tăng và phân loại mặt hàng Tea Seed Meal (Bột bã trà) do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Công văn 2826/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn chứng từ phải nộp để không chịu thuế giá trị gia tăng của "Bộ phận trao đổi nhiệt (tấm giấy làm mát)" do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Công văn 1488/HQHCM-TXNK năm 2020 về thuế suất giá trị gia tăng đối với nhiệt kế hồng ngoại do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 2187/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn phân loại và thuế giá trị gia tăng mặt hàng phụ kiện kim luồn tĩnh mạch do Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 2187/HQHCM-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/08/2020
- Nơi ban hành: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Quốc Toản
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra