Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2177/TĐC-ĐL | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: | - Viện Đo lường Việt Nam; |
Ngày 23/9/2013, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (gọi tắt là Thông tư 23). Thông tư 23 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục), tại địa chỉ: http://www.tcvn.gov.vn, chuyên mục “quản lý đo lường” và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2013. Để thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư 23, Tổng cục hướng dẫn chi tiết thêm đối với một số nội dung như sau:
1. Về hoạt động sản xuất phương tiện đo, tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư 23 quy định “Cơ sở sản xuất phương tiện đo là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc các hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo, lắp ráp, cải tiến, cải tạo phương tiện đo tại Việt Nam”. Đây là nội dung khác với quy định trước đây về sản xuất phương tiện đo (tại Điều 20 của Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Đo lường).
2. “Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo” tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư 23 (gọi tắt là Danh mục mới) có một số nội dung khác với Danh mục phương tiện đo phải kiểm định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Danh mục cũ) như sau:
- Bổ sung mới 13 loại phương tiện đo gồm: Cân treo móc cẩu; Đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử; Đồng hồ khí công nghiệp; Xi téc đường sắt; Phương tiện đo mức xăng dầu tự động; Nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại đo tai; Phương tiện đo hàm lượng tổng bụi trong không khí; Phương tiện đo nồng độ SO2, CO2, CO, NOx trong không khí; Phương tiện đo pH, nồng độ oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ đục của nước, tổng chất rắn hòa tan trong nước; Phương tiện đo độ rung động; Phương tiện đo độ rọi; Phương tiện đo kính mắt;
- Tách 07 loại phương tiện đo đã quy định trong Danh mục cũ thành 15 loại như sau:
+ “Cân phân tích, cân kỹ thuật” tách thành: Cân phân tích và Cân kỹ thuật;
+ “Quả cân” tách thành: Quả cân cấp chính xác đến F1; Quả cân cấp chính xác E2;
+ “Áp kế” tách thành: Áp kế lò xo; Áp kế điện tử;
+ “Huyết áp kế” tách thành: Huyết áp kế lò xo; Huyết áp kế thủy ngân;
+ “Nhiệt kế” tách thành: Nhiệt kế thủy tinh-chất lỏng; Nhiệt kế thủy tinh-rượu có cơ cấu cực tiểu; Nhiệt kế kiểu thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại;
+ “Nhiệt kế y học” tách thành: Nhiệt kế y học thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại; Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại;
+ “Công tơ điện” tách thành: Công tơ điện xoay chiều 1 pha; Công tơ điện xoay chiều 3 pha;
- Không quy định mục đích sử dụng, phạm vi áp dụng trong Danh mục mới (nội dung này đã quy định tại Luật Đo lường).
3. Quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư 23 “Mẫu phải có cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng;.” được thực hiện tương tự như các ví dụ sau đây:
Ví dụ 1:
Cột đo xăng dầu có vị trí để niêm phong cơ cấu điều chỉnh sai số trên bầu lường, IC chứa chương trình điều khiển, vận hành các chức năng của cột đo xăng dầu,..
Taximet có vị trí để niêm phong đường dây dẫn tín hiệu đo, cổng kết nối ngoại vi (máy in, thiết bị giám sát hành trình,..), bộ phận cài đặt đơn giá cước,...
Ví dụ 2:
Đối với phương tiện đo được điều khiển, vận hành các chức năng theo chương trình (chương trình cài đặt trong IC hoặc trên máy tính), chương trình không được có tính năng thay đổi đặc tính phạm vi đo, giá trị độ chia, cấp chính xác,... trong quá trình sử dụng.
4. Quy định tại Khoản 4 Điều 6 “Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo được phê duyệt mẫu phải có biện pháp bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt” được thực hiện như sau:
a) Đối với cơ sở sản xuất
a.1) Xây dựng và thực hiện biện pháp kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật đo lường và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trong sản xuất bao gồm:
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn; hồ sơ quản lý hồ sơ phê duyệt mẫu được lưu giữ;
- Hồ sơ kiểm soát việc ghi nhãn; thể hiện ký hiệu phê duyệt mẫu; quản lý tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và các tài liệu khác đi kèm phương tiện đo;
- Biện pháp duy trì, bảo đảm các điều kiện (môi trường, mặt bằng, các yếu tố tác động khác) trong sản xuất phương tiện đo;
a.2) Xây dựng và duy trì biện pháp kiểm soát quá trình sản xuất liên quan đến việc tạo thành và duy trì, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phương tiện đo bao gồm:
- Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của phương tiện đo (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện đo);
- Kiểm soát toàn bộ hoặc một trong các giai đoạn của quá trình sản xuất (từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành phương tiện đo, bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển);
- Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu (theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng, việc sử dụng nguyên liệu bị cấm, nguyên vật liệu có khả năng gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường);
- Kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
- Kiểm soát hồ sơ năng lực của công nhân và cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu;
- Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
b) Đối với cơ sở nhập khẩu phương tiện đo
b.1) Xây dựng và thực hiện biện pháp kiểm soát các yêu cầu kỹ thuật đo lường của phương tiện đo nhập khẩu bao gồm:
- Xây dựng và duy trì quy định về việc lựa chọn mẫu phương tiện đo, lựa chọn nhà sản xuất nước ngoài; hồ sơ quản lý hồ sơ phê duyệt mẫu được lưu giữ;
- Hồ sơ thể hiện ký hiệu phê duyệt mẫu; quản lý tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và các tài liệu khác đi kèm phương tiện đo;
b.2) Xây dựng và duy trì biện pháp kiểm soát hồ sơ hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất của nhà sản xuất nước ngoài liên quan đến việc bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phương tiện đo;
5. Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 của Thông tư 23 “Phương tiện đo nhập khẩu có giấy chứng nhận phù hợp của tổ chức đo lường quốc tế hoặc có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo lường có thẩm quyền của nước ngoài và được sự thừa nhận của Tổng cục đối với kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo đó;” được thực hiện tương tự như các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Công ty A nhập cân điện tử có giấy chứng nhận phù hợp của OIML (OIML Certificate of Comformity) và có kết quả thử nghiệm kèm theo. Tuy nhiên, sau khi xem xét, Tổng cục không thừa nhận kết quả thử nghiệm này. Như vậy, mẫu cân điện tử của Công ty A không đủ điều kiện để được miễn thử nghiệm.
Công ty B nhập cân điện tử có chứng chỉ phê duyệt mẫu của CHLB Đức và có kết quả thử nghiệm kèm theo. Sau khi xem xét, Tổng cục thừa nhận kết quả thử nghiệm này. Như vậy, mẫu cân điện tử của Công ty B đủ điều kiện để miễn thử nghiệm.
6. Quy định về đánh giá mẫu tại Điều 11 của Thông tư 23 là nội dung hoàn toàn mới so với các quy định về phê duyệt mẫu đã ban hành trước đây.
Trong đó, việc đánh giá chủ yếu dựa vào kiểm tra hồ sơ, tài liệu do cơ sở sản xuất, nhập khẩu cung cấp. Trường hợp kiểm tra hồ sơ, tài liệu không đủ căn cứ để kết luận và phải kiểm tra thực tế tại cơ sở thì việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở thực hiện theo nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá quy định tại Điều 11 của Thông tư 23 và nội dung tương ứng tại mục 3 và mục 4 của Công văn này.
Tổng cục hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Thông tư 23 để thống nhất thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Tổng cục để nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện cho phù hợp./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1694/TĐC-ĐL năm 2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 2Công văn 2421/TĐC-HCHQ năm 2017 về hướng dẫn thực hiện Thông tư 07/2017/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 3Công văn 1968/TĐC-ĐL năm 2013 hướng dẫn thực hiện nội dung của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 1Nghị định 06/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đo lường
- 2Quyết định 13/2007/QĐ-BKHCN ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Luật đo lường 2011
- 4Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Công văn 1694/TĐC-ĐL năm 2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 6Công văn 2421/TĐC-HCHQ năm 2017 về hướng dẫn thực hiện Thông tư 07/2017/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 7Công văn 1968/TĐC-ĐL năm 2013 hướng dẫn thực hiện nội dung của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
Công văn 2177/TĐC-ĐL năm 2013 hướng dẫn thực hiện nội dung của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- Số hiệu: 2177/TĐC-ĐL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/12/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
- Người ký: Trần Văn Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra