Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2156/NHNN-TT | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2018 |
Kính gửi: | - Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; |
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP); căn cứ Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 32/2016/TT-NHNN và Thông tư số 02/2018/TT-NHNN); căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 20/2016/TT-NHNN và Thông tư số 30/2016/TT-NHNN) và các quy định pháp luật liên quan;
Để tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT thực hiện ngay một số nội dung sau:
1. Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ TGTT đảm bảo an toàn, phù hợp quy định pháp luật.
- Rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán; có biện pháp kiểm tra, giám sát, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục; xử lý theo quy định đối với các trường hợp phát hiện mạo danh, sử dụng giấy tờ giả khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
- Kiểm tra, rà soát việc hợp tác, kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT theo đúng quy định của pháp luật về TGTT; chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ TGTT với các tổ chức được NHNN cấp phép.
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, cụ thể:
+ Kiểm tra, rà soát, nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng theo đúng quy định của pháp luật để phát hiện, xử lý các trường hợp mạo danh, sử dụng giấy tờ giả để mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
+ Kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng (tư cách pháp nhân, hàng hóa, dịch vụ cung ứng...) đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán, dịch vụ TGTT (sau đây gọi là ĐVCNTT); rà soát các tiêu chí lựa chọn, ký kết hợp đồng với ĐVCNTT; đánh giá, phân loại các ĐVCNTT theo mức độ rủi ro và cân nhắc áp dụng hạn mức thanh toán tương ứng.
+ Kiểm tra, rà soát giao dịch thanh toán của các ĐVCNTT để phát hiện các giao dịch đáng ngờ, đặc biệt là các ĐVCNTT giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với thu nhập, hoạt động kinh doanh của đơn vị; xem xét chứng từ, cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch đáng ngờ để xác định mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo của các cơ quan chức năng; có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng dịch và thanh toán cho các hoạt động phạm pháp, rửa tiền; xem xét việc chấm dứt hợp đồng với các ĐVCNTT có các hoạt động vi phạm pháp luật và thông báo, chia sẻ thông tin với Hiệp hội ngân hàng.
- Trong hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác ký kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNTT cần xác định trách nhiệm cụ thể của các bên; quy định rõ việc tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của dịch vụ TGTT cung, ứng, ĐVCNTT phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Chủ động báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.
2. Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT phải tuân thủ quy định của pháp luật; chỉ thực hiện cung ứng các dịch vụ TGTT được ghi trong Giấy phép do NHNN cấp theo đúng phạm vi, đối tượng, bản chất dịch vụ. Riêng đối với dịch vụ Ví điện tử, việc nạp tiền vào Ví điện tử, rút tiền ra khỏi Ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng theo đúng quy định; không được thực hiện nạp tiền trực tiếp vào Ví điện tử của khách hàng thông qua thẻ tín dụng, các loại thẻ viễn thông...; thực hiện xác thực khách hàng (KYC) chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định; không thực hiện, không cho phép các ĐVCNTT thực hiện hoạt động nhận chuyển tiền và chi trả tiền mặt thông qua dịch vụ ví điện tử không đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của NHNN về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT.
- Trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với ĐVCNTT cần xác định trách nhiệm cụ thể của các bên, trong đó ĐVCNTT phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện hoạt động nhận chuyển tiền và chi trả tiền mặt thông qua dịch vụ ví điện tử, không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, cụ thể:
+ Kiểm tra, rà soát và phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin ĐVCNTT (tư cách pháp nhân, hàng hóa, dịch vụ cung ứng...), chỉ hợp tác với ĐVCNTT cung ứng hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rà soát các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển ĐVCNTT; đánh giá, phân loại các ĐVCNTT theo mức độ rủi ro.
+ Kiểm tra, rà soát giao dịch thanh toán của các ĐVCNTT để phát hiện các giao dịch đáng ngờ, đặc biệt là các ĐVCNTT giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với thu nhập, hoạt động kinh doanh của đơn vị; có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ TGTT cho các hoạt động phạm pháp, rửa tiền; xem xét việc chấm dứt hợp đồng với các ĐVCNTT có các hoạt động vi phạm pháp luật.
- Tổ chức lưu trữ và bảo mật thông tin, các chứng từ thanh toán làm cơ sở dữ liệu theo dõi, tra cứu lịch sử giao dịch phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ khi cần thiết; thống kê, phân loại các giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ; báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2009 về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Công văn 3956/NHNN-TT năm 2023 về thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 1123/QĐ-NHNN năm 2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- 1Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2009 về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
- 3Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
- 7Thông tư 32/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 30/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Thông tư 02/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Công văn 3956/NHNN-TT năm 2023 về thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 11Quyết định 1123/QĐ-NHNN năm 2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Công văn 2156/NHNN-TT năm 2018 tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 2156/NHNN-TT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/04/2018
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Kim Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra