Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2077/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2017 |
Kính gửi: | …………………………………………….. |
Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương như sau:
1. Mục đích: thu thập những thông tin về tình hình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm; đồng thời tiếp thu những phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Thời gian: mỗi địa phương từ 02-03 ngày.
3. Chương trình khảo sát: Đoàn dự kiến làm việc với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố.
Đề nghị quý cơ quan chuẩn bị báo cáo theo Đề cương và bố trí thời gian làm việc với Đoàn công tác (Đề cương gửi kèm).
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
(Kèm theo công văn số 2077/LĐTBXH-BHXH ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Để chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn khảo sát, đề nghị các cơ quan, đơn vị chuẩn bị Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
I. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tình hình lao động - việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động tại các địa phương:
- Công tác quản lý doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn: số lượng doanh nghiệp được thành lập và hoạt động, giải thể, phá sản; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp; đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn; ...
- Tiền lương và thu nhập trung bình của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp;
- Tình hình việc làm, thất nghiệp của địa phương, ...
2. Công tác quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn:
- Sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm tại địa phương: việc tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân, ...;
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các quy định mới trong Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm;
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến người lao động và người sử dụng lao động;
- Kết quả thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHTN và các tổ chức, cá nhân có hành vi giả mạo hồ sơ trục lợi BHXH, BHTN;
3. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan chức năng trong việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Sự phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Cơ quan Thuế, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
4. Công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với một số đối tượng thuộc diện khiếu kiện, khiếu nại kéo dài của địa phương;
- Các biện pháp xử lý cụ thể.
5. Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm.
II. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
1. Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm:
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội;
- Quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHTN và đối tượng đang tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn (Số lượng người sử dụng lao động, người lao động theo các loại hình);
- Hoạt động tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp; kết quả thực hiện trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017;
+ Công tác thu BHXH, BHTN và tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (trong đó, số nợ đóng tại các đơn vị đã giải thể, phá sản, đơn vị có chủ bỏ trốn), các giải pháp đã triển khai và định hướng thời gian tới.
+ Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưu trí, tử tuất, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm ... ;
+ Việc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Việc thực hiện bàn giao sổ BHXH cho người lao động;
+ Công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về bảo hiểm xã hội trên địa bàn: Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với một số đối tượng thuộc diện khiếu kiện, khiếu nại kéo dài của địa phương; Các biện pháp xử lý cụ thể;
- Phân tích, đánh giá các quy định Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm: đối tượng tham gia; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; quy định mới trong chế độ thai sản; nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động; hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm; ... trong đó, đánh giá tác động của quy định thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đến quyết định nghỉ hưu của người lao động qua việc giải quyết chế độ hưu trí những tháng đầu năm 2017.
2. Công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
- Số lượng các cuộc thanh tra;
- Kết quả thanh tra và xử lý sau thanh tra.
3. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan chức năng trên địa bàn địa phương trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội:
- Sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm tại địa phương;
- Vấn đề phối hợp thực hiện giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, cơ quan Thuế, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
4. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm và các văn bản hướng dẫn.
Thông tin chi tiết xin liên hệ qua Vụ Bảo hiểm xã hội, số điện thoại: 04.39361062 / 0937 888 236; email: namvh@molisa.gov.vn (A. Vũ Hải Nam)
- 1Công văn 4233/BTTTT-TTCS năm 2015 về phát sóng chương trình phát thanh tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 361/LĐTBXH-BHXH năm 2016 thực hiện chính sách theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 499/LĐTBXH-BHXH năm 2017 phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 4110/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về thực hiện bảo hiểm xã hội đối với công an cấp xã do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 2625/LĐTBXH-BHXH năm 2018 về khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 5452/BHXH-BT năm 2018 phối hợp, triển khai chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, y tế giai đoạn 2012 – 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật việc làm 2013
- 3Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 4Công văn 4233/BTTTT-TTCS năm 2015 về phát sóng chương trình phát thanh tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 361/LĐTBXH-BHXH năm 2016 thực hiện chính sách theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 499/LĐTBXH-BHXH năm 2017 phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 4110/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về thực hiện bảo hiểm xã hội đối với công an cấp xã do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 2625/LĐTBXH-BHXH năm 2018 về khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Công văn 5452/BHXH-BT năm 2018 phối hợp, triển khai chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 2077/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 2077/LĐTBXH-BHXH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/05/2017
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra