Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20425/SLĐTBXH-VLATLĐ
Về báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2022

 

Kính gửi:

- Sở, Ban, Ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
- Ban Quản lý các Khu chế xuất - công nghiệp;
- Ban Quản lý khu công nghệ cao;
- Tổng công ty, Công ty trực thuộc Trung ương, Thành phố.

Thực hiện quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động về thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và quy định chi tiết của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động,

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 như sau:

1. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức có sử dụng lao động có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là cơ sở sử dụng lao động)

Người sử dụng lao động báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ ngày 01/01/2022 đến thời điểm báo cáo theo mẫu Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016).

Trường hợp trong kỳ báo cáo tại cơ sở sử dụng lao động không có phát sinh tai nạn lao động, người sử dụng lao động vẫn phải gửi báo cáo theo mẫu quy định và ghi rõ các thông tin về lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở, tổng quỹ lương, tổng số lao động trong kỳ báo cáo và số lao động nữ.

Trường hợp trong kỳ báo cáo tại cơ sở sử dụng lao động có phát sinh tai nạn lao động, người sử dụng lao động phân tích đầy đủ các thông tin của vụ tai nạn lao động theo: nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động; yếu tố gây chấn thương; nghề nghiệp của người bị tai nạn lao động; số ngày nghỉ vì tai nạn lao động và chi phí (tính bằng tiền) theo mẫu Phụ lục XII nêu trên và gửi hồ sơ bồi thường, trợ cấp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 6 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Quận, huyện, phường, xã.

Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn quản lý thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đúng thời gian quy định.

Thống kê tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn theo mẫu Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đúng thời gian quy định.

3. Thời gian và hình thức tiếp nhận báo cáo.

3.1. Thời gian nhận báo cáo: từ ngày 15/6/2022 đến ngày 05/7/2022.

3.2. Hình thức tiếp nhận báo cáo:

Các cơ sở sử dụng lao động gửi báo cáo qua hộp thư điện tử atld.hcmc@gmail.com gồm bản scan định dạng pdf (có tên, đóng dấu) và bản mềm định dạng Word/Excel, qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Phòng Việc làm - An toàn lao động), số 159 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Sở, Ban, Ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Quận, huyện, Ban Quản lý các Khu chế xuất - công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao, các Tổng Công ty, Công ty triển khai đến các đơn vị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện báo cáo theo hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ LĐ-TB&XH, Cục ATLĐ;
- UBND Thành phố (để báo cáo);
- GĐ, các PGĐ Sở (để báo cáo);
- Lưu: VT, P.VLATLĐ (Nh).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Lâm

 

PHỤ LỤC XII

MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)

Địa chỉ: 

Mã huyện, quận1:

 

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG

Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) ......năm ......

Ngày báo cáo: ………………

Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp): ……………..

Mã loại hình cơ sở:

 

 

 

 

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ………3………………….

Mã lĩnh vực:

 

 

 

 

Tổng số lao động của cơ sở: …………. người, trong đó nữ: ………… người

Tổng quỹ lương: …………. triệu đồng

I. Tình hình chung tai nạn lao động;

Tên chỉ tiêu thống kê

Mã số

Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật

Số vụ ( Vụ)

Số người bị nạn (Người)

Tổng số

Số vụ có người chết

Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên

Tổng số

Số LĐ nữ

Số người chết

Số người bị thương nặng

Tổng số

Nạn nhân không thuộc quyền quản lý

Tổng số

Nạn nhân không thuộc quyền quản lý

Tổng số

Nạn nhân không thuộc quyền quản lý

Tổng số

Nạn nhân không thuộc quyền quản lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1. Tai nạn lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4

a. Do người sử dụng lao động

Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức lao động chưa hợp lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều kiện làm việc không tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Do người lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. 2. Phân theo yếu tố gây chấn thương5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3. Phân theo nghề nghiệp6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng số (3=1 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Thiệt hại do tai nạn lao động:

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ)

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ)

Thiệt hại tài sản

(1.000 đ)

Tổng số

Khoản chi cụ thể của cơ sở

Y tế

Trả lương trong thời gian Điều trị

Bồi thường /Trợ cấp

1

2

3

4

5

6

 

 

 

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)

______________________________

1 Ghi mã số theo Danh Mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

2 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.

3 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

4 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.

5 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.

6 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 20425/SLĐTBXH-VLATLĐ về báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 20425/SLĐTBXH-VLATLĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/06/2022
  • Nơi ban hành: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Văn Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/06/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản