- 1Quyết định 92/2004/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 02/2007/QĐ-TTg Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 11/2007/QĐ-TTg sửa đổi về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 207/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 5Quyết định 789-TTg năm 1997 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 211/2003/QĐ-TTg thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các Công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 27/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 207/2004/QĐ-TTg về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 07/2009/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Quyết định 539/QĐ-TTg năm 2007 sửa đổi một số nội dung đầu tư Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2035/BXD-HĐXD | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2009 |
Kính gửi: Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Bộ Xây dựng đã nhận công văn số 636/UBKHCNMT12 ngày 19/8/2009 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về việc đề nghị báo cáo tình hình thực hiện các dự án, công trình quan trọng Quốc gia. Bộ Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các dự án như sau:
I. DỰ ÁN NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SƠN LA.
1. Tình hình thực hiện dự án
1.1. Những nhiệm vụ được giao
- Dự án tái định cư: theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ: hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, khu đô thị; quy hoạch nhà ở và xây dựng nông thôn mới; về tiêu chuẩn định mức, dự toán xây dựng các công trình trọng điểm tái định cư. Bộ đã nghiêm túc thực hiện và có báo cáo Chính phủ, Hội đồng dân tộc Quốc hội.
- Dự án xây dựng công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La: theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư dự án Thuỷ điện Sơn La; Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 11/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án Thuỷ điện Sơn La; Quyết định số 11/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về cơ chế quản lý và thực hiện dự án Thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 92/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ: ban hành Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật để làm căn cứ lập thiết kế kỹ thuật công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La; chỉ đạo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình theo quy định bảo đảm chất lượng và an toàn; thoả thuận để Bộ Công thương ban hành định mức-đơn giá công trình xây dựng.
1.2. Tình hình triển khai thực hiện
1.2.1 Ban hành Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật
Bộ Xây dựng đã nghiên cứu và ban hành hai bộ tiêu chuẩn cho công trình Thuỷ điện Sơn La, để làm căn cứ lập thiết kế kỹ thuật, cụ thể là:
+ Các quy định chủ yếu về an toàn và ổn định công trình- Tiêu chuẩn thiết kế công trình tạm đê quây và kênh dẫn dòng thi công, mã hiệu (TCXDVN 315:2004).
+ Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, mã hiệu (TCXDVN 335:2005).
Các tiêu chuẩn trên đã đáp ứng yêu cầu để thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình của dự án Thuỷ điện Sơn La.
1.2.2. Chỉ đạo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình theo quy định bảo đảm chất lượng và an toàn theo yêu cầu đề ra.
1.2.3. Công tác quản lý chất lượng
Công tác quản lý chất lượng trên công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La được thực hiện thông qua hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, các nhà thầu và hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La (HĐNTNN) trên cơ sở Quyết định số 211/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 14/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng.
a) Công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các nhà thầu
Hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tổng thầu và các nhà thầu đã được thiết lập và hoạt động có hiệu quả trong việc tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công xây dựng theo các quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hiện nay, công tác giám sát thi công trên công trình được các cán bộ của Phòng kỹ thuật - Ban QLDA và Nhà thầu liên danh giám sát nước ngoài gồm SMEC, NIPPON KOEI và J- POWER thực hiện.
Hồ sơ nghiệm thu và hoàn công các công việc đã được chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện đầy đủ, đáp ứng kịp thời tiến độ thi công.
b) Kiểm soát chất lượng của HĐNTNN
Thông qua các hoạt động của HĐNTNN, chất lượng công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La được tăng cường kiểm soát một cách có hệ thống, thường xuyên và chặt chẽ.
Nội dung kiểm tra của Hội đồng tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
- Kiểm tra tình hình thực hiện dự án và chất lượng công trình, công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các nhà thầu như kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư thiết bị, chất lượng thi công xây lắp; các hồ sơ và tài liệu quản lý chất lượng, công tác chống lũ hàng năm, hồ sơ tài liệu, điều kiện các đợt ngăn sông....
- Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn giúp chủ đầu tư và các nhà thầu thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Qua các đợt kiểm tra, Hội đồng đều có đánh giá chung về tình hình chất lượng công trình, phát hiện và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình.
1.2.4. Tình hình chất lượng công trình
a) Công tác thiết kế
Hồ sơ thiết kế được kiểm tra, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định, công tác thiết kế và phê duyệt thiết kế đã được cải thiện, song việc cung cấp hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khu vực nhà máy còn chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
b) Công tác thi công xây lắp
- Công tác khoan phụt xi măng chống thấm đợt 3 tại hành lang khoan phụt cao độ 105,1m được thực hiện theo phương pháp GIN. Tại lỗ khoan CLN-BS3-KT1 ở độ sâu từ bề mặt nền đá tới độ sâu 48 m có kết quả thí nghiệm ép nước kiểm tra chưa đạt yêu cầu, giá trị ép nước kiểm tra lớn nhất lên tới 14 lugeon (trong khi yêu cầu chống thấm là 3 lugeon). Một số khu vực đã thực hiện khoan phụt nhiều lần nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, trong đó đặc biệt phải kể đến khu vực cửa nhận nước.
- Vật liệu sử dụng cho thi công bê tông CVC và RCC được kiểm soát về chất lượng. Các kết quả thí nghiệm thực hiện tại hiện trường cho thấy chất lượng vật liệu ổn định và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Về công tác thi công bê tông CVC và RCC: chất lượng bê tông thi công nói chung đạt yêu cầu thiết kế về cường độ, song tại một số khối đổ CVC M400 dốc nước đập tràn và trong tường biên nhà máy có xuất hiện các vết nứt.
- Công tác chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí thuỷ công đang được triển khai khẩn trương ở đập tràn và cửa nhận nước. Công tác thử khô cửa van sửa chữa các lỗ xả đáy đã tiến hành xong tại các khoang số 1 đến 6 với kết quả thử cho thấy chất lượng công tác lắp ráp tốt. Hệ thống van cung xả sâu đã hoàn chỉnh 6 cửa, các cửa còn lại đủ điều kiện chống lũ năm 2010.
- Công tác tổ chức quan trắc trên công trình nói chung và quan trắc nứt bê tông đập dâng nói riêng được thực hiện nghiêm túc. Hiện toàn bộ vết nứt tại các khối đổ đã được mã hoá trong hồ sơ tài liệu và được đánh dấu mã hoá tại hiện trường. Ban QLDA đã chỉ đạo tiến hành quan trắc độ mở các vết nứt tại các khối C3, C5, L2, Block 26 và tại các hành lang cao trình 138 m. Đã có báo cáo quan trắc các vết nứt của Ban quản lý dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La và đề cương quan trắc vết nứt đập thuỷ điện Sơn La do Ban QLDA lập tháng 5/2009 đã được chủ đầu tư (EVN) phê duyệt tại Quyết định số 758/QĐ-EVN ngày 08/07/2009. Hiện chưa có kết quả khoan xác định chiều sâu nứt tại các khối C3, C4 và C5. Một số thiết bị đo chưa được lắp đặt đủ theo yêu cầu trong Đề cương quan trắc nứt cần tiếp tục được lắp bổ sung thời gian tới. Các kết quả đo thường xuyên được cập nhật, tuy nhiên từ những kết quả quan trắc cần xem xét, nghiên cứu để đưa ra được những đánh giá phục vụ việc xác định nguyên nhân gây nứt.
- Về vấn đề nứt bê tông đập công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La
Về vấn đề nứt bê tông tại đập dâng công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La, HĐNTNN đã có các báo cáo sơ bộ và chính thức gửi Thủ tướng Chính phủ tại các Văn bản số 12/HĐNTNN ngày 06/03/2009 và số 26/HĐNTNN ngày 07/05/2009. Đến nay, qua báo cáo kiểm tra hiện trường của Ban QLDA Nhà máy thuỷ điện Sơn La cùng các bên liên quan tham gia xây dựng công trình cho thấy không phát hiện thêm vết nứt nào mới so với sơ đồ hiện trạng vết nứt đã lập vào tháng 05/2009. Các quan sát thời gian qua cho thấy các vết nứt không phát triển thêm cả về chiều dài cũng như chiều rộng.
1.2.5. Quản lý kinh tế xây dựng
- Thoả thuận để Bộ Công Thương ban hành định mức-đơn giá công trình xây dựng:
+ Văn bản số 1186/BXD-KTTC ngày 20/6/2006 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận Định mức-Đơn giá công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La đợt 1.
+ Văn bản số 2691/BXD-KTTC ngày 12/12/2006 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận Định mức-Đơn giá công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La đợt 2.
+ Thông tư số 07/2009/TT-BXD ngày 11/ 5/ 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La.
- Trong quá trình triển khai xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đẫ ban hành các văn hướng dẫn, giải thích những vấn đề vướng mắc liên quan đến đơn giá công trình và các chi phí khác trong dự toán để có cơ sở giải quyết việc thanh, quyết toán trên công trường.
1.2.6. Tình hình thực hiện xây dựng công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La
- Công tác thiết kế: việc lập, phê duyệt và cung cấp bản vẽ thiết kế cơ bản đáp ứng công tác thi công, tuy nhiên việc cung cấp bản vẽ thiết kế thi công một số hạng còn chưa kịp thời.
- Công tác đấu thầu và cung cấp thiết bị công nghệ: đã hoàn thành ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị trạm phân phối 500kV- GIS; hoàn thành đấu thầu 16 gói thầu/ tổng số 16 gói thầu cung cấp thiết bị công nghệ. Việc cung cấp thiết bị công nghệ của các nhà thầu nước ngoài và các thiết bị đường ống áp lực, cơ khí thủy công cửa nhận nước và hạ lưu nhà máy của các nhà thầu trong nước cơ bản đáp ứng tiến độ xây dựng công trình.
- Công tác quản lý chất lượng công trình được thực hiện theo quy định từ khâu thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu bảo đảm tuân thủ các quy trình, quy phạm được phép áp dụng trên công trường.
- Khối lượng thi công chính thực hiện đến tháng 8 năm 2009:
+ Đổ bê tông đầm lăn RCC: tổng luỹ kế thực hiện 1.898.000m3(khối lượng thiết kế 2.690.000m3), đạt 70% tổng khối lượng.
+ Đổ bê tông thường CVC: tổng luỹ kế thực hiện 1.448.000m3 (khối lượng thiết kế 2.396.000m3), đạt 60% tổng khối lượng.
+ Khoan phun gia cố và chống thấm: tổng luỹ kế thực hiện 89.000m (khối lượng thiết kế 91.000m), đạt 98% tổng khối lượng.
+ Lắp đặt thiết bị và chi tiết đặt sẵn: tổng luỹ kế thực hiện 24.800 tấn (khối lượng Thiết kế 76.000 tấn), đạt 32% tổng khối lượng.
2. Đánh giá và một số kiến nghị
2.1. Đánh giá
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tham gia xây dựng công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn La đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao đáp ứng và vượt tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình, phấn đấu đưa tổ máy 1 vào hoạt động vào cuối năm 2010 và hoàn thành việc xây dựng toàn bộ công trình vào năm 2012 để đạt và vượt mục tiêu của dự án theo nội dung Nghị quyết của Quốc hội.
2.2. Một số kiến nghị
Dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La được quản lý và thực hiện theo cơ chế đặc thù ban hành theo Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 11/12/2004 và Quyết định số 11/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cụ thể như sau:
- Không phải giữ lại 5% giá trị khối lượng công việc hoàn thành khi nhà thầu đã hoàn thành thủ tục thanh toán.
- Tăng mức ăn ca từ 5.000đồng người/ngày lên 15.0000đồng người/ngày.
- Không giảm tỷ lệ tiết kiệm hoặc giảm từ 5% xuống 2%.
- Áp dụng phương thức khoán gọn chi phí lán trại theo giá trị dự toán.
Công trình Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình quan trọng Quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của cộng đồng, đòi hỏi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu chủ động hơn nữa trong việc kiểm soát tình hình, đảm bảo chất lượng công trình. Trước khi cho phép tích nước hồ chứa, phải kiểm tra, đánh giá lại tổng thể về chất lượng công trình núi chung và an toàn đập nói riêng.
II. DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT .
1. Tình hình thực hiện dự án.
1.1. Công tác xây dựng nhà máy: đến tháng 8/2009, đã hoàn thành công tác thiết kế, mua sắm và xây lắp, chỉ còn công tác hiệu chỉnh, nghiệm thu chạy thử đang được tiến hành hết sức khẩn trương để nghiệm thu nhà máy.
1.2. Công tác chạy thử: đến nay, 12/14 phân xưởng công nghệ quan trọng của nhà máy đã hoạt động ổn định ở mức 70% công suất, 10/10 phân xưởng phụ trợ đã hoạt động ổn định đảm bảo cung cấp điện, nước, hơi, nước khử khoáng, nitơ… cho các phân xưởng công nghệ.
1.3. Đến ngày 15/8/2009, hầu hết các phân xưởng công nghệ quan trọng đã hoạt động an toàn và ổn định ở 70% công suất và toàn bộ các phân xưởng phụ trợ đã hoạt động ổn định ở các thông số vận hành, đảm bảo cung cấp đủ điện, hơi, nước, nước khử khoáng, Nitơ, khí điều khiển... cho các phân xưởng công nghệ chạy thử. Tính đến khi dừng vận hành, Nhà máy đã sản xuất được các sản phẩm đạt chất lượng gồm : 38.888 tấn LPG, 198.775 tấn xăng A92, 142.130 tấn dầu diezel, 38.083 tấn dầu hoả và 18.153 tấn dầu đốt lò (F.O).
1.4. Công tác nghiệm thu: Chủ đầu tư đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành 3/7 gói thầu: gói 5A (Đê chắn sóng), gói 5B (Cảng xuất sản phẩm) và gói thầu 7 (Nhà hành chính). Hội đồng đã kiểm tra và chấp nhận kết quả nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở đối với các gói thầu này. Các gói thầu còn lại (gói thầu 1,2,3,4) thuộc các phân xưởng công nghệ chính, đang trong giai đoạn vận hành thử, kết quả đã cho ra một số sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế và đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm hàng hoá. Chất lượng thi công xây lắp các hạng mục công trình phù hợp yêu cầu thiết kế, qua kiểm tra kết quả quan trắc lún các bồn, bể chứa, không phát hiện lún quá giới hạn cho phép.
1.5. Công tác đào tạo và chuẩn bị nhân lực: tiếp sau các khoá đào tạo cơ bản, Ban quản lý dự án đang thực hiện đào tạo thông qua các công việc thực tế trên công trường, các nhân sự được đào tạo đã tham gia vận hành phần lớn các phân xưởng của nhà máy dưới sự hướng dẫn của nhà thầu Technip và Tư vấn trợ giúp vận hành.
1.6. Công tác soạn thảo quy trình vận hành và bảo dưỡng: đến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành được 884/893 quy trình vận hành và 39/78 quy trình bảo dưỡng, 45/90 qui trình an toàn.
1.7. Sự cố kỹ thuật: ngày 18/08/2009, Nhà máy phải dừng vận hành do sự cố kỹ thuật hỏng thiết bị van bit PV-1501 tại cụm thiết bị tái sinh xúc tác phân xưởng Cracking xúc tác (RFCC). Hiện nay chủ đầu tư cùng nhà thầu đang nỗ lực thực hiện các giải pháp sửa chữa, khắc phục sự cố để nhanh chóng đưa Nhà máy hoạt động trở lại.
1.7.1. Hiện trạng: Phân xưởng RFCC đang chạy thử ở 85% công suất thì van PV-1501 bị hỏng, nhà thầu đã cho dừng toàn bộ nhà máy ngày 18/8/2009 và tiến hành tháo rời các chi tiết của van. Các chi tiết của van bị hỏng gồm: Thân van bị thủng tại vị trí đối diện với đường cấp khí nâng xúc tác; Lõi van (Stem tube) và ống dẫn hướng bị mài mòn; Các vòng đệm làm kín, gioăng (Packing gland, seal) bị đứt, hỏng.
1.7.2. Nguyên nhân: Do xúc tác thâm nhập vào thân van tại những vị trí không cho phép như tại khoảng không gian giữa lõi van và ống dẫn hướng; hay đọng lại trong thân van (tại đoạn ống nối chữ T). Khi vận hành dòng khí nâng xúc tác áp lực cao chuyển động xoáy trong van cộng với sự có mặt của các hạt xúc tác đã gây ra mài mòn của van. Nhà thầu đã xác định nguyên nhân làm xúc tác thâm nhập vào van là:
+ Quạt gió cấp khí nâng (Main air blower) bị dừng đột ngột nhiều lần do mất điện làm cho xúc tác nóng rơi vào trong thân van. Như vậy, nhà thầu đã không lường trước được việc này, mặc dù biết rằng xúc tác không được phép có trong thân van. Khi chạy thử phân xưởng này, nhà thầu chưa đưa ra được quy trình vận hành đảm bảo an toàn cho thiết bị và công trình, đặc biệt là việc không cho xúc tác có trong thân van khi hoạt động cũng như khi khởi động lại sau; thực tế nhà thầu cho khởi động lại thiết bị khi biết xúc tác đã thâm nhập vào thân van mà không kiểm tra.
+ Khí làm kín cấp cho van bị gián đoạn và áp suất có thể không đủ nên xúc tác lọt vào khoảng không giữa lõi van và ống dẫn hướng. Việc này cho thấy nhà thầu không có biện pháp kiểm tra áp suất khí cấp cho van, để van hoạt động trong điều kiện áp suất khí cấp cho van giảm, không đủ ngăn ngừa xúc tác thâm nhập vào thân van.
+ Nhiệt độ cao (650oC) của xúc tác có thể làm giảm khả năng làm kín của gioăng. Nguyên nhân này cần được kiểm chứng thêm.
Trên đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hư hỏng van, không loại trừ còn có nguyên nhân tiềm ẩn khác sẽ phải được làm rõ khi vận hành lại, sau khi sửa chữa tạm van PV-1501.
1.7.3. Giải pháp khắc phục của nhà thầu:
+ Cùng với việc sửa chữa van bị hỏng, nhà thầu đã đặt hàng mua một van bit PV-1501 mới để thay thế.
+ Nhà thầu dự kiến sẽ hoàn thành công việc sửa chữa van để khởi động lại phân xưởng RFCC cùng toàn bộ nhà máy vào ngày 1/10/2009.
1.7.4. Ý kiến của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về giải pháp khắc phục van hỏng của nhà thầu:
+ Chủ đầu tư và nhà thầu đã thể hiện thái độ tích cực, có trách nhiệm trong việc sửa chữa, khắc phục sự cố. Giải pháp sửa chữa của nhà thầu là hợp lý, phục vụ cho công tác chạy thử để làm rõ nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng tránh.
+ Sau khi hoàn thành sửa chữa, lắp đặt, cần kiểm tra chặt chẽ trước khi cho vận hành thử, các nguyên nhân gây sự cố hỏng van phải được loại trừ khi khởi động lại thiết bị. Khi chạy thử, các thiết bị hoạt động bình thường thì các nguyên nhân nêu ra là tin cậy và có thể lắp van mới thay thế toàn bộ van bị hỏng. Từ đó nhà thầu cần hoàn thiện quy trình vận hành phân xưởng RFCC cũng như toàn nhà máy bảo đảm an toàn tuyệt đối trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
1.8. Một số khiếm khuyết kỹ thuật khác: Một số khiếm khuyết kỹ thuật như: Thiết bị gia nhiệt H-1351/1352/1354 tại phân xưởng Refoocming xúc tác (CCR) chưa chạy được ở trạng thái tự động; Áp suất của hệ thống thủy lực trên phao nhập dầu thô (SPM) bị giảm; Các van không làm việc đúng yêu cầu; Bơm dầu đốt P-3801A/B bị hỏng; Nhà máy điện của Nhà máy lọc dầu không kết nối được với lưới điện Quốc gia…là các khiếm khuyết không lớn và không phức tạp, chủ đầu tư cùng tổng thầu đang tích cực khắc phục bằng cách sửa chữa và thay mới và sẽ được hoàn thành trong tháng 9/2009.
HĐNTNN đã yêu cầu chủ đầu tư, trong thời gian vận hành thử cần tổ chức thực hiện việc khắc phục toàn bộ các tồn tại kỹ thuật đã được phân loại theo mức độ quan trọng và báo cáo HĐNTNN trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình.
2. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng đối với dự án
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (Quyết định số 1071/QĐ-TTg ngày 26/9/2003), Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã được giao nhiệm vụ làm Phó trưởng Ban thường trực, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, đơn giá xây dựng và định mức kinh tế, chỉ đạo công tác giám sát chất lượng và tổ chức nghiệm thu công trình. Ngoài ra, một đồng chí thứ trưởng Bộ Xây dựng được giao trực tiếp làm tổ trưởng tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ đôn đốc các đơn vị thực hiện các quyết định của Ban chỉ đạo.
Với thẩm quyền và trách nhiệm được Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã tham gia vào dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến khi triển khai thi công và nghiệm thu công trình như : góp ý điều chỉnh dự án; thẩm định thiết kế tổng thể FEED; trợ giúp đàm phán hợp đồng EPC gói thầu số 1+4 và 2+3; thẩm định thiết kế xử lý nền đất yếu đê chắn sóng thuộc gói thầu 5A; thoả thuận định mức dự toán một số công việc của gói thầu 5B xây dựng cảng xuất sản phẩm...
Trong quá trình thi công xây dựng, đã chỉ đạo các đơn vị của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và các đơn vị của Bộ Xây dựng tham gia thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các phân xưởng của nhà máy; Chỉ đạo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các Công trình xây dựng tổ chức kiểm tra, kiểm soát tình hình chất lượng của dự án và sẽ nghiệm thu hoàn thành công trình.
3. Những khó khăn và vướng mắc.
- Lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhà máy lọc hoá dầu với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến được xây dựng nên các chuyên gia, cán bộ và kỹ sư có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này còn thiếu rất nhiều, phần lớn các giai đoạn của dự án từ thiết kế, đặt hàng vật tư thiết bị, thi công trên công trường chủ yếu đều do nhà thầu EPC và nhà tư vấn quản lý dự án nước ngoài thực hiện.
- Công tác tư vấn quản lý dự án (PMC) của dự án còn chưa như mong đợi. Tư vấn PMC chưa có nhiều nhận xét có giá trị giúp Chủ đầu tư điều hành dự án.
- Do tiến độ triển khai các gói thầu còn chưa hợp lý nên một số hạng mục phải thiết kế lại nhiều lần như gói thầu 5B, 5A.
- Các đơn vị thi công các gói thầu trong nước chưa đánh giá đúng mức tính chất phức tạp của các hạng mục nên đã bị động khi triển khai : công tác đóng cọc của gói thầu 5B, nhà thầu Cienco 1 không tự thực hiện được như dự định ban đầu dẫn đến phải thuê 3 nhà thầu nước ngoài thực hiện ; công tác thi công phần thân đê chắn sau nhiều nỗ lực nhà thầu Lũng Lô vẫn không đáp ứng yêu cầu và phải thuê nhà thầu nước ngoài thực hiện với tiến độ lùi lại 12 tháng.
- Đối với gói thầu chính EPC 1+4 và 2+3, các nhà thầu xây dựng Việt Nam phải chịu nhiều sức ép khi thi công các gói thầu của dự án với vai trò nhà thầu phụ của nhà thầu Technip. Vì thế không chủ động được trong các vấn đề kỹ thuật, tiến độ và tài chính đáp ứng cho thực hiện dự án. Điều này đã xảy ra khá rõ trong quá trình thực hiện dự án lọc dầu Dung Quất. Trong giai đoạn khó khăn về tiến độ, nhà thầu Technip luôn đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các nhà thầu xây dựng trong nước phải đáp ứng các yêu cầu của nhà thầu Technip.
- Do tác động tiêu cực của kinh tế thế giới, nhiều đơn đặt hàng cung cấp vật tư thiết bị đặc chủng không thực hiện được hoặc phải kéo dài, tăng chi phí đã gây ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và tổng mức đầu tư của dự án.
4. Kiến nghị và đề xuất.
Kiến nghị chủ đầu tư chỉ đạo quyết liệt các công tác phục vụ cho tổng quyết toán công trình, báo cáo Quốc hội, để sớm tổng kết đánh giá việc chỉ đạo, giám sát đối với dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến triển khai thực hiện để rút kinh nghiệm cho các dự án tương tự trong tương lai.
III. DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH (Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư ).
1. Tình hình thực hiện dự án
1.1. Giai đoạn 1 (2000-2007)
- Đoạn Thạch Quảng (Thanh Hoá) – Tân Cảnh (Kon Tum) dài 1.234 km đã hoàn thành và được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tổ chức nghiệm thu từ tháng 3/2008. Các đoạn còn lại thuộc giai đoạn 1 chưa hoàn thành gồm:
- Đoạn Hoà Lạc (Hà Nội) - Thạch Quảng (Thanh Hoá): dài 106 km về cơ bản đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Riêng 400 m tại nút giao Xuân Mai và đầu cầu Xuân Mai hiện đang chờ UBND TP Hà Nội giải phóng mặt bằng.
- Đoạn Nghi Sơn – Bãi Trành (Thanh Hoá) dài 54 km. Tổng khối lượng thực hiện đạt 92%. Công tác GPMB còn vướng 1,3 km. Dự kiến hoàn thành trong năm 2009.
- Công tác nghiệm thu của HĐNTNN:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn 1 công trình đường Hồ Chí Minh, HĐNTNN đã tổ chức công tác kiểm tra các điều kiện nghiệm thu công trình. Đến tháng 3/2008, việc kiểm tra các điều kiện nghiệm thu và tổng kết đánh giỏ chất lượng công trình đường Hồ Chí Minh được Hội đồng phối hợp với chủ đầu tư thực hiện và cơ bản hoàn thành. HĐNTNN đã tổ chức nghiệm thu công trình đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, đoạn Thạch Quảng - Ngọc Hồi vào đầu tháng 3/2008.
HĐNTNN chưa nghiệm thu các đoạn còn lại của giai đoạn 1 chưa hoàn thành gồm đoạn Ngọc Hồi (Kon Tum) đến ngó tư Bình Phước (Thành phố Hồ Chí Minh), đoạn Xuân Mai (Hà Tây) đến Thạch Quảng (Thanh Hóa) và các hạng mục bền vững hóa (đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoàn thành trong năm 2008 theo Quyết định 539/QĐ-TTg ngày 03/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
1.2. Giai đoạn 2 (2007-2010)
- Các dự án thành phần đã và đang triển khai xây dựng hoặc đang thiết kế kỹ thuật, đấu thầu. Mục tiêu chính của giai đoạn 2 là nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau). Hiện nay, chủ đầu tư đang triển khai 18 dự án thành phần ở bước thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư 9 dự án thành phần, tiếp tục thực hiện các hạng mục bền vững hóa để xử lý các điểm sụt trượt trên tuyến của giai đoạn 1 xuất hiện sau mùa mưa bão năm 2007.
- Công tác nghiệm thu của HĐNTNN:
Thông qua việc kiểm tra của HĐNTNN, Hội đồng đã tổ chức cho các chuyên gia của Hội đồng kiểm tra hiện trường các đoạn Pắc Bó – Cao Bằng, Năm Căn - Đất Mũi, Chơn Thành - Đức Hòa, Mỹ An – Vàm Cống… Tổ chuyên gia của Hội đồng đang kiểm tra hồ sơ thiết kế một số dự án thành phần: cầu Ngọc Tháp, cầu Đầm Cùng, đoạn Năm Căn - Đất Mũi.
2. Kiến nghị và đề xuất
2.1. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện giai đoạn 1
Công trình đường Hồ Chí Minh từ khi khởi công (5/4/2000) đến khi hoàn thành giai đoạn 1, đoạn Thạch Quảng - Ngọc Hồi đã phải thay đổi thiết kế nhiều lần. Công tác khảo sát địa chất, địa hình, địa chất thuỷ văn cũng như giải pháp thiết kế tuyến đường của tư vấn còn những thiếu sút, bất hợp lý dẫn tới nhiều đoạn phải thiết kế lại, thay đổi giải pháp thiết kế làm chậm tiến độ hoàn thành công trình và tăng chi phí đầu tư. Ngoài nguyên nhân khách quan là những khó khăn do điều kiện tự nhiên của công trình, những bất cập về công tác thiết kế nêu trên đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình cho đến nay vẫn cần phải khắc phục. Hiện tượng khá phổ biến là tình trạng sụt trượt ta luy trên đường Hồ Chí Minh. Theo thống kờ của chủ đầu tư, có 818 điểm sụt trượt phát sinh, trong đó một số điểm sụt trượt cần nhiều thời gian và kinh phí để khắc phục như các điểm sụt trượt tại đốo Đỏ Đẽo, đốo Sa Mự, một số điểm sụt trượt ở nhánh Tây.... Phương ỏn thiết kế tuyến, thiết kế công trình ở một số đoạn (như ở đốo Đỏ Đẽo...) cũng là nguyên nhân dẫn tới sụt trượt ta luy. Những tồn tại trên đã dẫn tới việc chủ đầu tư phải trình Thủ tướng bổ sung hạng mục “bền vững hóa” để khắc phục. Thực chất việc bổ sung hạng mục này là nhằm khắc phục những tồn tại trên.
Hội đồng cũng đã có ý kiến về một số giải pháp thiết kế nền mặt đường chưa phự hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật như: kết cấu múng cấp phối đỏ dăm đường bê tông xi măng không có chất gia cố vụ cơ; việc kết cấu múng, mặt đường bê tông nhựa giống nhau trên suốt chiều dài đoạn đường từ Thạch Quảng đến Cam Lộ là thiếu cơ sở về tớnh tóan lưu lượng xe trong tương lai đối với từng đoạn cụ thể của tuyến đường...
Giải pháp thiết kế toàn tuyến đường thiếu đồng bộ, không có thiết kế các hạng mục phụ trợ, cơ sở dịch vụ (hệ thống cung cấp xăng dầu, sửa chữa phương tiện, các điểm dừng đỗ...) theo quy định kỹ thuật ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả của tuyến đường.
Một số công trình cầu có thiết kế hướng tuyến, thiết kế gia cố chống xói không hợp lý, một số cầu thiết kế tứ nún chiếm chỗ dòng chảy quỏ nhiều dẫn tới hiện tượng xói lở tứ nún, nền đường đầu cầu (cầu Xà Manh, cầu Làng Đon... ) phải phát sinh hạng mục gia cố. Những công việc phát sinh do thiếu sút trong thiết kế này đều được đưa vào hạng mục “ bền vững hóa”.
Công tác quy hoạch và xây dựng các đường ngang nối với mạng lưới đường quốc lộ hiện hữu, nhất là quốc lộ 1 và quy hoạch mạng lưới đường gom, đường ngang dân sinh nối với đường Hồ Chí Minh đã được đề cập sớm (Quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 24/9/1997 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam nay là đường Hồ Chí Minh, Quyết định 27/2004/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 về việc định hướng quy hoạch chung xây dựng đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, công tác triển khai bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân, làm giảm hiệu quả khai thác đường Hồ Chí Minh. Việc quy hoạch mạng lưới đường gom, đường ngang dân sinh nối với đường Hồ Chí Minh ở các đoạn cần thiết chưa được nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, đã xuất hiện tình trạng mở đường ngang tuỳ tiện vào đường Hồ Chí Minh, về lâu dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ tạo ra nhiều điểm đen mất an toàn giao thông, nhất là nhánh Đông (đoạn Thạch Quảng – Cam Lộ).
Qua kết quả thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh, giai đoạn 1 HĐNTNN đã lưu ý chủ đầu tư cần rút kinh nghiệm một số vấn đề sau:
Cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác khảo sát, công tác thẩm tra thiết kế, kiểm tra kỹ năng lực của tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn khảo sát thiết kế để giảm thiểu các sai sút trong công tác khảo sát thiết kế ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Cần tuyệt đối tránh lặp lại việc xây dựng công trình xong lại phải bổ sung hạng mục “bền vững hóa” một cách tràn lan, đây là một tiền lệ xấu trong đầu tư xây dựng công trình. Đối với các hồ sơ thiết kế chất lượng kém, cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức tư vấn và các cá nhân thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2.2. Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện giai đoạn 2
Chủ đầu tư cần rút kinh nghiệm về những tồn tại đã được HĐNTNN chỉ ra ở trên. Mặt khác, chủ đầu tư cần khẩn trương lập các dự án đường ngang nối đường Hồ Chí Minh với các quốc lộ, nhất là quốc lộ 1 để nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường.
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội số 38/2004/QH11, tiến độ triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 hiện nay chưa đạt yêu cầu (đến năm 2010 thông xe toàn tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau).
Công tác quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư, các nhà thầu đến nay cơ bản tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình. Chủ đầu tư cần đặc biệt lưu ý công tác quản lý chất lượng công trình đối với các đoạn tuyến thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long do các đoạn này đi qua vùng đất yếu, có điều kiện địa chất phức tạp và các đoạn tuyến có nguy cơ sạt trượt lớn trên địa bàn các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc. Để phát huy hiệu quả sử dụng tuyến đường cần nghiên cứu để triển khai sớm các cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống.
IV. DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HECTA RỪNG
Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng nhận thấy trách nhiệm báo cáo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư), không thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Xây dựng.
Theo chương trình giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Xây dựng báo cáo những nội dung thuộc thẩm quyền trách nhiệm của Bộ về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các dự án quan trọng quốc gia. Kính đề nghị Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội xem xét và cho ý kiến giám sát.
Nơi nhận : | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 92/2004/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 02/2007/QĐ-TTg Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 11/2007/QĐ-TTg sửa đổi về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 207/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 5Quyết định 789-TTg năm 1997 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 211/2003/QĐ-TTg thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các Công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 27/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 207/2004/QĐ-TTg về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết số 38/2004/NQ-QH11 về Chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh do Quốc Hội ban hành
- 10Thông tư 07/2009/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Quyết định 539/QĐ-TTg năm 2007 sửa đổi một số nội dung đầu tư Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 131/2015/NĐ-CP hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia
- 13Công văn 9721/VPCP-V.III năm 2016 về chuẩn bị báo cáo công trình, dự án quan trọng quốc gia gửi Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 2035/BXD-HĐXD báo cáo tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 2035/BXD-HĐXD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/09/2009
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Bùi Phạm Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực