Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1938/TCT-CS | Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2012 |
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Đà Nẵng
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 483/CT-KK&KTT ngày 2/3/2012 của Cục Thuế Đà Nẵng về việc xử lý các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế hoặc không nộp hồ sơ khai thuế và xác định hành vi trốn thuế.
Tại Điều 32 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế; tại Điều 33 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Tại Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế như sau:
“1. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiểu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết”.
Tại Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định:
“Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiến thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;”.
Tại Khoản 6 Mục IV, Phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 16/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định về việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:
“Số tiền thuế trốn theo quy định tại Mục này là số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế không nộp do thực hiện một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế”.
Căn cứ quy định trên thì:
Trường hợp người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế. Đồng thời, người nộp thuế phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế (nếu đã khai sai) hoặc nộp hồ sơ khai thuế (nếu trước đây chưa khai thuế) để làm căn cứ xác định đầy đủ số thuế phải nộp vào NSNN.
Trường hợp người nộp thuế không khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 của Điều 32 và Điều 33 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, (nếu người nộp thuế tự giác nộp đủ số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp vào NSNN) trước khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế thì không bị xử phạt trốn thuế, gian lận thuế.
Trường hợp khi phát hiện người nộp thuế có hành vi trốn thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế trốn trong biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế để có cơ sở xử lý đối với hành vi trốn thuế của người nộp thuế.
2/ Xác định thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
Tại Điểm 1 Mục IV Phần A Thông tư số 61/2007/TT-BTC nêu trên quy định về thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế như sau:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:
1.1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện, đến ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản).
1.2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vũ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày hành vi vi phạm được phát hiện và được lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản).
Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế (đối với loại thuế thực hiện quyết toán thuế) mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì thời điểm xác định hành vi trốn thuế là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế”.
Căn cứ các quy định trên thì thời điểm xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
3/ Về việc xác định số ngày chậm nộp tiền thuế.
Tại Mục II Phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 16/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế như sau:
“2. Mức xử phạt tiền là 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.
Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý của cơ quan thuế, đến ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước ghi trên chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp. Việc xác định số tiền phạt chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục này.
Số tiền phạt chậm nộp | = | Số tiền thuế chậm nộp | x | 0,05% | x | Số ngày chậm nộp tiền thuế |
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế trực tiếp xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
Cơ quan thuế hàng tháng thông báo số tiền thuế nợ, số tiền phạt còn phải nộp tính đến tháng được thông báo đối với trường hợp đến kỳ nộp thuế của tháng tiếp sau mà người nộp thuế vẫn chưa nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các tháng trước đó”.
Căn cứ các nội dung trên, người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế trực tiếp xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết. Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế đến ngày nộp đủ số tiền thuế chậm nộp vào NSNN ghi trên chứng từ nộp tiền vào NSNN (người nộp thuế bị phạt chậm nộp trên số thuế truy thu đến ngày thực nộp tiền vào NSNN).
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Đà Nẵng được biết.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 305/TCT-KK xử phạt vi phạm hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 4047/TCT-CS xử phạt vi phạm hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 1068/TCT-CS vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Nghị định 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 3Thông tư 61/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Công văn 305/TCT-KK xử phạt vi phạm hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 4047/TCT-CS xử phạt vi phạm hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 1068/TCT-CS vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Công văn 1938/TCT-CS xử phạt vi phạm hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1938/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/06/2012
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra