- 1Thông tư liên tịch 07/2001/TTLT/BKH-TCTK hướng dẫn ngành nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê ban hành
- 2Quyết định 337/QĐ-BKH năm 2007 quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hồng Kông
- 4Công văn 313/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hồng Kông do Tổng cục Thuế ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1934/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: Chi nhánh Công ty TNHH Bayer Việt Nam
Tổng cục Thuế nhận được công văn không số ngày 16/3/2015 của Chi nhánh Công ty TNHH Bayer Việt Nam (Bayer Việt Nam) đề nghị hướng dẫn việc xác định cơ sở thường trú (CSTT) do Bộ Tài chính chuyển để giải quyết theo phân công của Bộ Tài chính. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về dịch vụ Bayer Việt Nam cung cấp cho Công ty Bayer Material Science Limited (Bayer Hồng Kông):
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất số 472023000017 ngày 10/11/2006, một trong những ngành nghề kinh doanh của Bayer Việt Nam là Tư vấn về quản lý kinh doanh - mã ngành 7414 (bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, tư vấn tiếp thị sản phẩm, tư vấn hỗ trợ bán hàng và hậu mãi). Theo đó:
- Về mặt pháp lý:
Phạm vi Tư vấn về quản lý kinh doanh được quy định cụ thể tại Giấy chứng nhận đầu tư của Bayer Việt Nam bao gồm 03 hoạt động: quản lý chất lượng sản phẩm, tư vấn tiếp thị sản phẩm và tư vấn hỗ trợ bán hàng, hậu mãi; không bao gồm các hoạt động "chuyển đơn hàng, thông báo đơn hàng, đôn đốc thu nợ” mà Bayer Việt Nam cung cấp cho Bayer Hồng Kông.
Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 01/11/2001 hướng dẫn về mã ngành 7414 - Tư vấn về quản lý kinh doanh bao gồm 08 nhóm hoạt động tư vấn (71141-711410 đến 71149-711490) từ Dịch vụ tư vấn quản lý đến Tư vấn về quản lý kinh doanh khác. Trong toàn bộ 08 nhóm hoạt động này không có quy định về các hoạt động “chuyển đơn hàng, thông báo đơn hàng, đôn đốc thu nợ" mà Bayer Việt Nam cung cấp cho Bayer Hồng Kông.
Quyết định số 337/QH-BKH ngày 10/4/2007 và Hệ thống phân loại chuẩn quốc tế về sản phẩm (CPC Ver.1) hướng dẫn tương ứng đối với các mã ngành 70200 và 86503, không hướng dẫn về mã ngành 7414 như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư của Bayer Việt Nam.
- Về mặt kinh tế:
Trong trường hợp các hoạt động chuyển đơn hàng, thông báo đơn hàng, đôn đốc thu nợ mà Bayer Việt Nam thực hiện cho Bayer Hồng Kông thuộc khuôn khổ pháp lý thông thường của Bayer Việt Nam thì về bản chất kinh tế, các hoạt động này chính là một phần hoạt động kinh doanh mang tính thường nhật của Bayer Hồng Kông tại Việt Nam và cũng không phải là các hoạt động mang tính chất chuẩn bị và phụ trợ cho Bayer Hồng Kông.
Do đó, theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hồng Kông (Hiệp định thuế Việt Nam - Hồng Kông), Bayer Việt Nam đã hình thành quan hệ là đại diện của Bayer Hồng Kông thực hiện một phần hoạt động kinh doanh của Bayer Hồng Kông tại Việt Nam và như vậy đã hình thành nên một CSTT của Bayer Hồng Kông tại Việt Nam.
2. Về việc Bayer Hồng Kông giữ quyền kiểm soát sổ sách, hồ sơ của Bayer Việt Nam:
Điều III và Phụ lục D của Hợp đồng hỗ trợ đẩy mạnh bán hàng và tiếp thị giữa Bayer Việt Nam và Bayer Hồng Kông quy định về Sổ sách và Hồ sơ, cách thức xác định Tổng chi phí phát sinh bởi Bayer Việt Nam khi thực hiện hợp đồng với Bayer Hồng Kông. Việc Bayer Hồng Kông thực hiện quyền kiểm tra sổ sách, hồ sơ của Bayer Việt Nam là cần thiết cho mục đích kiểm tra chính xác và rõ ràng các chi phí dịch vụ Bayer Việt Nam đã gánh chịu trong quá trình thực hiện dịch vụ cho Bayer Hồng Kông.
Tuy nhiên, về phạm vi kiểm tra sổ sách, hồ sơ, để xác định chi phí phát sinh của Bayer Việt Nam khi thực hiện hợp đồng dịch vụ với Bayer Hồng Kông có hợp lý hay không, Bayer Hồng Kông chỉ cần kiểm tra các tài liệu, sổ sách, hồ sơ liên quan trực tiếp tới chi phí Bayer Việt Nam đã chi trả, không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ sổ sách, hồ sơ tại văn phòng của Bayer Việt Nam như quy định tại Điều III của Hợp đồng. Do đó, việc Bayer Hồng Kông được quyền kiểm tra sổ sách và hồ sơ tại văn phòng của Bayer Việt Nam trong giờ làm việc bình thường có thông báo trước cho thấy Bayer Hồng Kông đã kiểm soát toàn bộ hệ thống sổ sách, hồ sơ của Bayer Việt Nam và do đó Bayer Việt Nam đã mất tính độc lập trong phạm vi thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 6, Điều 5 Hiệp định thuế Việt Nam - Hồng Kông, Bayer Việt Nam đã mất quyền kiểm soát sổ sách, hồ sơ và trở nên phụ thuộc vào Bayer Hồng Kông trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, Bayer Hồng Kông được xác định là có cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua Bayer Việt Nam.
Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị Bayer Việt Nam thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại công văn số 3589/TCT-HTQT ngày 26/8/2014 và công văn số 313/TCT-HTQT ngày 27/01/2015 của Tổng cục Thuế.
Trường hợp Bayer Việt Nam không đồng ý với cách giải quyết tại công văn này và các công văn hướng dẫn trước đó của Tổng cục Thuế, Bayer Việt Nam có thể thông báo cho Bayer Hồng Kông giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Hồng Kông để tiến hành thủ tục thỏa thuận song phương theo quy định tại Điều 24 (Thủ tục thỏa thuận song phương) của Hiệp định.
Tổng cục Thuế thông báo để Chi nhánh Công ty TNHH Bayer Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3495/TCT-CS về việc xác định cơ sở thường trú đối với quỹ đầu tư nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn số 4014/TCT-HTQT về việc xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 2652/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú trong giao dịch bán hàng hóa nhập khẩu tại kho ngoại quan ở Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 47476/CT-HTr năm 2015 về chi phí phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 3040/TCT-HTQT năm 2018 về xác định cơ sở thường trú của công ty UPS tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Thông tư liên tịch 07/2001/TTLT/BKH-TCTK hướng dẫn ngành nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê ban hành
- 2Công văn số 3495/TCT-CS về việc xác định cơ sở thường trú đối với quỹ đầu tư nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn số 4014/TCT-HTQT về việc xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Quyết định 337/QĐ-BKH năm 2007 quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hồng Kông
- 6Công văn 313/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hồng Kông do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 2652/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú trong giao dịch bán hàng hóa nhập khẩu tại kho ngoại quan ở Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 47476/CT-HTr năm 2015 về chi phí phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 3040/TCT-HTQT năm 2018 về xác định cơ sở thường trú của công ty UPS tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 1934/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú của Bayer Hồng Kông tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1934/TCT-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/05/2015
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết