Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/BNN-TCTL
V/v kế hoạch Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT năm 2012

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2012

 

Kính gửi:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Tài chính

 

Ngày 30 tháng 12 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 3881/BNN-TCTL về việc kế hoạch Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT năm 2012; tiếp thu ý kiến góp ý tại cuộc họp ngày 03/01/2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sửa đổi, bổ sung dự kiến phân bổ kinh phí năm 2012 đối với các Bộ, ngành và các địa phương, cụ thể như sau:

Đơn vị: triệu đồng

TT

Bộ, ngành, địa phương

Tổng

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp

I

Các Bộ ngành

49.250

20.000

29.250

II

Địa phương

816.750

730.000

86.750

1

Miền núi phía Bắc

232.650

211.500

21.550

2

Đồng bằng sông Hồng

123.500

109.700

13.800

3

Bắc Trung Bộ

97.250

88.100

9.150

4

Duyên hải miền Trung

103.500

92.700

10.800

5

Tây nguyên

59.150

52.000

7.150

6

Đông Nam Bộ

23.250

18.500

4.750

7

Đồng bằng sông Cửu Long

177.450

157.500

19.950

 

Tổng cộng

866.000

750.000

116.000

(Chi tiết xem báo cáo và phụ lục kèm theo)

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí kế hoạch năm 2012 theo đề xuất nêu trên./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Vụ: Kế hoạch, Tài chính;
- Lưu: VT, TCTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Xuân Học

 

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011, KẾ HOẠCH NĂM 2012 CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT
(Kèm theo công văn số 19/BNN-TCTL ngày 05/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên nội dung Chương trình chưa được phê duyệt nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự quan tâm của các Bộ, ngành, đoàn thể, UBND các cấp, sự hỗ trợ của các nhà tại trợ quốc tế và sự tiếp tục ủng hộ của nhân dân nên Chương trình đã đạt được kết quả tương đối tốt, cụ thể như sau:

Theo báo cáo của các địa phương và Bộ, ngành đoàn thể tham gia thực hiện Chương trình, dự kiến kết quả Chương trình năm 2011 như sau:

I. ƯỚC KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011

1. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành:

- Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006 - 2010. Tổ chức xét thưởng đối với các tập thể và cá nhân của các Bộ ngành, địa phương có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn  2006 - 2010;

- Xây dựng Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt

- Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện Bộ Chỉ số theo dõi đánh giá Chương trình trên toàn quốc. Đã nhận được báo cáo kết quả thực hiện Bộ chỉ số của 63/63 tỉnh, thành phố (với phạm vi đã thực hiện: 14.998.009 hộ/61.857.487 người). Bộ NN&PTNT đã yêu cầu UBND các tỉnh công bố kết quả các chỉ số về nước sạch và VSMTNT đến hết năm 2010.

- Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán tại 18 tỉnh và các Bộ thực hiện Chương trình. Trong tổng số vốn được phép sử dụng là 538 tỷ đồng, phải xử lý là 15 tỷ đồng, trong đó phải thu hồi nộp ngân sách là 1,248 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,02%, thấp hơn năm 2009 và đảm bảo yêu cầu của nhà tài trợ.

- Chỉ đạo các địa phương tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch & VSMTNT theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ phát động từ ngày 29/4 đến 6/5 hàng năm;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các tỉnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2011; Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình tại một số địa phương; Thành lập 03 nhóm tư vấn lưu động hỗ trợ cho 15 địa phương còn khó khăn trong việc thực hiện Chương trình.

- Xây dựng dự thảo Thông tư liên bộ giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác xã hội hóa nước sạch.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

- Triển khai, theo dõi các hoạt động, dự án sử dụng nguồn vốn do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý và hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ.

- Chỉ đạo các địa phương triển khai đề án kiểm soát Chất lượng nước theo Thông tư số 14 kiểm tra đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và tập huấn cho các địa phương việc kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt.

- Chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Cấp nước và vệ sinh tại 11 xã điểm mô hình Nông thôn mới;

- Tổ chức triển khai các hoạt động ứng dụng từ Quỹ nghiên cứu của các nhà tài trợ. Đến nay đã có 5/5 hoạt động đã được nghiệm thu.

2. Kết quả thực hiện:

2.1. Mục tiêu:

Ước Kết quả thực hiện Chương trình năm 2011 theo báo cáo của các địa phương tỷ lệ cấp nước HVS bình quân khoảng 83% và tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS: 63%. Tuy nhiên căn cứ theo bộ chỉ số giám sát đánh giá thì tỷ lệ cấp nước HVS bình quân là 78% (trong đó cấp nước đạt quy chuẩn của Bộ Y tế là 37%) và tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS là 55%.

2.2. Khối lượng:

Cấp nước hợp vệ sinh: tăng thêm khoảng 1,2 triệu người dân.

Nhà tiêu hợp vệ sinh: tăng thêm khoảng 400.000 hộ gia đình.

Công trình công cộng: tăng thêm khoảng 1.000 công trình.

2.3. Tổng vốn đầu tư: khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó

- Vốn NSTW: 668 tỷ đồng (ĐTPT: 620 tỷ, SN: 48 tỷ) - chiếm 11,62%.

+ Các Bộ, ngành TW: 50,5 tỷ đồng chiếm 7,56%

+ Các địa phương: 617,5 tỷ đồng chiếm 92,44%

- Vốn Quốc tế: 1.250 tỷ - chiếm tỷ lệ 21,74%.

- Vốn tín dụng ưu đãi: 2.400 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 38,26%

- Vốn Chương trình, dự án khác: 250 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 4,35%

- Vốn ngân sách địa phương: 450 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 6,95%.

- Vốn dân đóng góp và khác: 982 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 17,08%.

2.4. Thực hiện giải ngân

Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh đã cơ bản hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn trung ương và các nhà tài trợ hòa đồng ngân sách hỗ trợ.

3. Hoạt động của các Bộ, ngành, đoàn thể tham gia thực hiện Chương trình:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở ở các địa phương triển khai thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao

- Tổ chức các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều đợt truyền thông trực tiếp tới các vùng trên cả nước như tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày Môi trường thế giới…

- Tiến hành đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ, cộng tác viên các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

- Tổ chức nhiều hoạt động sản xuất các tài liệu tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường như pa nô, tờ gấp…

- Xây dựng các mô hình thí điểm:

+ Hội Phụ nữ Việt Nam: Xây dựng mô hình “Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi kết hợp nuôi giun quế cải thiện điều kiện VSMT” tại 5 tỉnh: Bắc Giang, Huế, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Tĩnh.

+ Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với mô hình làng, xã Xanh - Sạch - Đẹp Đội thanh niên tình nguyện thu gom rác thải.

+ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Xây dựng mô hình “nhà tiêu hợp vệ sinh”.

+ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: triển khai các mô hình công nghệ mới: Nghiên cứu triển khai công nghệ xử lý nước vùng lũ lụt, thử nghiệm mô hình cầu tiêu thích hợp cho vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu và triển khai thiết bị sử dụng vật liệu ô xít hỗn hợp kích thước nanomet hệ Fe - Mn để hấp phụ sắt, mangan và asen trong nước sinh hoạt ở hộ gia đình, Mô hình công nghệ xử lý nước mặt, cấp nước sinh hoạt cho cụm dân cư làng Nà Cúm huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an triển khai các dự án cấp nước cho các đơn vị và khu dân cư lân cận

4. Công tác hợp tác quốc tế:

- Triển khai việc tiếp nhận và phân bổ nguồn vốn bổ sung 6,5 triệu USD (tương đương 136 tỷ đồng) cho Chương trình từ nguồn vốn của Ausaid để đầu tư cho các công trình cấp nước và vệ sinh cho các huyện nghèo thuộc 16 tỉnh theo Quyết định 30a của Chính phủ;

- Tích cực thực hiện các thủ tục để tiếp nhận hiệp định tài trợ dự án cấp nước cho 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2 với kinh phí 200 triệu USD.

- Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư Dự án cấp nước do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.

- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thành dự thảo Hiệp định viện trợ không hoàn lại 112 triệu USD của Đan Mạch, Anh và Úc theo phương thức hòa đồng ngân sách giai đoạn 2012 - 2016.

- Tiếp tục tăng cường phối hợp và tổ chức thực hiện nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức Unicef, các NGO theo quy định trong việc thực hiện Chương trình.

II. KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2012

1. Định hướng ưu tiên:

- Ưu tiên các vùng sâu, vùng xa; vùng ven biển; vùng thường xuyên hạn hán, khó khăn về nguồn nước, lũ lụt; vùng nguồn nước bị ô nhiễm (Asen,…).

- Chú trọng tới người nghèo, tập trung ưu tiên đầu tư công trình cấp nước và vệ sinh các xã nông thôn mới; tăng kinh phí cho những nơi mà độ bao phủ về cấp nước và vệ sinh đối với người nghèo thấp hơn độ bao phủ bình quân.

- Tập trung cho các công trình hoàn thành, chuyển tiếp; công trình trọng điểm; nâng cấp, mở rộng các công trình xuống cấp để tăng hiệu quả sử dụng.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện mục tiêu cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế.

- Tăng cường các hoạt động nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu vệ sinh hộ gia đình.

- Chú trọng công tác truyền thông, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức; giám sát đánh giá; vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung đảm bảo hoạt động bền vững.

- Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, đặc biệt là công trình cấp nước tập trung.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.

2. Mục tiêu:

- 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 39% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT.

- 57% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- 39% số hộ gia đình ở nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.

- 88% trường học mầm non, phổ thông và 92% trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và được quản lý, sử dụng tốt.

3. Khối lượng thực hiện:

- Cấp nước hợp vệ sinh: tăng thêm khoảng 1,2 triệu người dân.

- Nhà tiêu hợp vệ sinh: tăng thêm khoảng 320.000 hộ gia đình.

- Công trình cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế: tăng thêm khoảng 800 công trình.

4. Tổng vốn đầu tư:

Trên cơ sở kết quả mục tiêu cần đạt được năm 2012, khả năng cân đối các nguồn lực, tổng nguồn vốn đầu tư cần huy động khoảng 6.600 tỷ đồng.

Phân theo các hạng mục đầu tư

- Cấp nước:                                    4.700 tỷ đồng

- Vệ sinh hộ gia đình:                      1.440 tỷ đồng

- Cấp nước và vệ sinh trường học:     240 tỷ đồng

- Cấp nước và vệ sinh trạm y tế:          36 tỷ đồng

- Các hoạt động sự nghiệp:               184 tỷ đồng

Phân theo nguồn vốn:

- Vốn NSTW: 803 tỷ đồng - chiếm 12,2%.

- Vốn Quốc tế: 1.400 tỷ - chiếm tỷ lệ 21,2%.

+ Đan Mạch, Úc, Hà Lan và DFID: 450 tỷ đồng.

+ Ngân hàng thế giới (WB): 700 tỷ đồng.

+ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): 180 tỷ đồng.

+ Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef): 30 tỷ đồng.

+ Các dự án quốc tế khác: 40 tỷ đồng.

- Vốn tín dụng ưu đãi: 2.600 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 39,4%.

- Vốn ngân sách địa phương: 850 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 12,9%.

- Vốn dân đóng góp và khác: 947 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 14,3%.

5. Tiêu chí phân bổ vốn:

5.1. Đối với vốn đầu tư phát triển:

a. Các tiêu chí cụ thể:

(1) Ưu tiên các tỉnh miền núi; vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các tỉnh thường xuyên hạn hán, khó khăn nguồn nước, đặc biệt là các tỉnh có nguồn nước bị ô nhiễm (Asen…);

(2) Tập trung cho các công trình hoàn thành, chuyển tiếp; công trình trọng điểm; nâng cấp, mở rộng các công trình xuống cấp để tăng hiệu quả sử dụng.

(3) Tập trung cho các công trình cấp nước và vệ sinh trường học, trạm xá.

(4) Đầu tư công trình cấp nước cho các xã nông thôn mới.

(5) Số dân chưa được tiếp cận sử dụng nước sinh hoạt;

b. Các tỉnh trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ.

c. Không hỗ trợ vốn ĐTPT đối với các tỉnh có tỷ lệ % được hưởng ngân sách cao như: Hà Nội 42%, TP HCM 23%, Đồng Nai 51%, Bình Dương 40%, Bà Rịa - Vũng Tàu 44% (Nghị quyết 1002/2010/UBTVQH12 ngày 19/11/2010).

5.2. Đối với vốn sự nghiệp:

(1) Số hộ dân nông thôn;

(2) Ưu tiên thực hiện mục tiêu vệ sinh;

(3) Tập trung cho các hoạt động truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực, giám sát đánh giá, chất lượng nước.

5.3. Tiêu chí giảm trừ:

(1) Năng lực thực hiện của các tỉnh;

(2) Chế độ chấp hành báo cáo và chất lượng báo cáo theo hướng dẫn;

(3) Các tỉnh đang có dự án ODA đầu tư trực tiếp.

6. Nhiệm vụ trọng tâm:

6.1. Trung ương:

a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện các văn bản chính sách: Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí chi cho Chương trình; Thông tư hướng dẫn Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn; Thông tư phối hợp 03 ngành Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Trực tiếp chỉ đạo các địa phương việc triển khai thực hiện các dự án 1 và dự án 3, tập trung các mục tiêu nước sạch, chuồng trại chăn nuôi.

- Hoàn thiện khung kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012 - 2015 và tăng cường công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình.

- Chỉ đạo các địa phương cập nhật Bộ chỉ số theo dõi đánh giá Nước sạch & VSMTNT; triển khai đề án quản lý chất lượng nước; công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước, quản lý khai thác và vận hành công trình sau đầu tư.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong việc thúc đẩy việc triển khai nguồn vốn hỗ trợ cho việc mở rộng vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

- Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, đặc biệt là công trình cấp nước tập trung.

- Hướng dẫn các địa phương và các Bộ ngành xây dựng kế hoạch trung hạn của Chương trình giai đoạn 2013 - 2015 trình Chính phủ.

- Phối hợp với các Bộ, ngành tập huấn và hướng dẫn các địa phương xây dựng Chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn từng tỉnh phù hợp với nội dung Chương trình đã được Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng và đề xuất các nhà tài trợ về kế hoạch khung hỗ trợ kỹ thuật cho Chương trình giai đoạn 2012 - 2015.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động thí điểm về công nghệ cấp nước và mô hình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, chú trọng các công nghệ quy mô hộ gia đình.

b. Bộ Y tế:

- Sửa đổi Thông tư Hướng dẫn kiểm tra giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình phù hợp với các Quy chuẩn mới ban hành; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi các văn bản liên quan đến thực hiện Chương trình.

- Trực tiếp chỉ đạo các địa phương việc triển khai thực hiện các dự án 2, tập trung các mục tiêu cấp nước và vệ sinh trạm y tế, vệ sinh hộ gia đình.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT hoàn thiện khung kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012 - 2015 và tăng cường công tác Thông tin - Giáo dục- Truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ, cộng tác viên mạng lưới y tế tham gia thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT trong việc thúc đẩy việc triển khai nguồn vốn hỗ trợ cho việc mở rộng vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Hướng dẫn các địa phương tổng hợp kết quả thực hiện, xây dựng kế hoạch trung hạn thuộc lĩnh vực phụ trách của Chương trình giai đoạn 2013 - 2015 gửi Bộ Nông nghiệp & PTNT tổng hợp trình Chính phủ.

- Tiếp tục triển khai, tập huấn các mô hình vệ sinh hộ gia đình.

c. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Trực tiếp chỉ đạo các địa phương việc triển khai thực hiện các tiểu dự án 2 - dự án 1, tập trung các mục tiêu cấp nước và vệ sinh trường học.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT hoàn thiện khung kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012 - 2015 và tăng cường công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ ngành giáo dục thực hiện Chương trình.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch trung hạn thuộc lĩnh vực phụ trách của Chương trình giai đoạn 2013 - 2015 gửi Bộ Nông nghiệp & PTNT tổng hợp trình Chính phủ.

d. Các Bộ, ngành khác có liên quan:

- Tăng cường công tác chỉ đạo và triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Tăng cường lĩnh vực Thông tin - Giáo dục - Truyền thông các cấp, tuyến cơ sở theo mạng lưới hoạt động.

6.2. Địa phương:

- Tăng cường chỉ đạo các Sở, ngành và UBND các cấp tích cực và phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Chỉ đạo các Sở, ngành xây dựng Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn theo tinh thần Quyết định 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các Sở, ngành và UBND các cấp trong việc thực hiện.

- Đối với các tỉnh chưa hoàn thành và công bố số liệu giám sát đánh giá, cần khẩn trương thực hiện hoàn thành và công bố kết quả thực hiện làm cơ sở xây dựng Chương trình trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2015.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn tham gia thực hiện Chương trình.

- Tăng cường công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông các cấp từ tuyến tỉnh đến cơ sở và người dân.

- Đối với việc bố trí phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình năm 2012 thực hiện theo tinh thần công văn số 8845/BKHĐT-TCTT ngày 21/12/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách trung ương thực hiện các Chương trình MTQG năm 2012, tập trung các nhiệm vụ ưu tiên, trong đó:

+ Ưu tiên đối với các vùng nghèo, người nghèo.

+ Đối với công trình cấp nước: tập trung bố trí các công trình hoàn thành, chuyển tiếp, các công trình khởi công mới có khả năng hoàn thành trong năm 2012;

+ Đối với các công trình công cộng: bố trí ưu tiên đối với công trình cấp bách, công trình thuộc các vùng sâu, vùng xa.


PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2012 CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH & VSMTNT
(Kèm theo công văn số 19/BNN-TCTL ngày 05/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bộ, ngành và địa phương

Dân số nông thôn năm 2011

Ước thực hiện 2011

Kế hoạch 2012

Mục tiêu

Vốn chương trình

Mục tiêu

Tổng cộng (triệu đồng)

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp

Nước HVS

Vệ sinh HGĐ

Nước HVS

Vệ sinh

C. trại

Y tế

T. học

Cộng

Dự án 1

Dự án 2 (tiểu DA 2)

Cộng

Dự án 1 (Tiểu DA 3)

Dự án 2 (Tiểu DA 1)

Dự án 3

Tiểu DA 1

Tiểu DA 2

Tổng cộng:

 

78

55

1,279,100

80

57

39

92

88

866,000

750,000

675,250

42,450

32,300

116,000

3,400

28,600

84,000

Bộ, ngành

 

 

 

50,500

 

 

 

 

 

49,250

20,000

20,000

0

0

29,250

0

0

29,250

Bộ NN&PTNT

 

 

 

12,900

 

 

 

 

 

10,950

 

 

 

 

10,950

 

 

10,950

Đoàn TNCSHCM

 

 

 

2,900

 

 

 

 

 

1,000

 

 

 

 

1,000

 

 

1,000

Hội Nông dân VN

 

 

 

1,100

 

 

 

 

 

2,000

 

 

 

 

2,000

 

 

2,000

Hội LH Phụ nữ VN

 

 

 

800

 

 

 

 

 

1,500

 

 

 

 

1,500

 

 

1,500

Ủy ban Dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

700

 

 

 

 

700

 

 

700

Viện KHCN VN

 

 

 

1,000

 

 

 

 

 

1,800

 

 

 

 

1,800

 

 

1,800

Bộ Công an

 

 

 

5,750

 

 

 

 

 

3,300

3,000

3,000

 

 

300

 

 

300

Bộ Quốc phòng

 

 

 

17,000

 

 

 

 

 

17,000

17,000

17,000

 

 

 

 

 

 

Bộ Y tế

 

 

 

7,000

 

 

 

 

 

7,000

 

 

 

 

7,000

 

 

7,000

Bộ Giáo dục và ĐT

 

 

 

2,050

 

 

 

 

 

4,000

 

 

 

 

4,000

 

 

4,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa phương

60,679,717

78

55

1,228,600

80

57

39

92

88

816,750

730,000

655,250

42,450

32,300

86,750

3,400

28,600

54,750

MN phía Bắc

9,332,127

74

41

386,900

76

43

37

88

81

232,650

211,500

185,200

15,050

11,250

21,150

200

7,500

13,450

Hà Giang

640,979

61

30

38,000

63

32

25

95

61

22,550

21,000

18,000

2,600

400

1,550

 

500

1,050

Tuyên Quang

634,967

63

33

21,000

65

36

38

100

100

15,550

14,000

14,000

 

 

1,550

 

550

1,000

Cao Bằng

424,547

83

36

39,000

85

39

16

80

88

22,550

21,000

16,800

2,400

1,800

1,550

 

500

1,050

Lạng Sơn

592,583

76

27

14,000

78

28

32

97

72

10,550

9,000

8,000

600

400

1,550

 

500

1,050

Lào Cai

485,569

81

34

25,000

83

37

22

90

70

20,000

18,450

16,000

2,000

450

1,550

 

550

1,000

Yên Bái

599,998

70

37

23,600

73

38

46

97

100

14,450

12,900

12,600

 

300

1,550

 

550

1,000

Thái Nguyên

840,177

72

49

21,300

75

52

49

100

100

17,300

16,000

15,600

 

400

1,300

 

500

800

Bắc Kạn

247,995

75

44

18,000

78

45

37

82

43

12,000

10,650

8,100

2,050

500

1,350

 

550

800

Phú Thọ

1,109,214

77

46

33,000

79

48

47

84

52

17,400

15,800

12,000

3,000

800

1,600

 

400

1,200

Bắc Giang

1,412,820

85

70

26,000

86

72

65

86

100

16,550

15,100

14,600

 

500

1,450

 

450

1,000

Hòa Bình

670,438

74

38

20,350

76

40

41

71

75

13,400

12,000

8,100

1,200

2,700

1,400

 

600

800

Sơn La

934,966

75

34

39,600

78

36

25

87

100

20,000

18,450

17,750

 

700

1,550

200

650

700

Lai Châu

318,736

66

18

38,300

69

20

11

98

66

16,350

14,700

13,000

1,200

500

1,650

 

650

1,000

Điện Biên

419,137

60

22

29,750

65

24

20

69

100

14,000

12,450

10,650

 

1,800

1,550

 

550

1,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐB Sông Hồng

13,915,676

82

73

159,050

84

75

48

96

95

123,500

109,700

102,800

3,000

3,900

13,800

1,200

3,600

9,000

Hà Nội

3,838,261

85

95

600

86

98

60

100

100

500

 

 

 

 

500

 

0

500

Hải Phòng

994,585

88

67

4,700

90

69

46

98

94

6,100

4,900

4,000

600

300

1,200

 

300

900

Quảng Ninh

570,739

84

70

8,000

86

72

66

100

100

5,200

4,000

4,000

 

 

1,200

 

300

900

Hải Dương

1,383,562

86

74

19,500

88

76

57

94

100

13,300

12,000

11,400

 

600

1,300

 

300

1,000

Hưng Yên

994,485

88

58

18,950

90

60

50

96

72

11,300

10,000

8,500

1,200

300

1,300

 

300

1,000

Vĩnh Phúc

779,656

66

51

16,000

68

53

44

98

100

16,000

14,450

14,150

 

300

1,550

300

400

850

Bắc Ninh

785,969

92

72

14,050

93

74

57

100

96

9,800

8,500

7,900

600

 

1,300

 

400

900

Hà Nam

710,618

72

55

20,000

74

58

49

86

55

18,000

16,700

15,100

600

1,000

1,300

300

400

600

Nam Định

1,505,705

85

70

20,100

87

71

45

100

100

16,250

14,850

14,850

 

 

1,400

 

400

1,000

Ninh Bình

740,578

84

71

18,550

86

73

40

90

100

12,600

11,300

10,700

 

600

1,300

300

400

600

Thái Bình

1,611,517

65

55

18,600

68

57

25

91

100

14,450

13,000

12,200

 

800

1,450

300

400

750

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắc Trung Bộ

8,513,092

68

41

143,550

70

42

45

88

81

97,250

88,100

75,550

6,700

5,850

9,150

500

3,250

5,400

Thanh Hóa

3,055,699

69

38

39,000

72

39

41

93

64

23,050

21,300

18,000

2,500

800

1,750

 

650

1,100

Nghệ An

2,555,801

62

26

30,500

64

27

50

94

92

23,700

21,800

19,000

1,200

1,600

1,900

300

650

950

Hà Tĩnh

1,048,493

68

57

24,500

70

60

57

64

86

17,450

16,000

13,000

1,200

1,800

1,450

200

550

700

Quảng Bình

721,340

58

39

17,250

60

40

17

78

91

14,450

13,000

11,700

600

700

1,450

 

500

950

Quảng Trị

434,668

78

67

21,950

80

69

42

100

100

12,300

11,000

10,650

 

350

1,300

 

500

800

Thừa Thiên Huế

697,091

86

72

10,350

88

74

33

88

84

6,300

5,000

3,200

1,200

600

1,300

 

400

900

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DH Miền Trung

5,845,668

83

66

174,050

85

67

50

94

83

103,500

92,700

83,000

6,000

3,700

10,800

400

3,150

7,250

Đà Nẵng

117,234

87

84

9,750

90

86

63

100

100

7,800

6,500

6,500

 

 

1,300

100

250

950

Quảng Nam

1,158,913

81

73

19,550

82

74

47

93

81

14,400

13,000

11,800

600

600

1,400

 

400

1,000

Quảng Ngãi

1,042,381

77

68

18,700

79

69

30

84

62

11,050

9,600

6,500

2,400

700

1,450

300

400

750

Bình Định

1,077,551

87

58

28,400

89

60

67

100

74

17,250

15,800

14,000

1,800

 

1,450

 

400

1,050

Phú Yên

675,548

80

56

17,000

82

57

70

98

80

11,300

10,000

8,500

 

1,500

1,300

 

400

900

Khánh Hòa

770,598

85

70

10,350

87

72

40

100

100

5,900

4,600

4,000

 

600

1,300

 

400

900

Ninh Thuận

362,023

80

61

52,850

83

63

34

100

97

24,500

23,200

22,000

1,200

 

1,300

 

450

850

Bình Thuận

711,420

90

66

17,450

92

68

53

96

89

11,300

10,000

9,700

 

300

1,300

 

450

850

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tây Nguyên

3,708,502

73

44

100,900

75

46

36

95

89

59,150

52,000

44,700

4,800

2,500

7,150

300

2,350

4,500

ĐăkLăk

1,346,488

71

49

21,100

73

51

37

85

75

13,450

12,000

8,700

2,400

900

1,450

 

400

1,050

Đăk Nông

419,938

75

49

18,300

77

52

47

100

66

11,300

10,000

7,600

2,400

 

1,300

 

500

800

Gia Lai

914,626

76

33

20,000

78

35

35

100

100

12,550

11,000

10,700

 

300

1,550

300

550

700

Kon Tum

287,073

73

36

28,500

75

38

23

98

100

14,550

13,000

12,200

 

800

1,550

 

500

1,050

Lâm Đồng

740,378

74

48

13,200

75

50

35

94

100

7,300

6,000

5,500

 

500

1,300

 

400

900

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đông Nam Bộ

6,055,487

92

79

28,800

92

81

63

100

100

23,250

18,500

16,600

1,500

400

4,750

300

1,700

2,750

Bình Dương

1,050,898

97

92

600

98

93

77

100

100

500

 

 

 

 

500

 

200

300

Bình Phước

731,660

76

43

16,050

78

45

32

100

97

13,950

12,500

10,600

1,500

400

1,450

300

400

750

Tây Ninh

900,898

86

53

10,350

88

55

58

100

100

7,300

6,000

6,000

 

 

1,300

 

500

800

Đồng Nai

1,666,627

94

84

600

94

86

70

100

100

500

 

 

 

 

500

 

200

300

Bà Rịa-Vũng Tàu

501,802

92

89

600

93

90

75

100

100

500

 

 

 

 

500

 

200

300

TP. Hồ Chí Minh

1,203,602

97

98

600

87

99

79

100

100

500

 

 

 

 

500

 

200

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐB sông CL

13,309,165

77

39

236,350

80

41

47

92

91

177,450

157,500

147,400

5,400

4,700

19,950

500

7,050

12,400

Long An

1,189,174

90

55

15,300

91

58

50

100

88

13,950

12,500

11,000

1,200

300

1,450

100

400

950

Tiền Giang

1,446,287

84

47

21,000

86

49

61

46

100

16,550

15,000

13,200

 

1,800

1,550

 

550

1,000

Bến Tre

1,132,160

72

25

19,550

74

27

33

93

95

12,500

11,000

9,300

1,200

500

1,500

 

500

1,000

Trà Vinh

852,101

91

27

23,050

92

29

40

100

74

17,050

15,500

15,300

200

 

1,550

 

500

1,050

Vĩnh Long

872,742

60

28

16,050

63

32

35

100

100

14,050

12,500

12,500

 

 

1,550

 

500

1,050

Cần Thơ

407,313

73

46

14,050

76

48

35

100

100

11,600

10,300

10,000

 

300

1,300

 

400

900

Hậu Giang

609,517

83

34

16,050

85

36

53

100

100

11,550

10,000

10,000

 

 

1,550

 

550

1,000

Sóc Trăng

1,043,182

86

32

16,700

88

35

52

100

100

13,250

11,500

11,500

 

 

1,750

 

600

1,150

An Giang

1,542,278

69

54

18,100

72

55

46

100

100

14,900

13,300

13,000

 

300

1,600

400

750

450

Đồng Tháp

1,382,960

64

38

19,550

68

40

63

100

69

13,450

12,000

11,000

700

300

1,450

 

550

900

Tiền Giang

1,236,468

77

39

19,550

79

41

46

100

99

11,600

10,000

8,800

900

300

1,600

 

600

1,000

Bạc Liêu

633,565

72

31

18,050

75

34

43

100

100

12,350

10,800

10,500

 

300

1,550

 

550

1,000

Cà Mau

961,419

85

33

18,350

87

35

35

82

57

14,650

13,100

11,300

1,200

600

1,550

 

600

950

Ghi chú:

Dự án 1: cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn, bao gồm các tiểu dự án

Tiểu dự án 1: xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình cấp nước.

Tiểu dự án 2: xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học

Tiểu dự án 3: xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

Dự án 2: vệ sinh nông thôn, bao gồm các tiểu dự án

Tiểu dự án 1: xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình

Tiểu dự án 2: xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế

Dự án 3: nâng cao năng lực, thông tin và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 19/BNN-TCTL về kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch vệ sinh môi trường năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 19/BNN-TCTL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 05/01/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Đào Xuân Học
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/01/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản