Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1871/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Hà Nam Ninh.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 3227/HQHNN-NV ngày 30/11/2021 của Cục Hải quan Hà Nam Ninh báo cáo vướng mắc về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế làm tài sản bảo đảm. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng
Ngày 20/4/2022, Ngân hàng Nhà nước có công văn số 2428/NHNN-PC về thẩm quyền xác nhận nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 như sau:
“Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định nợ xấu: “2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này”.
Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân:
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
...
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền”.
Khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng NN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, quy định:
“2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
3. Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. ... ”
Nghị quyết số 42/2017/QH14 không quy định cụ thể bộ phận/đơn vị của tổ chức tín dụng có thẩm quyền xác nhận nợ xấu của tổ chức tín dụng. Do đó, Tổng cục Hải quan căn cứ quy định nêu trên, các quy định khác có liên quan và việc phân cấp, phân quyền theo quy định nội bộ từng tổ chức tín dụng đối với hồ sơ vụ việc cụ thể để xác định thẩm quyền/phạm vi đại diện cho tổ chức tín dụng khi xác định nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của tổ chức tín dụng cho phù hợp”.
Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Hà Nam Ninh căn cứ ý kiến nêu trên của Ngân hàng Nhà nước để xác định thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của tổ chức tín dụng.
2. Về chính sách thuế khi bán tài sản đảm bảo.
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Căn cứ điểm b, điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định:
“b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới”.
“d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định”.
Tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định các trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế: “m) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan”
Tại điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật thuộc các trường hợp phải nộp thuế thì thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.
Tại điểm a khoản 8 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người khai thuế: “... Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ quy định tại điểm m khoản 4 Điều này thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người khai thuế”.
Tại khoản 6 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng thương mại: “Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, trường hợp người nộp thuế chưa kê khai, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan thì tổ chức tín dụng phải kê khai tờ khai mới, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan trước khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
Trường hợp tổ chức tín dụng không kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan hoặc tổ chức tín dụng không tự kê khai được thì cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Khoản thuế Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Nam phải nộp là khoản thuế Công ty cổ phần Thúy Đạt phải nộp theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa miễn thuế nhưng thay đổi mục đích sử dụng trước khi Ngân hàng bán đấu giá tài sản nên không thuộc đối tượng được hoàn trả tiền thuế.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Hà Nam Ninh được biết và thực hiện.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4551/TCHQ-TXNK năm 2019 về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 347/TCHQ-TXNK năm 2021 về xử lý tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 3995/TCHQ-TXNK năm 2021 về xử lý thuế đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 1916/TCHQ-TXNK năm 2022 về thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Thông tư 21/2013/TT-NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 3Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Bộ luật dân sự 2015
- 5Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 7Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 8Công văn 4551/TCHQ-TXNK năm 2019 về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 10Công văn 347/TCHQ-TXNK năm 2021 về xử lý tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 3995/TCHQ-TXNK năm 2021 về xử lý thuế đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 1916/TCHQ-TXNK năm 2022 về thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 1871/TCHQ-TXNK năm 2022 về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế làm tài sản bảo đảm do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1871/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/05/2022
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Trần Bằng Toàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra