Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1850/UBDT-CSDT
V/v trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị

Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 9525/VPCP-QHĐP ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Quảng Trị trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: “Đ nghị quan tâm chỉ đạo công tác dân tộc, tôn giáo”. Nội dung kiến nghị này thuộc lĩnh vực của các Bộ: Ủy ban Dân tộc; Bộ Nội vụ. Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Ủy ban dân tộc có ý kiến, cụ thể:

1. Về công tác dân tộc, Ủy ban dân tộc có ý kiến như sau:

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến công tác dân tộc, các văn kiện của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa IX), Trung ương đã ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/2/2003 về công tác dân tộc, trong đó nhấn mạnh; “Vn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”. Đại hội lần thứ X, XI, XII của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương đường lối về dân tộc và chính sách dân tộc.

Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 hiến định nhiều nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Hiến định về thẩm quyền của Quốc hội trong quyết định chính sách dân tộc. Đây là cơ sở để Chính phủ có căn cứ pháp luật cụ thể hóa thành các chính sách dân tộc. Chính phủ ban hành Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc; và Chiến lược về Công tác dân tộc theo Quyết định số 449/QĐ-TTg. Bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020... Các chương trình đã được cụ thể hóa bằng các đề án, chương trình, chính sách cụ thể, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đã nghiên cứu xây dựng, sửa đổi bổ sung 52 đề án chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nhiều đề án, chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để thực hiện từ năm 2021.

2. Về công tác tôn giáo, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau :

Trong những năm qua Bộ Nội vụ đã bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: chỉ đạo xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18/11/2016; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ Nội vụ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng; chỉ đạo xây dựng báo cáo đánh giá chuyên đề “Đánh giá việc thực hiện chính sách tôn giáo giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch 5 năm 2021 - 2025” phục vụ công tác xây dựng báo cáo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ và ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã hướng dẫn, đưa các hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, ổn định. Việc giải quyết nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo đạt kết quả rõ nét, tạo được sự đồng thuận trong chức sắc, chúc việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Nhìn chung, thời gian qua, tình hình hoạt động của các tôn giáo trên phạm vi cả nước cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật. Tổ chức giáo hội các cấp của các tôn giáo tích cực hướng dẫn tín đồ sống “tốt đời - đẹp đạo”, chấp hành tốt chính sách, pháp luật Nhà nước, giữ gìn quan hệ đoàn kết toàn dân. Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã tích cực hưởng ứng đóng góp cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt, Ban Tôn giáo Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 02 cuộc gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với các chức sắc cao cấp các tôn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất về các kiến nghị của các tổ chức tôn giáo tại Hội nghị. Thông qua các cuộc gặp mặt, tạo dư luận tích cực trong các tôn giáo và toàn xã Thông qua các cuộc gặp mặt, tạo dư luận tích cực trong các tôn giáo và toàn xã hội, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được lãnh đạo Bộ Nội vụ quan tâm, chỉ đạo kịp thời, phân công, phân cấp cho Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; cải cách hành chính được đẩy mạnh, cắt giảm nhiều thủ tục; hướng dẫn các tôn giáo sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiết kiệm thời gian, chi phí tạo sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Chính quyền các cấp quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật; từng bước củng cố tổ chức bộ máy hành chính đạo của Giáo hội, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo ổn định, đúng đường hướng hành đạo, tuân thủ pháp luật, gắn bó với dân tộc.

Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, lãnh đạo Bộ Nội vụ luôn quan tâm chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, đã kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần ổn định tình hình tôn giáo. Các kiến nghị, phản ánh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được xem xét, giải quyết kịp thời đã giảm được tình trạng khiếu kiện bức xúc, đông người, kéo dài, vượt cấp, tạo lòng tin của Nhân dân đối với cơ quan nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo giảm mạnh cả về số vụ và tính chất, quy mô.

Bộ Nội vụ cũng đã có các văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thúc đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo; hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài,... và triển khai các mặt công tác đối với hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo”, “đạo lạ”...

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo được duy trì thường xuyên theo kế hoạch. Thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020”. Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 50 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo và cập nhật thông tin về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo, triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 cho gần 10 ngàn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp.

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ, công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền tiếp tục được duy trì và phát huy; chủ động cung cấp thông tin và phản bác luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, tranh thủ sự ủng hộ của bên ngoài để xây dựng đất nước, đóng góp tích cực vào đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng, Nhà nước.

Kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian qua đã đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đưa các hoạt động tôn giáo vào quản lý theo pháp luật, giữ vững ổn định tình hình tôn giáo, đóng góp tích cực trong việc đảm bảo an ninh chính trị, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện, QH (để b.c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT;
- Cổng TTĐT của UBDT;
- Lưu: VT, CSDT (3).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Đỗ Văn Chiến

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1850/UBDT-CSDT năm 2020 về trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV về quan tâm chỉ đạo công tác dân tộc, tôn giáo do Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 1850/UBDT-CSDT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 28/12/2020
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Đỗ Văn Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản