Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17392/BTC-TĐKT | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 |
Kính gửi: | - Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; |
Căn cứ các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng và các quy định mới đã được sửa đổi, bổ sung, triển khai áp dụng trong toàn ngành năm 2014; nhằm tạo Điều kiện cho các đơn vị thực hiện thống nhất các nội dung trên; Bộ hướng dẫn tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2014 với những nội dung trọng tâm như sau:
1/- Tổng kết, chấm điểm, bình xét thi đua năm 2014:
- Nội dung tổng kết, cần đánh giá toàn diện các mặt hoạt động, công tác của đơn vị trong một năm; tập trung đánh giá việc tổ chức công tác thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm được giao trong năm 2014 gắn với kết quả thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và Chỉ thị, chỉ đạo của Bộ về từng lĩnh vực công tác cụ thể theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tổng kết đánh giá phải chỉ ra được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị so với Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, nêu bật được các mặt nổi trội so với năm 2013, các mặt hạn chế tồn tại; đánh giá sâu việc tổ chức thi đua, động viên cán bộ, công chức, viên chức đơn vị phấn đấu, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
- Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị (nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, các nhiệm vụ khác...về tiến độ, chất lượng, số lượng), ngoài nội dung tự đánh giá, cho điểm; cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý về thi đua sẽ triển khai việc lấy ý kiến và chấm chéo giữa các đơn vị trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định nhằm đảm bảo việc đánh giá được khách quan, toàn diện.
- Căn cứ kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị sẽ xem xét đến các tập thể thuộc đơn vị, đến tỷ lệ đề nghị khen thưởng các tập thể và đối với các cá nhân trong từng tập thể. Đối với các tập thể này, cần được đánh giá thực chất về mức độ hoàn thành nhiệm vụ để xếp loại theo các mức độ xuất sắc, tốt, hoàn thành, không hoàn thành để bình xét thi đua theo hướng tập thể hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ có nhiều cá nhân trong tập thể đó được đề nghị khen thưởng hơn các cá nhân thuộc các tập thể chỉ hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
- Trong bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thuộc đơn vị, cần đặc biệt quan tâm đến kết quả tổng kết, kiểm điểm công tác chuyên môn, đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức hàng năm; là cơ sở quan trọng để đơn vị lựa chọn tiêu biểu xuất sắc, cân đối số lượng đề nghị khen thưởng cho phù hợp với mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
- Trong thẩm định thành tích đối với các tập thể và cá nhân thuộc đơn vị khi xét các danh hiệu thi đua, cần xét đến tinh thần trách nhiệm và kết quả tham gia phong trào thi đua, thi đua nước rút, thi đua theo đợt, theo chuyên đề....do đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền phát động; đánh giá đầy đủ về mức độ phấn đấu hoàn thành các Mục tiêu và chỉ tiêu thi đua đã đăng ký; thông qua tổng kết phát hiện các điển hình tiên tiến để xây dựng, bồi dưỡng và tôn vinh kịp thời.
2/- Khen thưởng năm 2014 thực hiện các quy định sau:
2.2 - Khen thưởng và việc đề nghị khen thưởng phải phù hợp với thành tích đạt được, phải đảm bảo chặt chẽ về tiêu chuẩn, đầy đủ về quy trình, thủ tục. Thành tích đạt được trong Điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được đề nghị khen thưởng ở mức cao. Chú trọng khen thưởng đột xuất, khen thưởng các cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo, tận tụy trong lao động, công tác, người làm trực tiếp.
2.3 - Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo. Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ ngoài trách nhiệm người đứng đầu, còn xem xét đến trách nhiệm liên quan của tập thể ban lãnh đạo của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
2.4 - Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước (không đề nghị theo năm thành tích)
2.5 - Đối với cá nhân, trong 1 năm chỉ đề nghị một hình thức khen thưởng cấp nhà nước hoặc danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”; trường hợp đủ Điều kiện đề nghị 2 mức khen thì lựa chọn mức khen cao nhất, thuận lợi về thủ tục và có lợi nhất cho tập thể hoặc cho cá nhân thuộc đơn vị mình.
Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “CSTĐ ngành Tài chính” lần thứ hai.
2.6 - Việc xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” đối cá nhân công tác tại các tổ chức, cơ quan, đơn vị, tối đa không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” (quy định tại Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ)
2.7 - Việc xét và đề nghị danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính, ngoài tiêu chuẩn cá nhân có 3 năm liên tục đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, cần lựa chọn các cá nhân có thành tích tiêu biểu thể hiện qua phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Trường hợp trong 3 năm liên tục, có 1 lần trở lên được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, địa phương (hoặc Bằng khen về thành tích đột xuất) được xếp vào danh sách tiêu biểu xuất sắc theo thứ tự thời điểm nhận được Bằng khen gần nhất được xếp ưu tiên trước.
2.8 - Vận dụng trình khen đối với các cá nhân (đủ tuổi nghỉ theo chế độ hưu trí trong năm 2015) trong 5 năm gần đây chưa được khen cao (từ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ trở lên) mà tiêu chuẩn chưa đủ để đề nghị khen thường xuyên (vận dụng đối với 02 trường hợp: thiếu 1 năm nhưng đủ thành tích và hoặc thiếu 1 tiêu chuẩn thành tích nhưng đủ năm xét).
2.9 - Việc thẩm định thành tích để trình khen cao (cấp nhà nước) cho các tập thể, cá nhân không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn quy định mà còn phải cân đối chung giữa các đơn vị, giữa các tập thể trong cùng một đơn vị, giữa các cá nhân trong một tập thể; có xét đến các yếu tố về quá trình xây dựng và phát triển, thời gian công tác, đóng góp cống hiến xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị; các thành tích thật sự nổi bật tiêu biểu, đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
2.10 - Đối với các hình thức khen cao trở lên, đơn vị thực hiện công khai danh sách trước 10 ngày tổ chức họp Hội đồng TĐKT của đơn vị để xét duyệt.
2.11- Cơ quan TĐKT các cấp và cán bộ được giao làm công tác TĐKT các đơn vị, lưu ý các quy định trên khi tham mưu, tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị và Hội đồng TĐKT đơn vị thẩm định thành tích, đề nghị khen thưởng.
Riêng đối với danh hiệu “CSTĐ toàn quốc”, Hội đồng thi đua các đơn vị cân nhắc đề nghị, đảm bảo tính tiêu biểu, đại diện cho các lĩnh vực công tác của ngành, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn và quy trình lựa chọn; sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc.
Ngoài các quy định của Luật TĐKT, Nghị định, Thông tư về tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, Bộ hướng dẫn thêm một số nội dung sau:
3.1- Về tỷ lệ danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở quy định tại Mục 2.6, Điểm 3 nêu trên; các Tổng cục, các tổ chức, cơ quan, đơn vị được Bộ phận cấp thẩm quyền ký công nhận danh hiệu này, quy định việc thực hiện cho tổ chức cơ quan đơn vị mình.
Riêng Khối cơ quan Bộ (bao gồm các đơn vị không được phân cấp), các đơn vị chủ động Điều chỉnh số lượng theo biên chế đơn vị và số lượng các cá nhân được bình xét và đạt danh hiệu lao động tiên tiến; danh sách đề nghị được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới căn cứ vào mức độ, phạm vi, ảnh hưởng và hiệu quả sáng kiến của cá nhân mang lại.
3.2- Trong 1 tập thể thuộc đơn vị (Vụ, Cục và tương đương) có 01 cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, hoặc có dưới 70% cá nhân trong tập thể đó đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, (hoặc trường hợp có ≥ 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” nhưng không có cá nhân nào đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”) thì tập thể đó không đủ tiêu chuẩn để được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
3.3- Xét tặng Cờ thi đua của Bộ, Cờ thi đua của Chính phủ:
+ Các tập thể được đề nghị xét Cờ thi đua Chính phủ có ít nhất 1 lần được tặng Cờ thi đua của Bộ trong 03 năm liền kề trước năm đề nghị.
+ Việc xét và đề nghị phải đảm bảo hội đủ 03 tiêu chuẩn (hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu; nội bộ đoàn kết đi đầu, dẫn đầu trong thực hiện nhiệm vụ), bảo đảm tương quan chung giữa các tập thể, giữa các đơn vị.
+ Ưu tiên xét Cờ thi đua cho khối các đơn vị phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu và xây dựng cơ chế chính sách tài chính và các đơn vị có đăng ký phấn đấu từ đầu năm. Đủ tiêu chuẩn đề nghị Cờ thi đua của Bộ mới được xét Cờ thi đua Chính phủ, lựa chọn những tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất, số lượng không vượt quá 20% tổng số tập thể đạt đủ tiêu chuẩn được xét tặng Cờ thi đua của Bộ trong toàn ngành.
+ Căn cứ mặt bằng thành tích đạt được và để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm vào năm 2015; các đơn vị, các Tổng cục có tổ chức hệ thống dọc, cần lưu ý đến việc dự kiến các hình thức khen thưởng cao có liên quan đến tiêu chuẩn Cờ thi đua để đề nghị cho phù hợp.
4.1 - Năm 2014 có quy định mới về tiêu chuẩn (thay thế các danh hiệu thi đua) như “liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc “lập được thành tích xuất sắc/nhiều thành tích xuất sắc/ đặc biệt xuất sắc/ đặc biệt xuất sắc đột xuất... ”. Để xem xét đề nghị các hình thức khen thưởng từ thấp đến cao (Bằng khen của Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân Chương các hạng...). Nội dung các tiêu chuẩn mới này đề cập đến việc đánh giá, phân loại chất lượng công tác hàng năm.
Các nội dung tiêu chuẩn trên không phải là danh hiệu thi đua (không ban hành được quyết định hành chính), là việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao (đối với tập thể, đơn vị) và chức trách nhiệm vụ/ hoặc đạt yêu cầu chức danh nghiệp vụ (đối với cá nhân).
Như vậy, việc tổng kết, bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng phải thực hiện từ cơ sở và được tiến hành đồng thời với việc tổng kết công tác chuyên môn, kiểm điểm, đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
Bước 1: Căn cứ vào kết quả đánh giá để phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
Đối với cá nhân là công chức: (Điều 58 Luật Cán bộ, công chức),
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
(Trình tự, thủ tục đánh giá công chức hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 45, Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ).
Đối với cá nhân là viên chức:
Đánh giá phân loại viên chức thực hiện theo Điều 42, Luật Viên chức. Trình tự thủ tục đánh giá viên chức hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 37, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.
Bước 2: Ra thông báo nội dung đánh giá xếp loại công chức/viên chức.
Việc ra Thông báo là cần thiết vì công tác TĐKT và thành tích khen thưởng không chỉ áp dụng trong 1 năm mà cần tích lũy, cập nhật nhiều năm; mỗi một năm cần có xác nhận qua Thông báo để làm cơ sở xét cho năm sau. Thông báo xác nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ là tài liệu quan trọng để thẩm định thành tích công tác và đề nghị khen thưởng và do Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch Hội đồng TĐKT thực hiện.
Bước 3: Cơ quan TĐKT, Thường trực Hội đồng TĐKT các đơn vị lựa chọn các tập thể và cá nhân được đánh giá mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn về TĐKT (danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phù hợp), báo cáo Hội đồng TĐKT đơn vị quyết định.
5.2- Các đơn vị, các Tổng cục, nghiên cứu và bổ sung thêm nội dung này đối với hình thức Giấy khen để làm cơ sở cho việc vận dụng và xét khen thưởng cho thành tích năm 2014
6.1- Một số khái niệm:
+ Tại tiết b, Điều 4, NĐ 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ có quy định về nội dung sáng kiến, cụ thể: “Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận”.
+ “Giải pháp” được hiểu là cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
+ “Tác giả sáng kiến” là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình.
+ “Đồng tác giả sáng kiến” là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.
6.2 - Những giải pháp được coi là sáng kiến khi nó có tính mới trong phạm vi cơ sở (không trùng lắp và chưa có ai đề xuất, triển khai làm), đã được áp dụng mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả. Phạm vi, ảnh hưởng của sáng kiến là phạm vi sáng kiến đó được đem áp dụng và có hiệu quả thấy được (phạm vi đơn vị, cơ sở; phạm vi trong hệ thống, phạm vi ngành...)
6.3 - Các đơn vị (đặc biệt là các Tổng cục và tương đương có tổ chức hệ thống dọc) tiếp tục nghiên cứu để bổ sung thêm khái niệm sáng kiến cho phù hợp với đặc thù hoạt động và chức năng nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị mình.
6.4 - Quy trình xét công nhận sáng kiến liên quan đến việc bình xét danh hiệu thi đua:
+ Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở, công nhận sáng kiến cấp cơ sở; Hội đồng sáng kiến cấp Tổng cục công nhận sáng kiến toàn tổng cục; Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận sáng kiến cấp bộ và cấp đơn vị (đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ chưa được phân cấp).
+ Hội đồng sáng kiến các cấp thực hiện việc công khai danh sách cán bộ cùng tên sáng kiến đến toàn thể CBCNVC của đơn vị ít nhất 10 ngày trước khi Hội đồng sáng kiến họp, phương thức thực hiện công khai (bằng công văn, thông báo qua trang thông tin nội bộ, thư điện tử...) do đơn vị quyết định căn cứ vào Điều kiện cụ thể của đơn vị.
+ Trên cơ sở ý kiến tham gia góp ý của cán bộ đơn vị, bộ phận thư ký Hội đồng tổng hợp báo cáo Hội đồng xem xét, đánh giá, sau đó ra Quyết định công nhận sáng kiến.
+ Các cá nhân đạt mặt bằng tiêu chuẩn Lao động tiên tiến, sau đó có sáng kiến cải tiến được công nhận mới được đề nghị xét duyệt danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cơ sở.
- Riêng đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Hội đồng thi đua các đơn vị cân nhắc đề nghị, mỗi lĩnh vực công tác thuộc ngành Tài chính chỉ nên đề xuất 1 đại diện tiêu biểu để Hội đồng TĐKT Bộ Tài chính bỏ phiếu lựa chọn.
7/- Nội dung trình xét khen thưởng:
Nội dung tờ trình Bộ phải thể hiện được kết quả bình xét, lựa chọn của Hội đồng TĐKT từng cấp về tỷ lệ khen thưởng, trong đó có tỷ lệ danh hiệu CSTĐ cơ sở:
- Danh sách đề nghị khen thưởng được xếp theo thứ tự bình xét mức độ tiêu biểu xuất sắc từ cao xuống thấp (tập thể trước, cá nhân sau). Trong từng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cũng xếp theo thứ tự từ danh hiệu cao đến danh hiệu thấp, từ hình thức khen cao đến hình thức khen thấp để phân biệt sự hơn kém nhau về cấp độ “Tiêu biểu xuất sắc” giữa các tập thể, giữa các cá nhân cùng đạt tiêu chuẩn như nhau, cùng áp dụng một khung khen thưởng.
- Riêng đối với doanh nghiệp thuộc tuyến khen thưởng Bộ, nội dung tờ trình phải phản ánh rõ nét về kết quả sản xuất kinh doanh (có mức tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo thu nhập của người lao động và việc thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN...).
- Đối với các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp chỉ xét khen thưởng thường xuyên đối với cá nhân, tập thể làm việc tại trụ sở chính của Hội. Việc khen thưởng chuyên đề chỉ triển khai sau khi được Bộ duyệt chủ trương.
8/- Hoàn thiện thủ tục hồ sơ, báo cáo thành tích:
- Tất cả các bản kê khai thành tích của cá nhân và tập thể khi trình khen cao, phải bổ sung kịp thời các danh hiệu và hình thức khen thưởng của năm đang xét để đảm bảo tính liên tục và đầy đủ trong báo cáo thành tích khen thưởng.
- Năm 2014, hồ sơ đề nghị khen thưởng bổ sung thêm Thông báo xác nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân và Quyết định công nhận sáng kiến (có nội dung đánh giá cấp độ và hiệu quả sáng kiến mang lại)
- Hồ sơ, thủ tục xét khen cao (Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Huân Chương các loại) yêu cầu phải có Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trình khen gửi về Bộ. Riêng đối với danh hiệu CSTĐ ngành Tài chính và danh hiệu CSTĐ toàn quốc, quy định tỷ lệ đồng ý cần đạt từ 90% trở lên.
- Các danh hiệu và hình thức khen khác, Hội đồng TĐKT các cấp tự quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc lựa chọn 02 hình thức (biểu quyết, hoặc bỏ phiếu), tỷ lệ đồng ý cần đạt từ 70% trở lên.
9/- Khen thưởng quá trình cống hiến:
- Các đơn vị cần tiếp tục rà soát, thống kê, lập danh sách các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương cấp Vụ đã nghỉ hưu và sắp nghỉ hưu (đủ Điều kiện khen thưởng từ Huân Chương Lao động hạng Ba trở lên theo quy định tại Điều 15, 16, 17 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ), tổng hợp báo cáo gửi hồ sơ đề nghị về Bộ (qua Vụ TĐKT).
- Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 3 năm so với quy định chung.
- Riêng các Tổng cục có hệ thống dọc, có quá trình xây dựng phát triển lâu dài, cần bố trí 01 cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác này, phối hợp với bộ phận TCCB của đơn vị rà soát lại toàn bộ danh sách cán bộ lãnh đạo đơn vị các thời kỳ, trong đó lưu ý đến đội ngũ cán bộ cấp trưởng trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, đề nghị.
Hồ sơ trình riêng, nội dung yêu cầu cần có các văn bản, tài liệu thể hiện quá trình công tác, quyết định nghỉ hưu, quá trình tham gia BHXH, quyết định bổ nhiệm chức vụ lần đầu tương đương Vụ phó, thời gian đảm nhiệm chức vụ...
10/- Khen thưởng đối với các Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xét tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc Sở Tài chính về thành tích công tác chuyên môn và xét tặng Cờ thi đua được thực hiện như hàng năm, các Sở Tài chính cần lưu ý về số lượng trình và nội dung quy định tại Mục 2, Điều 1 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ban ngành, đoàn thể trung ương chỉ khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc cấp tỉnh quản lý khi tiến hành phát động thi đua chuyên đề”.
Thủ tục cần có thêm ý kiến của Ban TĐKT cùng cấp thẩm định, hiệp y để hạn chế việc khen trùng giữa Bộ và địa phương, đảm bảo tôn vinh được những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong công tác tài chính trên địa bàn.
11/-Thời gian nhận báo cáo tổng kết thi đua, tiếp nhận hồ sơ khen thưởng:
* Thời gian nhận báo cáo tổng kết thi đua: Trước 30/01/2015.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ khen thưởng
Đợt 1: Trước ngày 03/3/2015 đối với danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ Thi đua của Bộ, Cờ Thi đua của Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua toàn quốc.
Đợt 2: Chậm nhất trước ngày 01/4/2015. Hồ sơ gửi sau thời điểm trên do đơn vị chịu trách nhiệm.
* Khối Học viện và các Trường thuộc Bộ: Thực hiện theo niên khóa đào tạo, chậm nhất ngày 30/9/2015.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-BTC ngày 9/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ IV (28/8/1945- 28/8/2015) và các nội dung phát động thi đua kèm theo Chỉ thị 04/CT-BTC.
- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung quy định văn bản số 15880/BTC-TĐKT ngày 31/10/2014 của Bộ về việc hướng dẫn tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến các cấp trong ngành, phấn đấu hoàn thành xong trong quý II/2015, để tập trung chuẩn bị cho tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ IV vào tháng 8/2015.
- Hưởng ứng tích cực phát động thi đua của Bộ năm 2015, các đơn vị thuộc Bộ cần cụ thể hóa các Mục tiêu, nội dung thi đua để kịp thời phát động thi đua, ký giao ước thi đua năm 2015 phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao; triển khai tổ chức cho các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị ký "Giao ước thi đua". Các đơn vị, các Tổng cục và tương đương có tổ chức hệ thống dọc đăng ký số lượng Cờ thi đua của Chính phủ cho năm tiếp theo trước ngày 15/3 hàng năm.
- Trên cơ sở nhiệm vụ Bộ giao cho các Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV. Thủ trưởng các đơn vị, các Tổng cục cần chủ động chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch triển khai tại tổ chức, cơ quan, đơn vị mình ngay từ đầu năm các nội dung về công tác thi đua và khen thưởng, trong đó định hướng xây dựng điển hình tiên tiến, các tập thể cá nhân đạt tiêu chuẩn khen cao và khen bậc cao.
Trên đây là hướng dẫn tổng kết công tác thi đua và bình xét khen thưởng năm 2014, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI CHÍNH |
|
Đơn vị |
|
BÁO CÁO SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN
theo tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sỹ thi đua …………………..
(Kèm theo Công văn số: 17392/BTC-TĐKT ngày 28/11/2014 của Bộ Tài chính)
1- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có sáng kiến (hoặc không quá 5 người)
.............................................................................................................................................
2- Tên sáng kiến/cải tiến/đề tài:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3- Khái quát đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4- Mô tả nội dung sáng kiến:
5- Thời gian đã áp dụng, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày... tháng năm | Thủ trưởng đơn vị |
Một số lưu ý:
- Yêu cầu “Báo cáo sáng kiến” cần đầy đủ nội dung, ngắn gọn, súc tích; đối với cấp cơ sở độ dài trong khuôn khổ 01 trang giấy khổ A4; cấp ngành không quá 2 trang; cấp toàn quốc không quá 3 trang. Trường hợp là Đề tài nghiên cứu, cần có tóm tắt đề tài Khoảng 1 trang và bản sao Quyết định nghiệm thu đề tài hoặc công nhận đề tài kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng.
- Người đứng đầu Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ ký xác nhận sau khi Hội đồng sáng kiến cấp đơn vị công nhận, Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị bình xét, đề nghị.
- Các cá nhân công tác tại các Vụ, Cục thuộc Cơ quan Bộ thì gửi "Báo cáo sáng kiến" kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng về Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ (Vụ TĐKT).
- Đối với các Tổng cục và tương đương (Thuế, Hải quan, KBNN, ĐTQG, UBCK, Tập đoàn Bảo Việt..), cấp nào ký Quyết định công nhận Chiến sỹ thi đua cơ sở thì lưu giữ Báo cáo sáng kiến của cá nhân tại cấp đó. Khi trình Bộ xét công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính, trong hồ sơ báo cáo thành tích có kèm theo Quyết định công nhận sáng kiến.
- Hồ sơ đề nghị phong tặng Chiến sỹ thi đua toàn quốc, yêu cầu gửi kèm theo Báo cáo sáng kiến đã được Hội đồng sáng kiến cấp trình thông qua, Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu.
- 1Công văn 15764/BTC-TĐKT năm 2013 tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 109/NHNN-TĐKT năm 2015 hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Công văn 4614/BHXH-TĐKT năm 2015 hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật cán bộ, công chức 2008
- 3Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 4Luật viên chức 2010
- 5Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 6Công văn 15764/BTC-TĐKT năm 2013 tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 8Thông tư 07/2014/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP và Nghị định 65/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Công văn 109/NHNN-TĐKT năm 2015 hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Công văn 4614/BHXH-TĐKT năm 2015 hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 17392/BTC-TĐKT hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 17392/BTC-TĐKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/11/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hùng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra