Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1693/LĐTBXH-BVCSTE | Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Nội vụ
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương, những năm gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã có chuyển biến tích cực. Bên cạnh những thành tựu đạt được về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị mua bán, bị bạo lực, bị tai nạn thương tích, nhiễm HIV, trẻ em phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, xâm hại tình dục, bạo lực và mua bán trẻ em đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đồng bộ; dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa được hình thành đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu; đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực. Do nhiều lần chia tách sát nhập, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp có nhiều biến động. Tính đến ngày 31/12/2011, hệ thống cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp gồm: Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có 40 công chức và Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông trực thuộc Cục có 32 viên chức; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có 306 cán bộ, trung bình mỗi tỉnh 4 - 5 cán bộ; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện có 844 cán bộ, trong đó 623 cán bộ kiêm nhiệm chiếm 73,8% và 221 chuyên trách chiếm 26,2%;
Giai đoạn 2002 - 2007, cả nước có 10.929 cán bộ chuyên trách cấp xã và 162.000 cộng tác viên làm công tác dân số, gia đình và trẻ em được hưởng phụ cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình. Từ năm 2008, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã được giao cho cán bộ lao động - thương binh và xã hội đảm nhiệm, mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn bản chưa được củng cố. Hiện nay, cấp xã có 11.137 cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và chủ yếu là kiêm nhiệm (8.360 cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm, 469 cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình kiêm nhiệm, 1.810 cán bộ từ các ngành, đoàn thể khác kiêm nhiệm, chỉ có 498 cán bộ chuyên trách bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chủ yếu ở các xã triển khai dự án, mô hình thí điểm về Hệ thống bảo vệ trẻ em do các tổ chức quốc tế hỗ trợ); cộng tác viên thôn, bản có khoảng 41.055 người (đa số là cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em được duy trì hoặc là cộng tác viên được hỗ trợ từ các dự án, mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em thí điểm).
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực đến việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực và các hình thức tổn thương khác …. Cùng với việc tăng cường chính sách và các dịch vụ trợ giúp trẻ em, việc củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt ở cấp cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở xã, phường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phương án bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã và cộng tác viên thôn, bản đủ để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại, bóc lột và bạo lực, thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 757/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 292/BVCSTE-BVTE năm 2012 về hướng dẫn xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình thuộc Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Báo cáo 289/BC-BTP năm 2013 đánh giá giữa kỳ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 460/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Chỉ thị 1408/CT-TTg năm 2009 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 71/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- 3Công văn 757/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 292/BVCSTE-BVTE năm 2012 về hướng dẫn xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình thuộc Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Báo cáo 289/BC-BTP năm 2013 đánh giá giữa kỳ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 460/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 1693/LĐTBXH-BVCSTE bố trí cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1693/LĐTBXH-BVCSTE
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/05/2012
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra