BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16249/BTC-PC | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: | - Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; |
Để tăng cường công tác quản lý thuế TTĐB, thuế GTGT, đặc biệt đối với các trường hợp xuất khẩu hàng hóa qua biên giới đất liền, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nội địa và các khu phi thuế quan, khu kinh tế cửa khẩu, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Về việc quản lý hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 32/2005/NĐ-CP về cửa khẩu phụ: "Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hóa Việt Nam và nước láng giềng ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên giới quốc gia". Theo đó, Chính phủ không quy định việc xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Mục đích chủ yếu cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là để cư dân biên giới tại các khu vực tiếp giáp biên giới với các nước có chung đường biên giới được qua lại, mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hàng hóa thương mại biên giới.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua theo phản ánh của một số Cục Thuế thì tại các cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở biên giới cơ hải quan không đủ lực lượng và phương tiện kỹ thuật để kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa như tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế do đó dễ dẫn tới việc lợi dụng chính sách, trong đó có cả việc gian lận thương mại để trốn thuế, hoàn thuế khống…
Từ tình hình trên, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Thuế, Cục Hải quan tạm chưa xem xét hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể để kịp thời báo cáo Bộ Tài chính xử lý.
2. Về việc quản lý thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi xuất khẩu bao gồm cả xuất khẩu vào khu phi thuế quan.
- Tại điểm a, b khoản 1 Điều 8 Luật thuế TTĐB quy định Một số trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế TTĐB đã nộp khi xuất khẩu. Việc hoàn thuế đối với những trường hợp này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu.
- Tại khoản 5 Điều 3 Luật thuế TTĐB quy định đối tượng không chịu thuế TTĐB là hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua phát sinh việc một số đối tượng lợi dụng chính sách hoàn thuế TTĐB, đối tượng không chịu thuế TTĐB để gian lận, chiếm đoạt ngân sách nhà nước. Ví dụ:
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá…) được bán từ nội địa vào khu phi thuế quan với mục đích chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan để được áp dụng đối tượng không chịu thuế TTĐB. Tuy nhiên, một số đối tượng lại để hàng hóa này thẩm lậu vào Việt Nam (nội địa) mà không phải nộp thuế TTĐB;
- Một số trường hợp người nộp thuế lập hồ sơ hoàn thuế khi xuất khẩu hàng hóa nhưng thực tế hàng hóa lại không được xuất đi. Vì vậy, để ngăn ngừa, hạn chế hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB nêu trên không thẩm lậu trở lại nội địa, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Hải quan bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo hàng hóa được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Do đó, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Hải quan bố trí lực lượng để kiểm soát chặt chẽ đảm bảo hàng hóa thực tế xuất khẩu 100% và hàng hóa bán từ nội địa vào khu phi thuế quan chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
3. Về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng làm cơ sở xem xét hoàn thuế GTGT
Xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, một số đối tượng đã lợi dụng các quy định của pháp luật để thực hiện hành vi gian lận trong việc hoàn thế GTGT, Bộ Tài chính đề nghị:
(i) Đối với những hình thức chứng từ thanh toán qua ngân hàng đã rõ (hình thức thư tín dụng (L/C), ủy nhiệm chi) thì được chấp nhận là đáp ứng đúng về hình thức chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
(ii) Đối với những hình thức chứng từ thanh toán qua ngân hàng chưa thể khẳng định tính chính xác ngay tại hồ sơ (như séc, thẻ ngân hàng, sim điện thoại hoặc các hình thức thanh toán qua ngân hàng tương tự) thì yêu cầu cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, tính phù hợp của hình thức thanh toán trước khi xem xét, giải quyết hoàn thuế GTGT.
Bộ Tài chính thông báo để Cục Thuế, Cục Hải quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 2808/VPCP-KTTH ngày 24/05/2002 của Văn phòng Chính phủ về biện pháp tăng cường quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
- 2Công văn 2808/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc biện pháp tăng cường quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
- 3Thông tư 150/2013/TT-BTC hướng dẫn về lập, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 520/BTC-TCHQ năm 2014 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện không tham gia giao thông do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 1752/BTC-TCT năm 2014 tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 5618/TCT-CS năm 2014 về tiền thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh bất động sản và tiền chậm nộp do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 3880/TCT-KK năm 2020 về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư chấm dứt hoạt động do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Công văn số 2808/VPCP-KTTH ngày 24/05/2002 của Văn phòng Chính phủ về biện pháp tăng cường quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
- 2Công văn 2808/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc biện pháp tăng cường quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
- 3Nghị định 32/2005/NĐ-CP về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền
- 4Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- 5Thông tư 150/2013/TT-BTC hướng dẫn về lập, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 520/BTC-TCHQ năm 2014 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện không tham gia giao thông do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 1752/BTC-TCT năm 2014 tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 5618/TCT-CS năm 2014 về tiền thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh bất động sản và tiền chậm nộp do Tổng cục Thuế ban hành
- 9Công văn 3880/TCT-KK năm 2020 về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư chấm dứt hoạt động do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 16249/BTC-PC năm 2013 biện pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 16249/BTC-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/11/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực