Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1620/VKSTC-V2 | Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016 |
Kính gửi: Tổng Cục Cảnh sát - Bộ Công an
Phúc đáp Công văn số 234/C41-C45 ngày 20/01/2016 của Tổng Cục Cảnh sát - Bộ Công an về việc phê duyệt chỉ đạo giải quyết vụ án Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và kiến nghị sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011 về hướng xử lý Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
1. Đồng nhất với ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 100/TANDTC-PC ngày 12/4/2016 gửi Bộ Công an là: Theo quy định của Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 09/2011 thì cấu thành cơ bản tội phạm này về ý thức chủ quan thì chỉ bắt buộc người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết tài sản đó do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có, mà không buộc người tiêu thụ, chứa chấp phải biết rõ ai là người đã trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội để có được tài sản đó và họ đã bị xử lý hình sự hay chưa. Do đó, nếu có đủ chứng cứ chứng minh được ý thức chủ quan của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ biết rõ các tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác phạm tội mà có thì có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015).
2. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 09/2011 có những vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho áp dụng trong thực tiễn cần phải sửa đổi. Nên thống nhất với Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an giao cơ quan soạn thảo Thông tư liên tịch 09/2011 (V19- Bộ Công an) chủ trì để sửa đổi.
Trên đây là ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ án Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có và sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011./.
Nơi nhận: | TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Công văn 3636/TCTHADS-VP năm 2015 về đẩy nhanh tiến độ chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, các vụ việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 2Công văn 306/TANDTC-PC năm 2016 áp dụng tình tiết "bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản" khi giải quyết vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 10/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Công văn 3636/TCTHADS-VP năm 2015 về đẩy nhanh tiến độ chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, các vụ việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 4Bộ luật hình sự 2015
- 5Công văn 306/TANDTC-PC năm 2016 áp dụng tình tiết "bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản" khi giải quyết vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Hướng dẫn 10/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Công văn 1620/VKSTC-V2 năm 2016 giải quyết vụ án Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 1620/VKSTC-V2
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/05/2016
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Thị Tuyết Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra