Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1617/TCT-CS | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2013 |
Kính gửi: Cục thuế Thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 23387/CT-PC ngày 10/09/2012 và công văn số 28999/CT-PC ngày 09/11/2012 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 3, Điều 42, Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/07/2002 quy định:
"3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm".
Tại Khoản 4, Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính (ban hành ngày 20/06/2012 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013) quy định:
"4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm".
Căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt căn cứ vào mức tối đa của khung hình phạt đối với từng hành vi. Trường hợp mức tối đa của khung hình phạt đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền để xử phạt.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế Thành phố Hà Nội được biết./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4706/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 11/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 1182/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 1917/TCT-CS chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 1983/TCT-CS năm 2013 vướng mắc chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Công văn 4706/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 11/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 1182/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 1917/TCT-CS chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 1983/TCT-CS năm 2013 vướng mắc chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 1617/TCT-CS vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1617/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/05/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Vũ Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra