- 1Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/TCT-CS | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017 |
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Cần Thơ.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 270/CT-TTr ngày 9/11/2016 của Cục Thuế thành phố Cần Thơ về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Về chính sách thuế TNDN đối với khoản trích lập dự phòng: theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2016 của Bộ Tài chính (điểm 2.19 khoản 2 Điều 6), về nguyên tắc doanh nghiệp thực hiện trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định của Bộ Tài chính thì khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Tại Khoản 3 Điều 2 và Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC về trích lập dự phòng quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.”
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.”.
- Theo nội dung công văn số 270/CT-TTr nêu trên của Cục Thuế thành phố Cần Thơ thì theo Quyết định thi hành án số 255/QĐ-CCTHA ngày 11/3/2013 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thì Công ty cổ phần thương mại XNK Kim Hưng phải trả cho Hợp tác xã Thanh Phong số tiền 5.578.885.000 đồng, đến ngày 31/12/2014 Công ty cổ phần thương mại XNK Kim Hưng còn nợ Hợp tác xã Thanh Phong số tiền 3.736.875.000 đồng.
Căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế phát sinh ghi nợ của Hợp tác xã Thanh Phong nêu tại công văn của Cục Thuế thành phố Cần Thơ, đề nghị Cục Thuế kiểm tra, xác định cụ thể khoản nợ phải thu do ứng trước tiền hàng của Hợp tác xã Thanh Phong nhưng không được Công ty cổ phần thương mại XNK Kim Hưng trả hàng và thực hiện theo đúng hợp đồng, khoản nợ đã được xác định cụ thể tại Quyết định thi hành án số 255/QĐ-CCTHA ngày 11/03/2013 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nếu khoản nợ phải thu đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC thì Hợp tác xã Thanh Phong được trích lập dự phòng và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu khoản nợ phải thu không đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC thì Hợp tác xã Thanh Phong không được trích lập dự phòng và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đề nghị Cục Thuế thành phố Cần Thơ căn cứ văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực tế của đơn vị để hướng dẫn đơn vị áp dụng chính sách thuế TNDN đối với khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho phù hợp với thực tế phát sinh và quy định pháp luật.
Tổng cục Thuế thông báo Cục Thuế thành phố Cần Thơ biết./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 274/TCT-CS năm 2015 trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và chính sách thuế để xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 58/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng đối với khoản nợ tồn đọng do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 920/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 274/TCT-CS năm 2015 trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và chính sách thuế để xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 58/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng đối với khoản nợ tồn đọng do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 920/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 154/TCT-CS năm 2017 về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 154/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/01/2017
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Quý Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực