- 1Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
- 2Luật quản lý thuế 2006
- 3Thông tư 178/2011/TT-BTC hướng dẫn việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý Biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 5Luật Hải quan 2014
- 6Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật kế toán 2015
- 8Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- 9Thông tư 303/2016/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 274/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 12Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- 13Thông tư 14/2017/TT-BCT về bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 14Công văn 7183/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng khai báo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng” do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 16Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 17Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 18Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 19Công văn 7586/TCHQ-TXNK năm 2018 về cấn trừ lệ phí hải quan hàng xuất nhập khẩu trị giá thấp trên hệ thống VNACCS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 20Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 21Công văn 1909/TCHQ-TXNK năm 2019 về thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 22Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Nghị định 36/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thể dục, Thể thao sửa đổi
- 24Công văn 79/TCHQ-TXNK năm 2019 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 25Công văn 4344/TCHQ-TXNK năm 2019 về thủ tục kê khai, nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm của hàng sản xuất xuất khẩu chuyển tiêu thụ nội địa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 26Thông tư 23/2019/TT-BCT quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 27Nghị định 03/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 68 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi tại Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế
- 1Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 2Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013
- 3Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 5Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 8Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 10Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 11Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 13Nghị định 146/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 12/2015/NĐ-CP
- 14Công văn 8127/TCHQ-TXNK năm 2017 về xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu bị tiêu hủy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 về công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 16Công văn 569/TCHQ-TXNK năm 2018 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 17Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 18Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 19Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 20Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1537/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2020 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Căn cứ vào các nội dung vướng mắc tại hai Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) với doanh nghiệp năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tiến hành rà soát các câu hỏi thuộc lĩnh vực hải quan do doanh nghiệp nêu trong và sau Hội nghị. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp nội dung trả lời.
Tổng cục Hải quan kính chuyển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để thông báo cho cộng đồng các doanh nghiệp biết và thực hiện (Tài liệu đính kèm).
Trân trọng./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP NĂM 2019
PHẦN LIÊN QUAN HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Công văn số 1537/TCHQ-PC ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Tổng cục Hải quan)
Câu 1. Công ty CP Sản xuất hàng thể thao
1. Công ty là doanh nghiệp cổ phần, sản xuất hàng may mặc theo loại hình SXXK. Vậy phế liệu thu được trong quá trình sản xuất nằm trong tỷ lệ hao hụt khi làm thủ tục HQ để tiêu hủy có được miễn thuế nhập khẩu không? (tiêu hủy bằng phương pháp đốt).
2. Phế phẩm trong mức tiêu hao thu được sơ hủy bằng phương pháp cắt, có giám sát của cơ quan HQ thu được phế liệu. Phế liệu thu được sau đó tiêu hủy bằng phương pháp đốt có phải nộp thuế nhập khẩu không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.
Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về định mức hàng gia công, sản xuất xuất khẩu.
Căn cứ Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT(nếu có).
Căn cứ quy định nêu trên, đối với phế liệu, phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, nằm trong định mức thực tế đáp ứng quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC khi tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.
Về thuế GTGT, theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT. Trường hợp phế liệu, phế phẩm phải tiêu hủy thì không phải kê khai nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đối với phế liệu bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Câu 2. Công ty TNHH Akiyama - SCC Việt Nam
1. Công ty chúng tôi là DNCX hiện muốn bán sản phẩm do DN sản xuất cho các DN nội địa. Chúng tôi có phải kê khai chuyển đổi mục đích sử dụng của nguyên vật liệu đầu vào cho các sản phẩm bán vào nội địa không? Nếu cò thì thủ tục kê khai như thế nào? các nghĩa vụ thuế phát sinh là gì?
2. Giả sử DNCX chúng tôi phải kê khai chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp thuế nhập khẩu, VAT. Vậy khi DN nội địa mua hàng của chúng tôi lại tiếp tục nộp thuế NK& VAT nữa có phải là thuế chồng thuế không? Xử lý phần thuế này như thế nào?
Trả lời:
1. Căn cứ tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp doanh nghiệp chế xuất được phép bán sản phẩm vào thị trường nội địa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thương mại thì trước khi bán sản phẩm vào nội địa phải khai tờ khai hải quan mới, kê khai và nộp đủ các loại thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm bán vào thị trường nội địa. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
2. Doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa này doanh nghiệp chế xuất đã nộp đủ các loại thuế với cơ quan hải quan (DNCX được phép bán sản phẩm vào thị trường nội địa theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp nội địa không phải đăng ký tờ khai nhập khẩu, thuế GTGT doanh nghiệp nội địa phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Theo đó, DNCX và doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).
Câu 3. Công ty TNHH Nissen Manufacturing Việt Nam
Công ty chúng tôi có mở 3 tờ khai theo hình thức tạm xuất tái nhập. Chúng tôi thực hiện mở tờ khai tạm xuất tại Chi cục Hải quan Hòa Bình và giao hàng cho Công ty chuyển phát nhanh gửi đi cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, khi giao hàng cho công ty DHL do sơ xuất nên công ty chúng tôi đã không giao tờ khai mở tại Chi cục Hải quan Hòa Bình cho Công ty DHL. Công ty DHL đã tiếp tục mở tờ khai xuất khẩu cho lô hàng này một lần nữa và làm thủ tục giám sát theo tờ khai xuất khẩu DHL đã mở. Thiết bị sau khi được sửa chữa hoàn thành tại nước ngoài, chúng tôi thực hiện mở tài khoản nhập tại Chi cục Hòa Bình tương ứng với tờ khai tạm xuất mới tại Chi Cục Hòa Bình. Hiện tại, chúng tôi đã nhận được thông tin từ phía Chi cục Hải quan Hòa Bình về việc 3 tờ khai tạm xuất mở tại chi cục đang bị treo trên hệ thống Hải quan. Vậy chúng tôi cần làm những thủ tục nào để 3 tờ khai tạm xuất đã được mở tại Chi cục Hải quan Hòa Bình không còn bị treo trên hệ thống?
Trả lời:
Do không có hồ sơ vụ việc và nội dung câu hỏi của Công ty cũng không nêu rõ số tờ khai, ngày tờ khai nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời cụ thể. Tuy nhiên, các trường hợp hủy tờ khai đã được quy định cụ thể tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Do đó, đề nghị Công ty liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn thủ tục cụ thể.
Câu 4. Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Thủ đô
1. Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 và đối với các tờ khai được mở từ ngày 14/1/2019 đến trước ngày 21/10/2019 sẽ được hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa đã nộp. Tuy nhiên, Công ty chúng tôi có làm thủ tục hoàn thuế nhưng được cơ quan HQ yêu cầu bổ sung: Xác nhận của HQ nước quá cảnh và chuyển tải. Nhưng tại thời điểm chúng tôi mở tờ khai thì chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc này và chúng tôi thực hiện các thủ tục chứng từ theo Hiệp định nhưng không được chấp nhận (Điều 3.18 và 3.24 của Hiệp định).
2. Thế nào là quá cảnh và chuyển tải theo thông lệ của Hải quan? Chúng tôi có nhập khẩu thực phẩm từ Canada về Việt Nam không thuộc trường hợp quá cảnh và chuyển tải vẫn bị cơ quan Hải quan yêu cầu xin xác nhận của nước cho đi qua nhưng Công ty chúng tôi đã sang tận nước đó xin xác nhận nhưng không xin được vì hàng hóa của chúng tôi không thuộc trường hợp quá cảnh hoặc chuyển tải (hàng nhập khẩu nguyên công, giữ nguyên seal từ cảng bốc đến dỡ. Tàu là tàu đi thẳng không chuyển tải).
3. Hiệp định, nghị định, thông tư có sự khác nhau thì phải tuân thủ theo cái nào? Theo chúng tôi hiểu thì Hiệp định là điều ước Quốc tế như vậy chúng ta phải tuân thủ theo Hiệp định có đúng không?
Trả lời:
Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của Doanh nghiệp và đang báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Câu 5. Công ty TNHH Tư vấn Thuế Long Việt
Công ty có làm tờ khai nhập khẩu nhập camera oto, trong chứng từ invoice có sẵn chỉ có bản tiếng Anh, Công ty nhập tờ khai bằng tiếng Anh thì bị phân luồng đỏ, cho hỏi trong trường hợp chứng từ hoàn toàn bằng tiếng Anh liệu có cách nào mà không bị phân luồng đỏ không...
Trả lời:
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan theo khoản 2 Điều 16 và Điều 17 Luật hải quan năm 2014. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 13, 14 và 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Việc doanh nghiệp khai hải quan với bộ hồ sơ hải quan có các loại chứng từ hoàn toàn bằng tiếng Anh không ảnh hưởng đến việc phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty.
Câu 6. Công ty TNHH TM & XNK Phố Hiến
Máy móc nông nghiệp cũ trước đây thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 Bộ nông nghiệp quản lý. Nhưng giờ Bộ Nông nghiệp bỏ máy móc nông nghiệp cũ ra khỏi danh sách hàng hóa nhóm 2, nên máy móc nông nghiệp cũ bị quy định về tuổi ở quyết định 18/2019/QĐ-TTg thủ tục thông quan rất phức tạp và tốn kém. Nông nghiệp là ngành rất nhiều khó khăn, những người làm nông nghiệp không có tiền để mua máy móc và máy cũng rất đa dạng cho nhiều loại cây con cụ thể. Thực tế, hiện nay máy cày cũ vẫn được nhập về thông qua hàng hóa nhóm 2 của Bộ Giao thông vận tải. Đề nghị các Bộ/Ngành cho biết số liệu thống kê về số lượng máy cày cũ nhập khẩu qua Bộ GTVT để biết được nhu cầu thực tế? Các máy gắn với máy cày còn thiếu rất nhiều. Đề nghị Bộ Nông nghiệp đưa lại máy móc nông nghiệp đã qua sử dụng về nhóm 2 do Bộ quản lý và bổ sung đầy đủ các phân loại máy móc này vì trước chưa đầy đủ.
Trả lời:
Vấn đề vướng mắc này đề nghị Doanh nghiệp kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ giao thông vận tải, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Hải quan.
Câu 7. Công ty TNHH Akiyama - SCC Việt Nam
Xin làm rõ nội dung tại Điều 21 Thông tư 38/2015/TT- BTC về khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa. Có phải nội dung nêu tại Điều 21 này là áp dụng cho các đối tượng hàng hóa nhập khẩu khai báo theo loại hình E31 "Nhập sản xuất xuất khẩu" chứ không áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu khai báo theo loại hình E11 "nhập nguyên liệu vật tư từ nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất" có đúng không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.
Căn cứ quy định nêu trên hàng hóa nhập khẩu mã tờ khai E31 nhập sản xuất xuất khẩu và mã tờ khai E11 nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất khi thay đổi mục đích sử dụng (nếu DNCX được phép bán hàng hóa vào thị trường nội địa theo quy định của pháp luật) đều phải thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp đủ các loại thuế theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.
Câu 8. Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1
Công ty sản xuất linh kiện xe ô tô, ô tô cho KH Honda Italy Piaggio Italy, để làm rõ linh kiện này cần phải có một số khuôn. Khách hàng có đặt luôn công ty sản xuất khuôn này và họ trả tiền khuôn cho công ty chúng tôi. Sau khi trả xong họ cho Công ty chúng tôi mượn luôn khuôn đó để Công ty chúng tôi sản xuất ra các linh kiện mô tô để xuất bán cho họ. Nên hiện giờ chúng tôi có mở tài khoản như sau: B1: Mở tờ khai B11 theo loại hình tại chỗ. B2: Mở tài khoản G12 theo hình thức mượn không thanh toán bất kỳ chi phí gì Doanh nghiệp tôi là DN 100% vốn nước ngoài, là DN nội địa. Xin hỏi trường hợp này có thuộc khoản 9 điều 17 sửa đổi tại khoản 9 điều 1 của Thông tư 60/2019/TT- BTC? Trường hợp này Công ty chúng tôi không phát sinh bất kỳ chi phí gì vậy sẽ phải khai = 0 cho giá trị hải quan nhưng hệ thống Vnaccs không cho phép khai? xin xử lý như thế nào?
Trả lời:
- Nếu khai báo theo loại hình tạm nhập tái xuất thì:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn của đối tác nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam thực hiện thủ tục theo loại hình tạm nhập, tái xuất.
Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất” được miễn thuế nhập khẩu.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mượn để phục vụ sản xuất sau đó tái xuất trả lại nước ngoài không thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nêu trên. Công ty phải xác định và kê khai trị giá hải quan để tính thuế nhập khẩu khi tạm nhập hàng hóa và kê khai trị giá hải quan để tính toán số tiền thuế được hoàn trả sau khi tái xuất.
Trị giá hải quan khi khai báo tạm nhập là trị giá của hàng hóa nhập khẩu tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Khi tái xuất, số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam.
- Nếu khai báo nhập khẩu thông thường thì:
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC thì đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định người khai hải quan khai báo trị giá không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên để thực hiện khai báo trị giá hải quan, trường hợp có vướng mắc thì liên hệ với cơ quan hải quan nơi mở tờ khai để được hướng dẫn.
Câu 9. Công ty TNHH CEDO Việt Nam
Công ty em là Công ty sản xuất, xuất khẩu từ nhựa, trong quá trình sản xuất, phế liệu phát sinh không thể quay vòng tái sử dụng. Công ty em bán vào nội địa dưới dạng phế liệu và khai báo VAT với cơ quan quản lý Thuế. Theo hướng dẫn tại công văn 4344/TCHQ thì DN phải khai báo và nộp VAT với cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, đối với công ty phế liệu hình thành từ cả nguyên vật liệu nhập khẩu và mua trong nước, vì thế công ty hiểu rằng cần phải phân bổ và tách giá bán phế liệu thành 2 phần; phần nhập khẩu thì khai báo Hải quan còn phần mua trong nước thì khai báo Thuế.
Với trường hợp khai báo VAT với cơ quan Hải quan thì đơn vị thu mua phế liệu không cần hóa đơn đỏ. Kính đề nghị Cục thuế và Hải quan hướng dẫn theo quy định Nhà nước
Trả lời:
Căn cứ khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách là để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh...thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2).
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có).
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp chỉ phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có) cho cơ quan hải quan đối với phần phế liệu, phế phẩm tạo ra từ nguồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Công ty không phải kê khai nộp thuế cho cơ quan hải quan đối với phế liệu, phế phẩm được hình thành từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc trong nước.
Việc phân bổ, chia tách do doanh nghiệp tự xác định dựa trên định mức thực tế sản xuất quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC (số liệu thực tế nguồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu với nguồn mua trong nước được ghi nhận trên hợp đồng mua bán, tờ khai nhập khẩu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh toán và các chứng từ khác có liên quan để xác định số lượng phế liệu, phế phẩm phải kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan).
Đề nghị Công ty kiểm tra lại định mức thực tế sản xuất, hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, chứng từ thanh toán và các chứng từ tài liệu có liên quan để làm cơ sở kê khai, nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm cho cơ quan hải quan theo đúng quy định nêu trên.
Câu 10. Công ty TNHH Bluway Vina
Công ty chúng tôi có mua nguyên phụ liệu ở Việt Nam (Công ty tôi thuộc Công ty chế xuất) nhưng do nhà cung cấp không khai báo Hải quan. Vì vậy Công ty chúng tôi phải chịu thuế VAT 10%. Vậy công ty chúng tôi có được hoàn số thuế VAT không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 quy định mức thuế 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Căn cứ quy định nêu trên, khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ, thuế GTGT doanh nghiệp nội địa được áp dụng thuế suất 0% như đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất nhưng doanh nghiệp nội địa không đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, do đó, doanh nghiệp chế xuất phải mua hàng với mức thuế GTGT 10% (như đối với hàng hóa tiêu dùng trong nước) theo quy định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành không quy định cơ quan thuế hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp chế xuất trong trường hợp này. Đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện đúng quy định.
Công ty A chúng tôi là Cty TNHH Taneya là doanh nghiệp nội địa. Công ty B là công ty khách hàng của chúng tôi là Công ty nước ngoài ở Trung Quốc. Công ty C là Công ty mua hàng của khách hàng chúng tôi là doanh nghiệp thương mại Việt Nam là doanh nghiệp nội địa. Chúng tôi có loại hình kinh doanh xuất khẩu như sau:
Công ty A nhập khẩu hàng hóa từ Công ty B về để kinh doanh thương mại đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Hàng hóa lưu kho tại Công ty A. Công ty A bán hàng cho đối tác B ở nước ngoài, hàng được công ty B chỉ định Công ty A giao hàng vào kho ngoại quan của Công ty C (lý do Công ty B bán hàng cho Công ty C). Sau đó, Công ty C làm thủ tục nhận hàng từ kho ngoại quan về để sản xuất và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế (nếu có). Theo quy định tại điểm 3 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 hàng hóa từ nội địa Việt nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải quan chờ xuất khẩu.
Vậy với quy định như trên thì trường hợp đối tác là Công ty nước ngoài của Công ty chúng tôi mua hàng từ nội địa Việt Nam sau đó giao hàng vào kho ngoại quan và lại bán lại vào thị trường nội địa VN thì có đúng với quy định hiện hành không?
2. Công ty nội địa ở Việt Nam đều thực hiện làm thủ tục XNK từ kho ngoại quan và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế (nếu có).
Trả lời:
- Về hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Về trình tự, thủ tục, hồ sơ cho hàng hóa gửi kho ngoại quan, thực hiện theo quy định tại Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư /2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
- Về việc chuyển nhượng hàng hóa trong kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Về hoạt động của doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong mô tả tình huống của Công ty chưa rõ về việc Công ty có yếu tố nước ngoài hay không và các hoạt động mua bán hàng hóa cụ thể; đề nghị Công ty căn cứ thực tế hoạt động kinh doanh và đối chiếu với các quy định dẫn trên để thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng theo loại hình tương ứng phù hợp với các quy định của pháp luật. Trường hợp còn vướng mắc phát sinh về thủ tục hải quan, đề nghị Công ty có công văn gửi Tổng cục Hải quan và liên hệ Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục để được hướng dẫn thực hiện.
Câu 12. Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL-VNPT
Hiện nay hệ thống VNACCS đang trừ sai lệ phí Hải quan đối với hàng có đơn vị 1 triệu nhập khẩu, nhưng có kiểm tra chuyên ngành (hàng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh) Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan có kế hoạch xử lý vướng mắc này như thế nào? Tổng Cục HQ có thể cân nhắc nâng cấp hệ thống IT đảm bảo tính đúng tiền lệ phí HQ. Giá trị HQ hàng được miễn thuế qua dịch vụ CPN (1 triệu) áp dụng từ năm 2010 đến nay đã trở nên bất cập, do sự phát triển kinh tế, lạm phát sau 10 năm thực hiện. Đề xuất Bộ tài chính/Tổng Cục HQ cân nhắc điều chỉnh tăng ngưỡng giá trị tối thiểu hàng nhập khẩu miễn thuế gửi qua dịch vụ CPN Quốc tế. Hiện nay chưa có hướng dẫn cho phép DN CPN được thực hiện in biên lai điện tử đối với lệ phí HQ. Kính đề nghị Bộ Tài chính/Tổng Cục HQ ban hành hướng dẫn cho phép DN CPN thực hiện in biên lai điện tử lệ phí HQ.
Trả lời:
1. Về vướng mắc trừ sai lệ phí hải quan:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 274/2016/TT-BTC thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định) phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam được miễn thu phí hải quan.
Theo đó, trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khai tờ khai trị giá thấp (thông qua nghiệp vụ MIC, MEC trên Hệ thống VNACCS), Hệ thống tự động hỗ trợ người khai hải quan miễn nộp phí hải quan.
Trường hợp phải kiểm tra chuyên ngành và Hệ thống không tự động miễn thu phí hải quan, trong thời gian chờ nâng cấp Hệ thống, đề nghị Công ty phối hợp với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai rà soát, đối chiếu để thực hiện khôi phục tiền phí hải quan theo quy định.
(Vấn đề này, ngày 25/12/2018, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 7586/TCHQ-TXNK hướng dẫn thực hiện)
* Về kiến nghị phát hành biên lai điện tử:
- Theo quy định tại Thông tư số 178/2011/TT-BTC ngày 8/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc tạo phát hành, sử dụng và quản lý Biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế: Không quy định về việc tạo, phát hành sử dụng Biên lai thu thuế, phí hải quan của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh theo phương thức điện tử.
- Theo quy định tại Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính cho phép các đơn vị được in biên lai phí, lệ phí điện tử, nhưng chưa quy định cụ thể được in biên lai thuế điện tử đối với việc thu thuế, phí hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
Vì vậy, về vấn để này Tổng cục Hải quan ghi nhận và trao đổi với cơ quan liên quan kiến nghị đưa vào Thông tư sửa đổi.
2. Căn cứ khoản 2, khoản 3 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 01/9/2016) quy định: “Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam được miễn thuế. Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế đối với toàn bộ lô hàng”. Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện.
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nội địa nhập khẩu thép việt kim từ Trung quốc về để sản xuất các linh kiện ốc, vít, chốt.... rồi xuất khẩu bán cho doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, mỗi lô hàng nhập khẩu chúng tôi đều phải xin giấy phép nhập khẩu thép (mặc dù là nhập cùng 1 loại mặt hàng thép) như vậy doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí cho việc nhập nguyên liệu về sản xuất.
Với việc nhập khẩu thép hợp kim thì công ty chúng tôi chỉ xin phép 1 lần được không hay bắt buộc phải xin giấy phép cho từng lô hàng?
Trả lời
Ngày 28/08/2017, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT quy định về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với sản phẩm thép. Do vậy, hiện tại không áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép.
Căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015, Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017 thì khi nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng tại cơ quan chuyên ngành (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương).
Tuy nhiên, căn cứ Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ thì mặt hàng thép thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN và phải kiểm tra chất lượng theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017). Ngoài ra, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hàng hóa nhập khẩu sẽ được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ (được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm). Đề nghị công ty căn cứ quy định hiện hành, đối chiếu hàng hóa thực tế nhập khẩu để thực hiện. Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn cụ thể.
Đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 14. Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới hình thức: Toàn bộ linh kiện đều nhập khẩu (10 loại linh kiện/sp) và Công ty lắp ráp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu.
Vậy chúng tôi có thể sử dụng hình thức sản xuất xuất khẩu hay không?
Các sản phẩm không đạt chất lượng xuất khẩu (phế phẩm) nhưng có thể bán trong nước mà các vật liệu được dùng để sản xuất sản phẩm này đều được nhập khẩu bằng hình thức E31 (sxkd). Doanh nghiệp phải xử lý các sản phẩm này thế nào về thuế?
Trả lời:
1. Về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Cơ sở để xác định hàng hóa miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu toàn bộ linh kiện để lắp ráp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu nếu đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì được miễn thuế nhập khẩu.
2. Về chính sách thuế đối với sản phẩm không đạt chất lượng xuất khẩu phải chuyển tiêu thụ nội địa
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.
Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về định mức hàng gia công, sản xuất xuất khẩu.
Căn cứ Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có).
Căn cứ quy định nêu trên, đối với phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, nằm trong định mức thực tế (đáp ứng quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC) trường hợp tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, không phải kê khai nộp thuế GTGT. Trường hợp sau khi tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng, doanh nghiệp bán vào thị trường nội địa thì phải nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Đối với sản phẩm không đạt chất lượng xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này để bán trong nước thì phải kê khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp đủ các loại thuế đối với nguyên liệu, vật tư đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trong nước.
Câu 15. Công ty TNHH May Mặc Việt Thiên
Công ty chúng tôi chuyên gia công hàng may mặc cho thương nhân nước ngoài, 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty Việt Thiên gia công hàng cho Công ty A ở Nhật Bản, Công ty A chỉ định giao hàng cho Công ty B ở TP. Hồ Chí Minh. Trong trường hợp Công ty Việt Thiên nhập vải từ Thailand về sản xuất có C/O form D thì khi xuất hàng cho công ty B, Công ty B có được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi không? Nếu không, công ty B phải chịu mức thuế suất là bao nhiêu khi nhập khẩu hàng?
Trả lời:
Tổng cục Hải quan có công văn số 1909/TCHQ-TXNK ngày 03/4/2019 hướng dẫn tạm thời các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ giai đoạn kể từ ngày 01/9/2016:
1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ không thuộc đối tượng tại điểm 1 nêu trên, đáp ứng điều kiện xuất xứ Việt Nam hoặc từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Đề nghị công ty TNHH may mặc Việt Thiên đối chiếu trường hợp thực tế xuất nhập khẩu của Công ty với nội dung hướng dẫn trên để thực hiện.
Câu 16. Công ty TNHH Công nghệ truyền thông An Xiêu
Doanh nghiệp nước ngoài không phải EPE có phải nộp thuế xuất nhập khẩu không? (100% xuất khẩu)?
Thuế VAT nộp khi xuất nhập khẩu có thể dùng làm hoàn thuế xuất khẩu không?
Nếu được hoàn thế thì thời gian là bao lâu? được hoàn bao nhiêu %?
Các bước thực hiện để hoàn thuế?
Trả lời:
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp nước ngoài không phải EPE (Enterprise Processing Export) sản xuất hàng hóa 100% được sử dụng để xuất khẩu thì khi xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như đối với doanh nghiệp nội địa.
- Về hoàn thuế GTGT:
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế GTGT quy định mức thuế 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp được kê khai khấu trừ hoặc được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Thẩm quyền hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT là của cơ quan thuế.
Câu 17. Công ty TNHH May mặc Việt Thiên
Tháng 7/2019 Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với công ty. Công ty chuyên gia công hàng may mặc cho thương nhân nước ngoài. Sau khi kiểm tra, Tổng cục HQ phát hiện nguyên vật liệu chênh lệch giữa hồ sơ Hải quan và sổ sách kế toán của Công ty. Trong đó có phần chênh lệch âm và dương. Tổng Cục HQ đã ấn định thuế đối với phần chênh lệch này. Công ty chúng tôi cũng đã nộp thuế đầy đủ.
Xin hỏi với phần chênh lệch dương lên công ty chúng tôi có được phép thanh lý ở Việt Nam hay không? Nếu có, Công ty chúng tôi có phải nộp bất cứ loại thuế nào nữa hay không?
Trả lời:
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (để gia công, sản xuất xuất khẩu) chênh lệch giữa hồ sơ hải quan và sổ sách kế toán của Công ty, trong đó có phần chênh lệch âm và dương, cơ quan hải quan đã ấn định thuế đối với phần chênh lệch này. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đồng thời đáp ứng đầy đủ các quy định về chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu thì doanh nghiệp được bán hàng hóa đã nộp đủ các loại thuế vào thị trường nội địa. Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu bán ra theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Câu 18. Công ty TNHH Yingtong Việt Nam
Công ty chúng tôi là DNCX, kết thúc kiểm tra thông quan chúng tôi thực hiện theo quyết định ấn định thuế do tồn thực tế ít hơn tồn theo hồ sơ Hải quan (nguyên nhân: do quản lý chưa tốt nguyên vật liệu). Chúng tôi đã thực hiện nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT lượng chênh lệch trên. Chúng tôi muốn hỏi.
Công ty hạch toán số tiền nộp ngân sách trên như thế nào? Đưa vào khoản mục nào?
Số thuế nhập khẩu và GTGT hàng nhập khẩu đã nộp trên có thể hoàn lại không? Điều kiện và thủ tục hoàn lại như thế nào?
Sau khi kiểm tra, có những nguyên vật liệu tồn kho thực tế ít hơn hoặc nhiều hơn tồn theo hồ sơ hải quan. Vậy lấy số tồn kho thực tế hay tồn theo hồ sơ hải quan là chuẩn để làm căn cứ thanh khoản kỳ tiếp theo?
Trả lời:
1. Nội dung câu hỏi của Công ty liên quan đến việc hạch toán doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Công ty nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Căn cứ khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định cơ sở để xác định miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu quy định: Khi quyết toán người nộp thuế có trách nhiệm kê khai trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
Căn cứ khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định tổ chức, cá nhân phải nộp báo cáo quyết toán tình hình xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II hoặc mẫu số 15 Báo cáo quyết toán/BCQT-NVL-GSQL phụ lục V ban hành kèm theo thông tư này. Trường hợp phát hiện có sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập báo cáo quyết toán nhưng phải trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra.
Căn cứ quy định nêu trên, số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu nếu tồn kho ít hơn (chênh lệch âm) so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan thì doanh nghiệp bị cơ quan hải quan xử lý ấn định thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 6 Điều 14 Thông tư số 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa của Doanh nghiệp chế xuất (hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) bị ấn định thuế nhập khẩu, ấn định thuế GTGT do hàng hóa tồn kho ít hơn (chênh lệch âm) so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan, theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không quy định số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo quyết định ấn định thuế được hoàn lại.
Về thuế GTGT: Theo quy định của pháp luật về thuế GTGT không quy định doanh nghiệp chế xuất được kê khai khấu trừ hoặc hoàn số tiền thuế đã bị cơ quan hải quan ấn định. Việc hạch toán số tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT bị ấn định doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn thực hiện.
Sau khi kiểm tra, có những nguyên vật liệu tồn kho thực tế ít hơn hoặc nhiều hơn tồn theo hồ sơ hải quan, số tồn chênh lệch đã bị cơ quan hải quan xử lý về thuế theo quy định của pháp luật, số hàng hóa bị ấn định thuế đã hoàn thành nghĩa vụ thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu để kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp lấy số tồn kho thực tế để làm căn cứ thanh khoản kỳ tiếp theo.
Câu 19. Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị thăng long
Doanh nghiệp chúng tôi nhập hàng thang máy, nằm trong danh mục phải kiểm tra nhà nước theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp được phép mang hàng về bảo quản 30 ngày tại kho của công ty/địa điểm nếu cung cấp được giấy chứng nhận sở hữu đất/bản đồ khu đất. Việc này rất khó khăn và mất thời gian, vì đặc thù mặt hàng của doanh nghiệp chúng tôi sẽ giao về địa điểm tại các công trình/dự án tại các tỉnh, thành. Việc xin khách hàng/chủ đất cung cấp giấy chứng nhận sở hữu đất gần như là không thể. Đề nghị Bộ Tài chính có phương án khả thi hơn cho doanh nghiệp.
Trả lời:
Việc đưa hàng về bảo quản đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo Điều 21 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Theo quy định này, ngoài việc tập kết tại cửa khẩu, cảng cạn, kho ngoại quan, doanh nghiệp được mang hàng về địa điểm kiểm tra theo pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, hoặc địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan đáp ứng yêu cầu tại Điểm b.1.4 khoản 3 Điều 21 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Câu 20. Công ty TNHH TOTO Việt Nam
Hồ sơ hoàn thuế nhập kinh doanh đưa vào sản xuất khẩu:
Theo điểm c khoản 5 điều 36 - Nghị định 134/2016/NĐ-CP về “Hồ sơ hoàn thuế”: Hợp đồng XNK và hóa đơn theo hợp đồng XNK đối với trường hợp mua, bán hàng; 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Nhưng trên thực tế hóa đơn XNK đã đính kèm khi làm thủ tục HQ.
Đề xuất: Bỏ yêu cầu đính kèm Hợp đồng XNK và hóa đơn theo hợp đồng XK khi làm thủ tục hoàn thuế NK kinh doanh.
Căn cứ mục 7 tại mặt sau giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E (C/O mẫu E) ban hành theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ Công thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Vậy trong trường hợp người bán hàng cho Công ty là nhà sản xuất tại Trung Quốc không có quyền xuất khẩu hàng hóa hoặc không có quyền xin cấp C/O mẫu E, phải ủy quyền cho đơn vị khác để làm thủ tục xuất khẩu; khi đề nghị hoặc ủy quyền xin cấp C/O mẫu E tại Trung Quốc với cách thức khai báo như dưới đây, C/O mẫu E có được coi là hợp lệ không? (Ô 1: Khai tên và địa chỉ nhà sản xuất; Ô số 11: Nhà sản xuất khai báo và xác nhận tại ô số 11 và Ô số 7: Khai báo tên và địa chỉ của bên nhận ủy quyền xuất khẩu từ nhà sản xuất).
Mục 4: Thủ tục HQ, kiểm tra, giám sát HQ đối với hàng hóa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa nhập khẩu:
Điều 72 Thủ tục hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm (hàng XKNK). Thủ tục tiêu hủy thực hiện như thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm gia công quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
Vướng mắc: Doanh nghiệp thực hiện tiêu hủy, không đề cập đến việc phải chuyển đổi mục đích sử dụng trước khi tiêu hủy. Tuy nhiên, theo Thông tư 62 (sửa đổi Thông tư 39 về trị giá HQ) - 9. Điểm b khoản 5 khoản 9 được sửa đổi; khoản 11 Điều 17 được bổ sung như sau: b.1) trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy trị giá HQ là trị giá khai báo.
Doanh nghiệp hỏi: Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm SXXK có phải chuyển đổi mục đích sử dụng trước khi tiêu hủy không? Khai trị giá HQ là trị giá khai báo là bao nhiêu?
Doanh nghiệp đề xuất: Không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng trước khi hủy. Chỉ thực hiện các thủ tục tiêu hủy như quy định theo Điều 64 38/2015/TT-BTC. Khi thực hiện tiêu hủy, doanh nghiệp xác định nguyên liệu, linh kiện, phế liệu, phế phẩm không còn giá trị đối với doanh nghiệp nên khai trị giá HQ là 0 đồng. Kê khai thuế (nếu có) theo mẫu số 06 (Bảng kê khai tính thuế đối với phế liệu, phế phẩm trong định mức thực tế để sản xuất xuất khẩu).
Trả lời:
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.
Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về định mức hàng gia công, sản xuất xuất khẩu.
Căn cứ Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có).
Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa
Khi tiêu hủy doanh nghiệp phải kê khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp thuế nhập khẩu, trị giá tính thuế là trị giá doanh nghiệp tự khai báo theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC, lưu ý trị giá tính thuế phải khai báo theo số dương, hệ thống không chấp nhận khai báo trị giá bằng 0 đ. Doanh nghiệp không phải kê khai nộp thuế GTGT (Tổng cục Hải quan đã có công văn số 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017 hướng dẫn thực hiện).
Đối với phế liệu, phế phẩm
Phế liệu, phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, nằm trong định mức thực tế (đáp ứng quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC) khi tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, không phải kê khai nộp thuế GTGT. Trường hợp sau khi tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng, doanh nghiệp bán vào thị trường nội địa thì phải nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Đối với sản phẩm không đạt chất lượng xuất khẩu,
Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này để bán trong nước thì phải kê khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp đủ các loại thuế đối với nguyên liệu, vật tư đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trong nước theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.
Về chứng nhận xuất xứ mẫu E: Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) đã có Công văn số 5621/GSQL-GQ4 ngày 27/11/2019 hướng dẫn thực hiện để xử lý vướng mắc này.
Như vậy, vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Câu 21. Công ty Minh Hưng Tiền Giang
Vì sao không hoàn thuế xuất khẩu làm hạn chế về thuế gia công ngoài?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51 % giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế xuất khẩu.
Căn cứ Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 quy định về các trường hợp hoàn thuế.
Căn cứ các quy định nêu trên, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành không quy định việc hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công đã nộp thuế xuất khẩu sau đó nhập sản phẩm trở lại Việt Nam.
Doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT xuất khẩu do cách tính hoàn thuế hiện tại không tính thuế GTGT được khấu trừ đầu kỳ khi tính số thuế được hoàn.
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ) quy định về hoàn thuế GTGT quy định:
Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quy) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan. Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo doanh nghiệp phản ánh không được hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu do cách tính hoàn thuế hiện tại không tính thuế GTGT được khấu trừ đầu kỳ khi tính số thuế được hoàn. Vướng mắc này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn thực hiện.
Kê khai, nộp thuế phế liệu, phế phẩm, Công văn số 4344 của TCHQ: có áp dụng gia công xuất khẩu, có phải tách riêng cho từng loại hình. Doanh nghiệp tái sử dụng phế liệu để tạo ra sản phẩm nhưng chưa tiêu thụ được thì việc kê khai sản phẩm đó như thế nào để không bị trùng lắp?
Trả lời:
Căn cứ Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu.
Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh...thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với phế liệu, phế phẩm tạo ra trong quá trình gia công, sản xuất xuất khẩu nằm trong định mức thực tế (đáp ứng quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC) khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có) với cơ quan hải quan. Quy định hiện hành không yêu cầu doanh nghiệp phải tách riêng phế liệu, phế phẩm từng loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu để khai báo, nộp thuế với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần theo dõi riêng từng loại phế liệu, phế phẩm trên số nội bộ của doanh nghiệp để phục vụ việc quyết toán với cơ quan hải quan, cung cấp số liệu khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp tái sử dụng phế liệu để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm khác thì số phế liệu tái sử dụng không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, Thuế BVMT (nếu có) với cơ quan hải quan.
Trường hợp phế liệu tái sử dụng có kết hợp với nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm khác thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Câu 24. Công ty CP Sân gôn Indochina Hội An
Hải quan kiểm tra lô máy nhập miễn thuế, nhưng không có xác máy do máy cũ, Doanh nghiệp đã phân rã máy để phục vụ mục đích khác.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 7 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì chậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chủ dự án thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về việc kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty cổ phần sân gôn Indochina Hội An đã thực hiện thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế dự kiến nhập khẩu, đã nhập khẩu hàng hóa miễn thuế thì chậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chủ dự án thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
Đối với trường hợp máy móc do hư hỏng không thể sử dụng, Công ty tháo rời máy để lấy các phụ tùng nhưng phụ tùng đó vẫn được sử dụng đúng mục đích miễn thuế ban đầu thì phải nêu rõ số tờ khai nhập khẩu, số thứ tự trong danh mục miễn thuế, tên hàng, số lượng, chủng loại hàng hóa đã bị tháo rời trong Thông báo sử dụng hàng hóa miễn thuế với cơ quan hải quan.
Trường hợp máy móc do hư hỏng không thể sử dụng, Công ty tháo rời máy để lấy các phụ tùng nhưng được sử dụng với mục đích khác với mục đích đã được miễn thuế nhập khẩu ban đầu thì Công ty phải kê khai, nộp đủ thuế đối với hàng hóa trước khi thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Quy định về miễn thuế NK/thuế giá trị gia tăng hàng NK đối với hàng thuế gia công ngoài tại khu chế xuất.
Trả lời
1. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ theo đó:
Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này
2. Về thuế GTGT
Về thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 theo đó: Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc thì liên hệ với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn thực hiện.
Kiến nghị miễn thuế đối với nguyên vật liệu hư hỏng, sản phẩm bị trả lại, bị tiêu hủy.
Trả lời:
Hiện nay, quy định xử lý thuế đối với với nguyên liệu, vật tư hư hỏng, sản phẩm bị trả lại, bị tiêu hủy của hàng hóa gia công và sản xuất xuất khẩu có sự phân biệt khác nhau, cụ thể như sau:
1. Đối với hàng gia công xuất khẩu
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy được miễn thuế nhập khẩu.
2. Đối với hàng sản xuất xuất khẩu
Tổng cục Hải quan đã có công văn số 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017 hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn như sau:
a) Về thuế nhập khẩu
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu (trừ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất nằm trong định mức thực tế đáp ứng quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu).
b) Về thuế GTGT
Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy hoàn toàn thì không phải nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.”
Câu 27. Công ty Khuôn mẫu Lập Phúc
1. Thuế nhập khẩu: Nhập chi tiết, bị thuế 25%, trong khi nhập khuôn thì 0% à DN gặp khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm khuôn nhập.
2. Nhập máy cũ, phải nhập thêm các chi tiết để thay thế sửa chữa và các chi tiết này bị thuế cao. Công ty cũng có chế tạo máy công cụ: phụ tùng nhập bị thuế cao, không cạnh tranh được với DN nhập nguyên máy.
Trả lời:
“Thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô” là một trong các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất theo quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Do Doanh nghiệp không cung cấp và liệt kê, không có hình ảnh, mô tả, chất liệu sản xuất cụ thể của mặt hàng, thuộc những mã hàng nào, cụ thể thuế suất bao nhiêu nên Tổng cục Hải quan chưa có cơ sở xem xét.
Hiện nay, Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Dự thảo Nghị định sửa đổi đang được Bộ Tài chính giải trình ý kiến Bộ Tư pháp để đến khâu cuối cùng hoàn thiện trình Chính phủ. Trước đó, Bộ Tài chính đã xin ý kiến các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và công khai trên website xin ý kiến rộng rãi các tổ chức cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp từ ngày 02/8/2019.
Đề nghị doanh nghiệp cung cấp tên các chi tiết phụ tùng nhập khẩu dùng cho khuôn mẫu hay khuôn mẫu thành phẩm kèm mã hàng theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để Bộ Tài chính xem xét khi sửa đổi Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi trong thời gian tới.
Rất mong chờ Bộ Tài chính giải đáp rõ ràng chính sách thuế VAT đối với thiết bị và dụng cụ y tế. Tại sao rất nhiều lần kiến nghị của doanh nghiệp và Cục HQ TP. Hồ Chí Minh mà sau 3 năm kể từ khi Nghị định 36/2019/NĐ-CP có hiệu lực mà Bộ Tài chính vẫn chưa có sự sửa đổi Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Rất mong Bộ Tài chính, Tổng cục HQ xem lại mã số HS đối với các mặt hàng “Thực phẩm dinh dưỡng y học dạng lỏng đóng chai”. Trước đây rất nhiều doanh nghiệp đi phân loại được. Tổng Cục HQ xếp vào mã: 2106. Tuy nhiên kể từ công văn 7183/TCHQ-TXNK ngày 2/11/2017, cơ quan HQ yêu cầu doanh nghiệp đưa vào 2202.
Trả lời:
Về vướng mắc liên quan đến phân loại mặt hàng “Thực phẩm dinh dưỡng y học dạng lỏng” đang được Tổng cục Hải quan trao đổi, xin ý kiến các đơn vị liên quan để xem xét và sẽ có văn bản hướng dẫn phân loại thống nhất.
Câu 29. Công ty TNHH Mainetti Việt Nam
Tại điểm c khoản 5 điều 6 của Thông tư 68/2019 hướng dẫn “cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng cho hàng xuất khẩu.
Vậy xin được hỏi như sau:
Để thực hiện Thông tư 68/2019 thì cần sử dụng HĐTM trong việc khai báo mở tờ khai HQ nữa không? nếu HDĐT sau khi làm xong thủ tục HQ thì số HDĐT đó sẽ link như thế nào với tờ khai HQ? Trên tờ khai XK tại thời điểm mở tờ khai thì chưa có số hóa đơn, vậy tại ô số hóa đơn bỏ trống hay điền số phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hay thông tin nào khác?
Công ty xuất khẩu tại chỗ, tờ khai xuất khẩu chỉ có hiệu lực 15 ngày khi bên nhập mở tờ khai nhập khẩu đối ứng, sẽ có nhiều lý do và nguyên nhân khi bên Nhập quên mở tờ khai nên trễ hạn mở tờ khai Nhập khẩu khi đã quá 15 ngày và yêu cầu công ty hủy tờ khai xuất khẩu để mở lại. Phía Hải quan có cách nào để hạn chế vấn đề này hay không?
Trả lời:
Khoản 5 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) có quy định trách nhiệm của người xuất khẩu, người nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Khoản 3 Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) quy định cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu như sau “3. Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất - tái nhập thay đổi mục đích sử dụng, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan”.
Do đó, trước mắt đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện đảm bảo đúng quy định. Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để quản lý chặt chẽ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, hạn chế tình trạng bên nhập khẩu không mở tờ khai như Công ty kiến nghị.
Câu 30. Tập đoàn Pung Kook tại Việt Nam
Chúng tôi các công ty trực thuộc chủ đầu tư Pung Kook Corporation, Hàn Quốc có pháp nhân độc lập, có cùng ngành nghề và mô hình kinh doanh là gia công ba lô, túi sách. Nay muốn sáp nhập 2 công ty Pung kook 3 và Joon Sài Gòn vào cty Pung Kook2. Xin hỏi một số vấn đề sau:
1- Thủ tục nhập công ty
Đối với máy móc thiết bị nhập miễn thuế: Các công ty bị sáp nhập có phải liên hệ cơ quan Hải quan thực hiện thanh lý máy móc thiết bị miễn thuế và chuyển mục đích sử dụng sau đó làm thủ tục chuyển nhượng mua bán sau thanh lý với công ty nhận sáp nhập hay không?
Đối với nguyên phụ liệu xuất nhập theo hình thức gia công: thời điểm chốt tồn nguyên vật liệu và thông báo với cơ quan HQ là ngày ghi trên giấy chứng nhận Đăng ký DN mới có đúng không?
2- Hàng hóa gửi gia công cho doanh nghiệp chế xuất
Công ty A nhập khẩu nguyên vật liệu miễn thuế để gia công hàng xuất khẩu. Công ty A gửi NVL cho Công ty B là DN chế xuất trong khu chế xuất gia công một số công đoạn của sản phẩm. Vậy khi Công ty A nhận lại hàng hóa từ Công ty B có phải đóng thuế NK và thuế GTGT hàng nhập khẩu hay không? (Ghi chú: 100% hàng hóa trong trường hợp này là hàng XK). Trường hợp cơ quan HQ yêu cầu đóng thuế NK thì DN có được hoàn thuế NK sau khi xuất khẩu hàng hóa hay không?
Trả lời:
1. Xử lý thuế đối với hàng hóa khi sáp nhập công ty
1.1. Đối với máy móc thiết bị nhập miễn thuế
Căn cứ khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, sau đó, thay đổi mục đích được miễn thuế thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, sau đó chuyển nhượng cho doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư khác và đã thực hiện Thông báo danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, sau đó chuyển nhượng cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì phải thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và nộp đủ các loại thuế theo quy định.
1.2. Đối với nguyên phụ liệu xuất nhập theo hình thức gia công:
Căn cứ quy định tại khoản Điều 59 Thông tư số số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) thì tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu, bao gồm cả việc thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị; sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật; cung cấp, xuất trình chứng từ phù hợp với nội dung kiểm tra trong phạm vi các chứng từ được quy định tại Điều 16a Thông tư nêu trên.
Căn cứ quy định tại khoản Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) thì “...trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu”.
Việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo nguyên tắc nêu trên. Văn bản hiện hành liên quan đến thủ tục hải quan không có quy định khi thực hiện kiểm tra thì thời điểm chốt tồn là như thế nào; tuy nhiên, trên cơ sở nội dung trên quyết định kiểm tra, theo yêu cầu của từng cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra sẽ đưa ra cách thức kiểm tra để thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan và các chứng từ có liên quan đến hàng hóa đảm bảo đúng quy định, làm căn cứ kết luận kiểm tra.
2. Hàng hóa gửi gia công tại doanh nghiệp chế xuất
a) Về thuế nhập khẩu
Trường hợp hàng hóa doanh nghiệp nội địa đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất có nguồn gốc trong nước khi nhập khẩu trở lại doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp hàng hóa doanh nghiệp nội địa đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất có nguồn gốc nhập khẩu khi nhập khẩu trở lại nội địa doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Về giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính: Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công và các khoản điều chỉnh quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này. Không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau khi gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công.
b) Về thuế GTGT
Căn cứ Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Căn cứ Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Doanh nghiệp nội địa khi nhập khẩu trở lại sản phẩm gia công phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, khoản 3 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Theo đó, số tiền thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu) X % thuế GTGT.
Về việc kê khai nộp thuế “phế liệu, phế phẩm” cho HQ theo Công văn số 4344/TCHQ-TXNK ngày 1/7/2019 còn khó hiểu, gây trùng lặp.
Trả lời:
Để xử lý vướng mắc trong việc kê khai nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm chuyển tiêu thụ nội địa, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4344/TCHQ-TXNK ngày 01/7/2019 hướng dẫn thực hiện, cụ thể như sau:
- Trường hợp đối với hồ sơ điện tử doanh nghiệp thực hiện khai theo mẫu 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, trường hợp hồ sơ khai giấy theo mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Doanh nghiệp thực hiện kê khai từng lần trước khi xuất hóa đơn bán tiêu thụ nội địa hoặc khai theo tháng bằng cách tổng hợp phế liệu, phế phẩm đã tiêu thụ nội địa trong tháng để kê khai, nộp thuế chậm nhất vào ngày thứ 10 của tháng kế tiếp. Doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) là thời hạn cơ quan hải quan tiếp nhận bảng kê.
- Trường hợp kê khai mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, cơ quan hải quan mở sổ theo dõi, cấp số cho bảng kê tương tự như đối với trường hợp tờ khai bản giấy.
- Tên phế liệu, phế phẩm khai trên bảng kê theo đúng tên hàng thực tế bán ra (ví dụ: vải vụn, đầu cá, xương cá ...).
- Đơn vị tính trên bảng kê khai phải phù hợp với đơn vị tính ghi trên hóa đơn bán ra (ví dụ: kg...).
- Số lượng trên bảng kê khai phải chính xác với số lượng phế liệu, phế phẩm thực tế bán ra.
- Đơn giá trên bảng kê khai là giá bán ra chưa có thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng bằng cách tổng hợp số liệu đã bán ra trong tháng, giá kê khai trên bảng kê nộp cho cơ quan hải quan được lấy từ giá đã bán ra có thuế GTGT, sau đó, loại trừ thuế GTGT ở khâu bán ra, cụ thể giá kê khai trên bảng kê nộp cho cơ quan hải quan xác định theo công thức sau:
Giá bán ra chưa thuế = | Giá đã có thuế GTGT |
1 Thuế suất thuế GTGT |
VD: Tổng trị giá phế liệu, phế phẩm đã bán ra trong tháng, giá đã bao gồm 10% thuế GTGT là 3.000.000đ. Để xác định giá chưa có thuế giá trị gia tăng thực hiện phép tính loại trừ thuế GTGT, giá chưa có thuế GTGT = (3.000.000đ: 1 10%) = 2.727.273.
- Việc kiểm tra đối với phế liệu, phế phẩm được thực hiện trong quá trình kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 25/04/2018 của Chính phủ).
Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện trường hợp vướng mắc doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn thực hiện.
Câu 32. Công ty khuôn mẫu Lập Phúc
Thuế NK của khuôn mẫu =0%; phụ tùng của khuôn = 5% đến 25%
Thuế NK của máy móc thiết bị =0%; phụ tùng của máy móc = 5%- 25%
Yêu cầu Thuế nhập khẩu phụ tùng phải thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc thì Doanh nghiệp mới có thể chế tạo máy móc khuôn mẫu được. Thuế VAT của nhập thiết bị làm tài sản cố định 10% mặc dù được khấu trừ nhưng làm tăng vốn vay và DN phải chịu lãi Ngân hàng cho 10% VAT này.
Trả lời:
Về thuế suất thuế nhập khẩu
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất như sau:
Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước; đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế; áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) ban hành kèm theo Nghị định 125/2018/NĐ-CP thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Đối với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (FTA) thực hiện theo các thỏa thuận của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết với các nước hoặc khối nước.
Về thuế GTGT
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế GTGT. Sau khi nhập khẩu số tiền thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu sẽ được kê khai khấu trừ hoặc hoàn tại cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Quy định này áp dụng chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu.
Câu 33. Công ty TNHH Red Bull Việt Nam
Bộ Tài chính đã có công văn cho phép hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các lô hàng nhập khẩu tại chỗ được cấp C/O form D bởi Bộ Công thương từ năm 2011 đến 2016. Tuy nhiên, đến năm 2017 Hải quan các tỉnh thông báo dựa trên công văn số 2888a/GSQL-GQ4 ngày 30/10/2017 để chỉ thị truy thu thuế nhập khẩu cho các lô hàng đã nhập khẩu theo hình thức trên có tờ khai phát sinh từ 1/9/2019. Đến năm 2019, Hải quan các tỉnh lại tiếp tục thông báo về việc thu truy thuế nêu trên dựa trên công văn 1909/TCHQ-XNK ngày 3/4/2019.
Theo đó sẽ thu phần thuế bổ sung theo biểu thuế NK ưu đãi tại thời điểm mở tờ khai từ 1/9/2016 chứ không được hưởng thuế xuất ưu đãi đặc biệt từ C/O form D. Việc cho phép thực hiện sau đó lại có thông báo truy thu như vậy gây ra rất nhiều thiệt hại và khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như lòng tin của các doanh nghiệp nước ngoài với các chính sách của Việt Nam.
Bộ Công thương có công văn số 23/2019/TT-BCT ngày 13/11/2019 về việc không áp dụng hạn ngạch cho mặt hàng đường có mã HS 1701. Như vậy, Doanh nghiệp hiểu rằng từ ngày 1/1/2020 doanh nghiệp sẽ được nhập khẩu tất cả các mặt hàng đường mía bao gồm cả đường thô và tinh luyện có mã HS bắt đầu là 1701 với mức thuế suất NK là 5% mà không xin thêm bất kỳ giấy phép nào.
Trả lời:
Kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực thi hành, theo đó, khoản 3 Điều 5 của Luật quy định:
"3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.”
- Để tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa và phù hợp cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong khi chờ ý kiến của Chính phủ, Tổng cục Hải quan có công văn số 1909/TCHQ-TXNK ngày 03/4/2019 hướng dẫn tạm thời các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ giai đoạn kể từ ngày 01/9/2016:
1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ không thuộc đối tượng tại điểm 1 nêu trên, đáp ứng điều kiện xuất xứ Việt Nam hoặc từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Câu 34. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ HTL
Công ty HTL chuyên ngành kinh doanh mua bán trang thiết bị Y tế. Hiện nay, giấy phép NK được gia hạn đến 31/12/2019 nhưng đến nay chưa có động thái gì từ Bộ Y tế. Tiếp tục gia hạn giấy phép nhập khẩu để xin giấy phép lưu hành hay cấp mới?
Doanh nghiệp rất lúng túng trong việc phối hợp giải pháp nào đưa ra giữa Bộ y tế và Tổng cục Hải quan để DN thuận lợi trong việc.
Trả lời:
Nội dung này đề nghị Doanh nghiệp căn cứ quy định tại Nghị định 03/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ để thực hiện.
Câu 35. Công ty TNHH Decathlon Việt Nam
Thủ tục XNK tại chỗ thông quan kho ngoại quan và nghĩa vụ về thuế phát sinh liên quan.
Doanh nghiệp A có vốn đầu tư 100% nước ngoài, có chức năng nhập khẩu và phân phối hàng thể thao trên thị trường Việt Nam. Đối tác bên Singapore có hàng hóa là thành phẩm quần áo từ các nhà máy tại Việt Nam thực hiện theo hợp đồng gia công còn dư thừa muốn bán cho doanh nghiệp A. Hàng vải thành phẩm may mặc còn dư thừa này có nguyên phụ liệu vải nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam theo loại hình tạm nhập tái xuất, kết thúc hợp đồng gia công thì phát sinh dư hàng tồn kho thành phẩm. Hợp đồng gia công này được ký giữa nhà máy Việt Nam và đối tác nước ngoài Singapore.
1. Doanh nghiệp A chúng tôi có thể nhập khẩu hàng thành phẩm dư này thông qua kho ngoại quan theo hình thức XNK tại chỗ hay không? (ký hợp đồng mua bán với đối tác Singapore, nhà máy Việt Nam thực hiện việc giao hàng theo chỉ định).
2. Trong trường hợp này, thủ tục XNK tại chỗ thông quan kho ngoại quan thì nhà máy Việt Nam làm C/O mẫu D3 bên cho doanh nghiệp A thì doanh nghiệp A có được hưởng ưu đãi không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ có quy định về hàng hóa từ nước ngoài đưa kho ngoại quan và hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan.
Khoản 2 Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ có quy định “Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng...”. Thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 59 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).
Do nội dung Công ty trình bày không rõ thành phẩm Công ty mua gửi kho ngoại quan thông qua hình thức nào nên cơ quan hải quan chưa có cơ sở trả lời Công ty cụ thể. Đề nghị Công ty nghiên cứu các nội dung nêu trên để thực hiện.
Câu 36. Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, phụ liệu vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong quá trình sản xuất xuất khẩu có vướng mắc các trường hợp sau mong được xem xét giải quyết.
Về việc “Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu sản xuất hàng hóa XK bị dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng, phế liệu, phế phẩm chuyên mục đích tiêu hủy có sự giám sát của cơ quan HQ.
- Sau khi sản xuất XK có phát sinh nguyên liệu, vật tư thừa, lỗi mốt, hư hỏng với chất lượng giá trị thương mại không còn như ban đầu. Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
- Sau khi sản xuất XK có thu được phế liệu, phế phẩm. Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
- Thành phẩm đã XK qua nước ngoài, không đạt chất lượng; Doanh nghiệp phải tái nhập về sửa chữa, sau khi sửa chữa xong khách kiểm tra vẫn không đạt chất lượng và trở thành phế phẩm, không thể tái xuất lại cho khách hàng. Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
Tất cả 3 trường hợp chuyển mục đích tiêu hủy trên, doanh nghiệp đều có văn bản thông báo đăng ký mời cơ quan HQ giám sát trong suốt quá trình tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy xong tất cả thành phế liệu không còn hình dạng ban đầu, không có giá trị sử dụng, không có giá trị thương mại.
Số phế liệu sau khi tiêu hủy trên Công ty chúng tôi bàn giao cho Công ty xử lý rác thải môi trường xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường và phải trả chi phí cho họ; Công ty tốn phí xử lý chứ không thu được tiền bán phế liệu, không phát sinh doanh thu.
Trong khi doanh nghiệp hàng gia công được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cho 3 trường hợp tiêu hủy trên, thì DN làm hàng sản xuất XK chúng tôi vẫn bị kê khai nộp thuế NK cho nguyên vật liệu theo giá invoice NK ban đầu (căn cứ văn bản 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017 và 569/TCHQ-TNXK ngày 29/1/2018).
Việc yêu cầu nộp thuế cho 3 trường hợp tiêu hủy trên gây thiệt thòi và không công bằng cho DN sản xuất NK so với doanh nghiệp làm hàng gia công vì khi tiêu hủy thành phẩm, nguyên liệu không đạt chất lượng DN đã thiệt hại nặng nề, bị mất toàn bộ giá hàng hóa, bị khách hàng phạt, tốn chi phí xử lý hàng tiêu hủy, không bán nội địa mà còn đánh đồng truy nộp thuế hàng tiêu thụ nội địa.
Kiến nghị Bộ tài chính xem xét trình Chính phủ.
Về việc “Miễn thuế NK khi chuyển hàng cho DN khác sản xuất, gia công”
Theo Tổng cục HQ, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì từ ngày 1/9/2016, trường hợp tổ chức, cá nhân NK hàng hóa để sản xuất cùng hàng XK, đã đưa hàng hóa NK vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công hoặc sản xuất một hoặc một số công đoạn và nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và/hoặc XK sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại NĐ 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ (không đáp ứng điều kiện có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK) nên phần hàng hóa NK đã đưa cho DN khác sản xuất hoặc gia công không thuộc đối tượng được miễn thuế NK. Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ.
Về trị giá tính thuế đối với nguyên phụ liệu NK sản xuất hàng XK bị dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng, phế liệu, phế phẩm chuyển mục đích tiêu hủy.
Căn cứ mục 2 văn bản hướng dẫn 59/TCHQ-TNXK ngày 29/1/2018: Đối với lượng nguyên vật liệu, vật tư dư thừa sau quá trình sản xuất XK, nếu chuyển mục đích sử dụng (tiêu thụ nội địa) với chất lượng, giá trị thương mại không còn như ban đầu thì giá trị tính thuế được xác định theo giá trị thực tế mua bán thời điểm thay đổi mục đích sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 7 TT 39/2015/TT-BTC.
Căn cứ Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019: Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về giá trị HQ đối với hàng hóa XN, NK: Mục số 9 điểm b khoản 2, khoản 9 được sửa đổi; khoản 11 Điều 17 được bổ sung như sau” 2. hàng hóa NK đã sử dụng tại Việt Nam có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế”
Hàng hóa nhập khẩu khác:
Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá HQ là trị giá khai báo;
Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá HQ là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở thực tế bán. Trường hợp cơ quan HQ có căn cứ xác định trị giá quy định tại thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa.
Xin hỏi?
Đối với nguyên phụ liệu NK sản xuất hàng XK bị dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng, phế liệu, phế phẩm chuyển mục đích tiêu hủy có sự giám sát của HQ.
Theo quy định công ty chúng tôi được áp dụng giá trị 1 đồng để tính thuế NK không cho các trường hợp tiêu hủy trên không?
Nếu được, căn cứ vào giá nào?
Trả lời:
1. Về chính sách thuế
1.1. Về việc “Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu sản xuất hàng hóa XK bị dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng chuyển mục đích tiêu hủy”.
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.
Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Căn cứ quy định nêu trên, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng phải tiêu hủy thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm bị tiêu hủy. Trị giá hải quan để tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tiêu hủy là trị giá do doanh nghiệp khai báo theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bị tiêu hủy nêu trên.
1.2. Sau khi sản xuất thu được phế liệu, phế phẩm Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
Đối với phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế sản xuất khi tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, không phải kê khai nộp thuế GTGT. Trường hợp sau khi tiêu hủy hàng nhưng còn giá trị doanh nghiệp bán ra thị trường thì phải kê khai nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
1.3. Thành phẩm đã XK qua nước ngoài, không đạt chất lượng phải tái nhập về sửa chữa, sau khi sửa chữa xong khách kiểm tra vẫn không đạt chất lượng và trở thành phế phẩm, không thể tái xuất lại cho khách hàng, Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
Đối với sản phẩm không đạt chất lượng xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này để bán trong nước thì phải kê khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trong nước. Doanh nghiệp không phải kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bị tiêu hủy, trường hợp sau khi tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng, doanh nghiệp bán vào thị trường nội địa thì phải nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
1.4. Về việc “Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu khi chuyển hàng cho DN khác sản xuất, gia công”
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì từ ngày 1/9/2016, trường hợp tổ chức, cá nhân NK hàng hóa để sản xuất xuất khẩu, đã đưa hàng hóa NK vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công hoặc sản xuất một hoặc một số công đoạn và nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và/hoặc XK sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại NĐ 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ (không đáp ứng điều kiện có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK), số lượng hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng đưa cho doanh nghiệp khác sản xuất hoặc gia công không đủ điều kiện để được miễn thuế nhập khẩu (Tổng cục Hải quan đã có công văn số 79/TCHQ-TXNK ngày 03/01/2019 hướng dẫn thực hiện).
Kiến nghị của doanh nghiệp về việc cần sửa đổi chính sách thuế để hàng hóa nhập khẩu để sản xuất khẩu cũng được phép thuê doanh nghiệp khác sản xuất một hoặc một số công đoạn để đảm bảo bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu để gia công, hiện nay, Tổng cục Hải quan tiếp thu đưa vào sửa đổi tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
2. Về trị giá hải quan
Liên quan đến trị giá hải quan đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng tại Thông tư 60/2019/TT-BTC:
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu chưa qua sử dụng tại Việt Nam (không phải là hàng hóa ô tô, xe máy) có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Đề nghị công ty căn cứ và quy định nêu trên để khai báo, xác định trị giá Hải quan.
- 1Công văn 4698/TCT-DNL trả lời kiến nghị tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 3963/TCHQ-PC năm 2014 trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2013 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 1739/TCHQ-PC năm 2019 về trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
- 2Luật quản lý thuế 2006
- 3Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 4Công văn 4698/TCT-DNL trả lời kiến nghị tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Thông tư 178/2011/TT-BTC hướng dẫn việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý Biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 7Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013
- 8Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 3963/TCHQ-PC năm 2014 trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2013 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Luật Hải quan 2014
- 11Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 12Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 16Luật kế toán 2015
- 17Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 19Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- 20Thông tư 303/2016/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 21Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 22Thông tư 274/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 23Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 24Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 25Thông tư 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 26Nghị định 146/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 12/2015/NĐ-CP
- 27Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- 28Thông tư 14/2017/TT-BCT về bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 29Công văn 7183/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng khai báo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng” do Tổng cục Hải quan ban hành
- 30Công văn 8127/TCHQ-TXNK năm 2017 về xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu bị tiêu hủy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 31Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 về công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 32Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 33Công văn 569/TCHQ-TXNK năm 2018 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 34Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 35Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 36Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 37Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 38Công văn 7586/TCHQ-TXNK năm 2018 về cấn trừ lệ phí hải quan hàng xuất nhập khẩu trị giá thấp trên hệ thống VNACCS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 39Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 40Công văn 1739/TCHQ-PC năm 2019 về trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 41Công văn 1909/TCHQ-TXNK năm 2019 về thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 42Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 43Nghị định 36/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thể dục, Thể thao sửa đổi
- 44Công văn 79/TCHQ-TXNK năm 2019 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 45Công văn 4344/TCHQ-TXNK năm 2019 về thủ tục kê khai, nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm của hàng sản xuất xuất khẩu chuyển tiêu thụ nội địa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 46Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 47Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 48Thông tư 23/2019/TT-BCT quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 49Nghị định 03/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 68 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi tại Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế
- 50Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
Công văn 1537/TCHQ-PC năm 2020 trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2019 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1537/TCHQ-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/03/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Mai Xuân Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết