Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1526/BHXH/CĐCS | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2002 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thi hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và căn cứ Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau:
Căn cứ phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp Nhà nước theo hướng dẫn tại Tiết a, Tiết b Điểm 1, Mục I Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 (gọi chung là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) phê duyệt hoặc xác nhận.
1- Theo quy định tại Điểm 2 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 và hướng dẫn tại Khoản b, Điểm 1 Mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định: "Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa 1 năm thì được Nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng" được doanh nghiệp lập danh sách theo mẫu số 8 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH để thực hiện thu bảo hiểm xã hội các đối tượng sau đây:
Đối với người thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 1 năm bao gồm:
1.1- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14 năm đến dưới 15;
1.2- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có đủ 15 năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày 31/8/1989, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm;
1.3- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
1.4- Người lao động (không phụ thuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Việc đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu đối với từng người lao động theo công thức sau:
Số tiền đóng BHXH | = | Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH | x | 15% | x | Số tháng đóng thêm |
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nêu trên là mức tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc bao gồm tiền lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp được tính như phụ cấp chức cụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chênh lệch bảo lưu (nếu có) sau khi đã tính theo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động không hưởng theo thang bảng lương do Nhà nước quy định thì tính theo tiền lương hợp đồng lao động của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
1.5- Kinh phí đóng bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc danh sách mẫu số 8 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH do Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ mức nộp bảo hiểm xã hội còn thiếu đối với từng người lao động, khi nhận được kinh phí cấp phát từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, cơ quan Bảo hiểm xã hội ghi, xác nhận thu bảo hiểm xã hội trong Sổ bảo hiểm xã hội của từng người lao động và làm căn cứ thực hiện chế độ hưu trí theo quy định.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải thông báo kết quả sử dụng kinh phí cho Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư (theo mẫu 04, Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư ban hành kèm theo Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính).
2- Theo quy định tại Khoản d Điểm 3 Điều 3, Điểm 3 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP: "Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần... được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan Bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp BHXH nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH và cấp Sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp 1 lần theo quy định hiện hành"; Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn rõ thêm như sau:
2.1- Đối tượng được tự đóng tiếp BHXH là người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, có tuổi đời đủ 55 đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 đến dưới 55 tuổi đối với nữ.
Trên cơ sở danh sách người lao động của doanh nghiệp thuộc đối tượng này lập theo mẫu số 8A (đính kèm) được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận, cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý thu đối chiếu với danh sách đã đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước khi đơn vị sắp xếp lại doanh nghiệp theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ, thực hiện chốt Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2352/1999/QĐ-BHXH , đồng thời báo cáo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố danh sách, kèm theo hồ sơ từng người lao động theo quy định tại Điểm 1 Mục III đưới đây để kiểm tra theo dõi, tổng hợp và lập thủ tục chuyển Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi thường trú của người lao động sau khi nghỉ việc để quản lý và đóng tiếp bảo hiểm xã hội đến khi người lao động đủ tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp người lao động di chuyển đến thường trú ở tỉnh, thành phố khác, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động nghỉ việc lập hồ sơ di chuyển theo quy định tại Điểm 2 Mục III dưới đây.
Người lao động kể từ tháng có quyết định nghỉ việc, hàng tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm nộp bảo hiểm xã hội 1 lần cho cả 6 tháng hoặc cả năm (tuỳ theo việc đăng ký đóng của người lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi thu nộp); người lao động trực tiếp đóng bằng tiền mặt cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi thường trú bằng 15% tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo Điểm 1 nêu trên; trường hợp theo thang bảng lương Nhà nước, khi mức lương tối thiểu được Nhà nước điều chỉnh thì mức tiền lương làm căn cứ nộp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh tương ứng.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện căn cứ vào Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội ban hành theo Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH và quy định nêu trên để thực hiện thu, lập phiếu thu bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt (lập 3 liên, trong đó người lao động 1 liên, 1 liên bộ phận kế toán, 1 liên thủ quỹ lưu), đồng thời ghi Sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận trong Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động; Sổ bảo hiểm xã hội do người lao động quản lý và xuất trình cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý xác nhận sau mỗi lần đóng bảo hiểm xã hội. Cột số 10 do cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện ký, đóng dấu; cột số 9 do người lao động ký. Số tiền thu bảo hiểm xã hội không được tọa chi, chậm nhất sau 3 ngày kể từ ngày thu phải nộp vào tài khoản tiền gửi của Bảo hiểm xã hội tại Ngân hàng.
2.2- Về quản lý đối tượng và báo cáo thu bảo hiểm xã hội:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội lập sổ quản lý và theo dõi việc nộp bảo hiểm xã hội đối với từng người lao động theo mẫu số 1 - NĐ 41.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng báo cáo tổng hợp thực hiện thu bảo hiểm xã hội theo biểu số 7-BCT ban hành kèm theo Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong biểu số 7-BCT bổ sung thêm ở Khối loại hình quản lý Mục 1 (dưới Mục H) "Lao động dôi dư theo Nghị định số 41, người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội".
2.3- Sổ kế toán và tài khoản kế toán:
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện hạch toán, kế toán các nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo chế độ kế toán bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 1124/TC-QĐ-CĐKT ngày 12/12/1996 của Bộ Tài chính, cụ thể là:
- Khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt, do người lao động nộp, ghi:
Nợ TK111: Tiền mặt
Có TK 512: Thu BHXH
- Khi lập phiếu chi xuất quỹ tiền mặt về thu bảo hiểm xã hội nộp vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng, ghi:
Nợ TK112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt.
- Khi tổng hợp số thu, nộp cấp trên hạch toán theo quy định hiện hành về thu bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động chưa đủ điều kiện để giải quyết theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 ở trên theo chính sách quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP nếu không hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định hiện hành thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên Sổ bảo hiểm xã hội. Việc xác nhận trên Sổ bảo hiểm xã hội để bảo lưu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định về cấp, quản lý và sử dụng Sổ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối tượng quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP , Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố phải căn cứ vào danh sách đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận phương án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (Danh sách đối tượng nghỉ hưu trước tuổi theo mẫu số 7 và số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2001).
1- Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu theo quy định tại Khoản a Điểm 1, Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP không trừ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
Ví dụ: Ông nguyễn Văn A công nhân làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, tại thời điểm có quyết định nghỉ việc ông A 57 tuổi (thiếu 3 tuổi so với 60 tuổi), có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ lương hưu được hưởng bằng 55% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (không phải giảm 3% mức lương hưu được hưởng do nghỉ hưu trước tuổi quy định).
2- Đối với người đủ tuổi đời nêu tại Khoản 1.3 hoặc không phụ thuộc vào tuổi đời nêu tại Khoản 1.4 Điểm 1 Mục I nêu trên, sau khi cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian còn thiếu đối với từng người lao động do quỹ hỗ trợ lao động dôi dư cấp, nếu có đủ thủ tục hồ sơ theo quy định, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động theo quy định của điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Việc tính tỷ lệ lương hưu phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi cho những đối tượng này thực hiện theo Điểm 1 Điều 1 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn B là công nhân làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, đủ 50 tuổi, có 19 năm 3 tháng làm việc đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 61%, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng tiếp bảo hiểm xã hội 1 lần cho thời gian còn thiếu (9 tháng) để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; chế độ hưu trí tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%.
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20, mỗi năm tính thêm 2%=10%.
Tỷ lệ lương hưu hàng tháng tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội 45% + 10% = 55%
Do ông B nghỉ hưu trước tuổi 60 là 10 năm nên mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 1%, 10 năm giảm 10%; Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông B là: 55% - 10% = 45%.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị C, là công nhân làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, tại thời điểm nghỉ việc, bà C 42 tuổi, có 19 năm 6 tháng công tác thực tế, trong đó có 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng tiếp bảo hiểm xã hội 1 lần cho thời gian còn thiếu (6 tháng) để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; chế độ hưu trí của bà B được tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%.
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20, mỗi năm tính thêm 2% bằng 10%.
Tỷ lệ % lương hưu tính theo thời gian đóng BHXH:
45% + 10% = 55%
Do Bà C nghỉ hưu trước tuổi 50 là 8 năm nên tỷ lệ lương hưu của bà C phải giảm 8 x 1% = 8%.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà C là: 55% - 8% = 47%.
3- Người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu được tự đóng tiếp 15% tiền bảo hiểm xã hội nêu tại Điểm 2 Mục I nên trên, khi ngừng đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
3.1- Nếu nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng chế độ hưu trí.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị D, khi nghỉ việc 52 tuổi, có đủ 15 năm đóng BHXH. Sau khi nghỉ việc, tự đóng tiếp BHXH được 3 năm thì ngừng đóng BHXH. Tính đến thời điểm ngừng đóng BHXH, bà D có 18 năm đóng BHXH, tuổi đời đủ 55, được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với tỷ lệ lương hưu là 51%.
3.2- Trong thời gian người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội, vì lý do nào đó không có khả năng tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, nếu đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo mức thấp (phải giảm % do nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn E, khi nghỉ việc 55 tuổi, có 17 năm đóng BHXH (làm nghề bình thường), sau khi nghỉ việc, tự đóng BHXH được 3 năm thì ngừng đóng BHXH. Tại thời điểm ngừng đóng bảo hiểm xã hội, ông E có 20 năm đóng BHXH, tuổi đời 58, bị suy giảm khả năng lao động 61%; ông E đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng nhưng phải giảm 2% mức hưởng do nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Việc giới thiệu đi Hội đồng Giám định y khoa trong trường hợp này do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giới thiệu.
3.3- Trường hợp tại thời điểm ngừng đóng tiếp bảo hiểm xã hội, người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì được hưởng trợ cấp 1 lần theo Điều 28 Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
3.4- Người lao động trong thời gian tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội, nếu bị chết thì được hưởng chế độ tử tuất quy định tại điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
1- Hồ sơ quản lý đối tượng nghỉ việc có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu, được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội:
+ Đơn của người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội (theo mẫu đính kèm).
+ Quyết định nghỉ việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH do chủ sử dụng lao động lập khi nghỉ việc.
Sổ bảo hiểm xã hội do người lao động quản lý.
Việc quản lý đối tượng và quản lý thu bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện; mỗi người lao động được Bảo hiểm xã hội quận, huyện lập và quản lý một bộ hồ sơ riêng, khi thực hiện nộp bảo hiểm xã hội, ngoài lập phiếu thu tiền, Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận, huyện ký xác nhận trên Sổ bảo hiểm xã hội và trên Bản quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động lưu hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội quận, huyện.
2- Hồ sơ di chuyển đối với người chuyển đến nơi cư trú ở tỉnh, thành phố khác:
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn của người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội.
+ Quyết định nghỉ việc hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH khi nghỉ việc do chủ sử dụng lao động lập.
+ Giấy giới thiệu di chuyển của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
+ Sổ bảo hiểm xã hội do người lao động quản lý, xuất trình cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi đến cứ trú khi nộp hồ sơ di chuyển.
3- Hồ sơ hưu trí:
3.1- Đối với người nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP , thủ tục hồ sơ thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24/6/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhưng quyết định hưởng chế độ hưu trí của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố ghi thêm vào phần căn cứ: Căn cứ Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ.
- Đồng thời đánh máy vi tính vào góc trên bên phải, trên dòng ngày, tháng, năm của Quyết định cụm từ "Hưu trí ND 41" được đóng khung thay đóng dấu "Hưu trí" quy định tại Công văn số 881/BHXH/CĐCS ngày 26/6/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (mẫu quy định đính kèm).
3.2- Đối với các trường hợp thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu được tự đóng tiếp 15% tiền bảo hiểm xã hội, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần, thủ tục hồ sơ để xét hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi thường trú (theo mẫu đính kèm).
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Bản xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố lập căn cứ vào Sổ bảo hiểm xã hội (có ký xác nhận của người lao động).
+ Biên bản giám định khả năng lao động đối với người chưa đủ tuổi đời theo quy định, trong trường hợp người lao động không tự đóng tiếp được cho đến khi Nam đủ 60 - Nữ đủ 55 tuổi.
+ Quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc quyết định về hưởng trợ cấp 1 lần của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
4- Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp tử tuất:
Đối với người đang tự đóng tiếp 15% tiền bảo hiểm xã hội nếu chết thì thủ tục hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất của thân nhân người chết,
+ Giấy chứng tử,
+ Sổ bảo hiểm xã hội,
+ Bản xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố lập căn cứ vào Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận mối quan hệ và trách nhiệm nuôi dưỡng thân nhân của người chết khi còn sống.
Sau khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, Sổ bảo hiểm xã hội được ghi theo quy định và chuyển trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (nếu người lao động chết) quản lý.
Theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ, thực hiện đến hết ngày 31/12/2005.
Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày11/4/2002 của Chính phủ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, để làm tốt vấn để này, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cần tổ chức hướng dẫn thực hiện cụ thể đối với các doanh nghiệp và cán bộ trong ngành; cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ quan liên quan thuộc các Bộ, các ngành và cơ quan chủ quản ở địa phương để tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng chế độ chính sách bảo hiểm xã hội và thuận tiện cho người lao động. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu hướng dẫn thực hiện.
| Nguyễn Huy Ban (Đã ký)
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số:......../QĐ | ....., ngày..... tháng...... năm..... |
VỀ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ HÀNG THÁNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ
- Căn cứ Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ và Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số....... QĐ/TC-CB ngày..... tháng..... năm của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.........
- Căn cứ Quyết định nghỉ việc số..... ngày...... tháng.... năm.... của......... và bản xác nhận quá trình tham gia BHXH;
- Căn cứ Biên bản giám định khả năng lao động số...... ngày... tháng.... năm.... của Hội đồng giám định y khoa..........
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông, bà................................................
Sinh ngày...... tháng.... năm....... Số sổ BHXH.........
Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ.............
Cơ quan, đơn vị.......................................................
Tổng số thời gian làm việc có đóng BHXH...... năm.... tháng
Trong đó có:
- Thời gian hoạt động Cách mạng trước tháng 8/1945:..... năm.... tháng
- Thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ:...... năm.... tháng
- Thời gian ở chiến trường B-K-C: .... năm...... tháng
- Thời gian trong lực lượng vũ trang:.... năm... tháng
- Thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại:.... năm... tháng
- Thời gian làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại:.... năm... tháng
Mức bình quân tiền lương tháng để làm căn cứ tính lương hưu:........
Tỷ lệ % để tính lương hưu...................................
Điều 2: Ông, bà.......... được hưởng chế độ hưu trí như sau:
a/ Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:...... x ..... tháng = .......... đồng
(Số tiền bằng chữ:.....................................................................)
b/ Lương hưu hàng tháng................. x......% = ............ đồng
c/ Trợ cấp khác (nếu có):.....................................................đồng
Được hưởng từ ngày:.................................................................
Nơi nhận trợ cấp:.......................................................................
Điều 3: Các ông, bà Trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ, Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận, huyện..... và ông, bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......, ngày.... tháng.... năm.... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÓNG TIẾP BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, TP.....
Họ và tên:................ sinh ngày..... tháng..... năm...
Số sổ bảo hiểm xã hội:..........
Chức danh, nghề nghiệp trước khi nghỉ việc:.......
Đơn vị khi nghỉ việc:............
Có thời gian đóng BHXH đến trước khi nghỉ việc là:..... năm...... tháng
Đã đóng BHXH đến ngày.... tháng........ năm
Nơi thường trú sau khi nghỉ việc:.........
Nay tôi đề nghị được tự đóng tiếp 15% tiền BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ.
| NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (Ký, ghi rõ họ tên) |
- 1Công văn số 1985/LĐTBXH-TL về bảo lưu tiền lương làm căn cứ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội ban hành.
- 2Công văn số 2080/LĐTBXH-LĐVL về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội ban hành, để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP.
- 3Công văn số 996/LĐTBXH-BHXH ngày 05/04/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
- 4Công văn số 2631/LĐTBXH-BHXH ngày 08/08/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
- 5Công văn số 1380/LĐTBXH-TL ngày 07/05/2003 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc phụ cấp chức vụ làm cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
- 6Công văn 777/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động nghỉ việc trước năm 1995
- 7Công văn số 266/LĐTBXH-BHXH về đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người tự ý xin thôi việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Công văn số 1985/LĐTBXH-TL về bảo lưu tiền lương làm căn cứ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội ban hành.
- 2Công văn số 2080/LĐTBXH-LĐVL về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội ban hành, để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP.
- 3Công văn số 996/LĐTBXH-BHXH ngày 05/04/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
- 4Công văn số 2631/LĐTBXH-BHXH ngày 08/08/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
- 5Công văn số 1380/LĐTBXH-TL ngày 07/05/2003 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc phụ cấp chức vụ làm cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
- 6Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 7Quyết định 1124-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 về hệ thống chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 93/1998/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP
- 9Quyết định 2352/1999/QĐ-BHXH quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội ban hành
- 10Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 11Công văn 777/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động nghỉ việc trước năm 1995
- 12Thông tư 11/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Công văn số 266/LĐTBXH-BHXH về đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người tự ý xin thôi việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 1526/BHXH/CĐCS của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ
- Số hiệu: 1526/BHXH/CĐCS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/07/2002
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Huy Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra