Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1500/GSQL-GQ2 | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty TNHH MTV NIDEC TOSOK PRECISION VIỆT NAM
(Lô E1, E2, E3, E12 KCN Giao Long, An Phước, Châu Thành, Bến Tre)
Phúc đáp công văn số NTPV-A-CV-19-001 ngày 01/04/2019 của Công ty TNHH Một thành viên NIDEC TOSOK Precision Việt Nam về vướng mắc đối với mã loại hình nhập khẩu mặt hàng dầu, Cục Giám sát quản lý về hải quan có ý kiến như sau:
1. Về thủ tục hải quan
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm: "Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu";
Căn cứ theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan thì:
- Mã loại hình E11: Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX.
- Mã loại hình E15: Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa.
Như vậy, công ty sử dụng mã loại hình E11 hoặc E15 để khai báo nhập khẩu đối với các mặt hàng dầu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu nêu tại công văn.
Căn cứ Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì công ty có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm cả vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu (các loại dầu nêu tại công văn).
2. Về thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định về đối tượng chịu thuế;
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định:
“3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra”
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định: “Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.”
Căn cứ Điều 5 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường thì:
“Điều 5. Bổ sung thêm điểm 2.4 vào khoản 2 Điều 7 như sau:
2.4. Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa trong nước và khu phi thuế quan, trong khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) (trừ bao bì được sản xuất để đóng gói sản phẩm theo quy định tại tiết a2 và a3 điểm a Điều 1 Thông tư này) thì cơ sở sản xuất hàng hóa phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.
Việc xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế bảo vệ môi trường là khi hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV Nidec Tosok Precision Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất:
- Nếu công ty nhập các loại dầu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường từ nước ngoài để phục vụ cho việc duy trì, sửa chữa, bảo trì và vận hành máy móc thiết bị (không phải nhập khẩu để bán) thì công ty phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường tại thời điểm nhập khẩu với cơ quan hải quan.
- Nếu công ty nhập các loại dầu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường từ nội địa để phục vụ cho việc duy trì, sửa chữa, bảo trì và vận hành máy móc thiết bị thì Công ty không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi mở tờ khai nhập khẩu do doanh nghiệp nội địa đã phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường khi sản xuất, bán ra.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã có các công văn số 12108/BTC-CST ngày 03/10/2018, công văn số 1797/BTC-CST ngày 14/02/2019 và công văn số 1809/BTC-CST ngày 14/02/2019 hướng dẫn về việc xác định đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và việc kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng dầu. Đề nghị Công ty nghiên cứu để thực hiện đúng quy định.
Cục Giám sát quản lý về hải quan trả lời để Công ty được biết, thực hiện. Trường hợp có phát sinh vướng mắc đề nghị liên hệ Chi cục quản lý để được hướng dẫn cụ thể./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1412/GSQL-GQ1 năm 2019 vướng mắc thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng kaiuh “Bùn hạt kỵ khí vi sinh” để áp dụng công nghệ xử lý nước thải trong các ngành công nghiệp do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 2Công văn 1419/GSQL-GQ2 năm 2019 về thủ tục xuất khẩu tại chỗ khi bán tiền chất công nghiệp do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 3Công văn 1472/GSQL-GQ2 năm 2019 về thủ tục hải quan nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 4Công văn 294/GSQL-GQ2 năm 2021 về hướng dẫn thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 2Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế Bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 159/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015 về mã loại hình xuất nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 12108/BTC-CST năm 2018 về thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 1797/BTC-CST năm 2019 về thuế bảo vệ môi trường đối với dầu xử lý, dầu trắng do Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 1809/BTC-CST năm 2019 về thuế bảo vệ môi trường đối với dầu gốc do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 1412/GSQL-GQ1 năm 2019 vướng mắc thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng kaiuh “Bùn hạt kỵ khí vi sinh” để áp dụng công nghệ xử lý nước thải trong các ngành công nghiệp do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 11Công văn 1419/GSQL-GQ2 năm 2019 về thủ tục xuất khẩu tại chỗ khi bán tiền chất công nghiệp do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 12Công văn 1472/GSQL-GQ2 năm 2019 về thủ tục hải quan nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 13Công văn 294/GSQL-GQ2 năm 2021 về hướng dẫn thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 1500/GSQL-GQ2 năm 2019 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với mặt hàng dầu nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- Số hiệu: 1500/GSQL-GQ2
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/05/2019
- Nơi ban hành: Cục Giám sát quản lý về hải quan
- Người ký: Trần Đức Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra