Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1491/UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 8 năm 1982 |
Kính gởi : | - Các Sở, ban, ngành thành phố |
Gần đây giá đường trên địa bàn thành phố và các tỉnh đã tăng quá cao, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của những người lao động, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nội thương đã họp chỉ đạo cho ngành thương nghiệp đẩy mạnh kinh doanh hơn nữa mặt hàng đường các loại nhằm đấu tranh kéo giá thị trường tự do hiện nay xuống mức hợp lý, đồng thời đạo điều kện để kéo giá mía xuuống. Để đạt yêu cầu trên :
1. Các ngành thương nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp cùng các quận, huyện triển khai công tác nắm tình hình sản xuất mía và diện tích mùa vụ này để hỗ trợ cho nông dân sản xuất tốt, tranh thủ chuẩn bị ký hợp đồng và tổ chức thu mua.
Nắm lại thương lái mua mía, các chủ lò đường đang hoạt động để có kế hoạch cải tạo tổ chức lập đấu tranh chống tiêu cực v.v…
2. Sở Thương nghiệp tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Nội thương, có kế hoạch phối hợp với quận, huyện và các ngành chức năng thành phố (hợp tác xã, ngân hàng, tài chánh, giá v.v..) triển khai ngay kế hoạch kinh doanh mặt hàng đường từ nay đến cuối năm để đảm bảo bán đường đủ cho cán bộ, công nhân viên chức, người ăn theo và nhân dân lao động thành phố một lượng đường tối thiểu cho nhu cầu để đấu tranh giữ giá và kéo giá xưống.
Một số biện pháp cần được triển khai tích cực thi hành :
1. Tổ chức khai thác nguồn đường thật tích cực bằng cách tranh thủ nhận đường của Trung ương rót, tích cực hợp tác thu mua của tỉnh, quan hệ chặt Sở Ngoại thương nắm lượng đường nhập về. Lưu ý bàn nhanh về giá cả, phương thức giao nhận, thanh toán để các Công ty ngoại thương có tiền mặt tái tạo ngoại tệ, nhập nguyên liệu sản xuất.
2. Triển khai công tác phân phối và bán lẻ cho tới tay người tiêu dùng.
- Đối với các đối tượng được bán theo định lượng cần tổ chức bán đủ và kịp thời. Nếu có xen kẻ đường cát trắng và đường cát vàng, cần giải thích và động viên anh chị em cán bộ công nhân viên chức thấy khó khăn chung mà nhận tiêu dùng, đó cũng là một sự tiết kiệm cần thiết.
- Đưa một lượng đường ra bán lẻ đến tận hộ dân (trừ hội buôn bán kinh doanh) mỗi hộ 1 tháng 1/2kg. Ngoài ra, thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tiêu thụ, mua bán triển khai bán lẻ tại các điểm bán của hợp tác xã cho những người cần đường từ 50g đến 100g, tối đa 200g.
- Giá bán đường kinh doanh nếu bán lẻ 100 – 200g thì thấp hơn giá thị trường 2 đến 3đ/kg. Nếu bán cho hộ dân thì thấp hơn giá bán lẻ từ 2 đến 3đ/kg. Giá bán đường phải thống nhất trong thành phố, không được tùy tiện nâng lên hoặc hạ xuống trong khung đã định. Đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống bọn đầu cơ, tích trữ, mua đi bán lại phá rối thị trường.
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, các ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, sinh hoạt tổ dân phố nói rõ mục đích ý nghĩa của việc đấu tranh giữ giá, kéo giá đường xuống. Các Sở Thương nghiệp, Tài chánh, Ngân hàng phối hợp tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp ở cơ sở chấp hành tốt công tác này, hết sức đấu tranh phê bình, nghiêm khắc xử lý số công nhân viên lợi dụng bán đường để bán lậu hoặc ăn cắp đưa ra thị trường.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Công văn 1491/UB về đẩy mạnh kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đấu tranh kéo giá đường thị trường tự do trên toàn thành phố xuống mức hợp lý do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1491/UB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/08/1982
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Võ Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra