Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1426/BNN-CN | Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW
Ngành chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn, sự tăng trưởng cao liên tục trong thời gian dài của ngành chăn nuôi đã góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu. Tuy nhiên với mức tăng trưởng nóng trong những năm gần đây, nhất là với lĩnh vực chăn nuôi lợn và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đang gây nên những hệ lụy lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện nay và môi trường sinh thái trong tương lai gần. Cụ thể, tổng đầu lợn có mặt thường xuyên hiện nay của Việt Nam đã trên 29 triệu con (trong đó đàn nái trên 4,2 triệu con, so với Thái Lan chưa tới 1,0 triệu con) đứng thứ tư trên thế giới; tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã đạt trên 31 triệu tấn, vượt xa so với kế hoạch định hướng là 25 triệu tấn vào năm 2020, với sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2016 đạt 23,5 triệu tấn (trong đó thức ăn thủy sản khoảng 3,0 triệu tấn) đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong các nước Asean (Thái Lan 18,6; Indonesia 18,3 triệu tấn) và đứng thứ 10 trên thế giới.
Nhằm giảm thiểu những áp lực nêu trên, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện:
1) Với chăn nuôi iợn:
a) Rà soát quy hoạch chăn nuôi lợn gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương. Hạn chế mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn, nhất là đàn lợn nái, mà chuyển hướng nhanh sang thay đổi cơ cấu giống, khuyến khích phát triển các giống cao sản và giống đặc sản phục vụ các loại hình chăn nuôi lợn theo các phân khúc thị trường khác nhau.
b) Chỉ đạo đa dạng hóa phương thức chăn nuôi, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp mà cần chú ý phát triển mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ.
c) Quy hoạch và chỉ đạo quyết liệt vấn đề giết mổ tập trung, công nghiệp và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị ngành hàng thịt lợn phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
2. Với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi:
a) Hạn chế đầu tư mở rộng thêm các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm, nhất là ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
b) Khuyến khích phát triển lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu, nhất là việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh và xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
c) Khuyến khích phát triển các nhà máy chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc ăn cỏ; các nhà máy chế biến bột thịt xương, bột máu, bột cá, bột đầu tôm, bột khoáng...vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa tận thu khối lượng lớn nguồn hữu cơ hiện nay trong sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và PTNT mong nhận được sự hợp tác của các đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 127/1999/QĐ-BNN-TCCB về việc chuyển Công ty Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thành Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 96/2001/QĐ-BNN ban hành "Danh mục hàng hoá, thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 36/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 3091/NHNN-TD năm 2017 tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi lợn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 127/1999/QĐ-BNN-TCCB về việc chuyển Công ty Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thành Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 96/2001/QĐ-BNN ban hành "Danh mục hàng hoá, thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 36/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 3091/NHNN-TD năm 2017 tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi lợn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Công văn 1426/BNN-CN năm 2017 về chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi công nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1426/BNN-CN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/02/2017
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Xuân Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra