- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Quyết định 54/2006/QĐ-BNN công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/UBND-SX | Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 01 năm 2007 |
Kính gửi: | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 3270/BNN-KL, ngày 6/12/2006 về việc tăng cường công tác quản lý các cơ sở gây nuôi và trồng cấy nhân tạo động vật và thực vật hoang dã. Thời gian qua, số lượng các trại gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo trong cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã tăng lên nhanh chóng.
Nhằm tăng cường công tác quản lý việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã; thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo tồn và phát triển các loài động vật, thực vật hoang dã; đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã ổn định và phát triển theo đúng quy định của nhà nước, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng và UBND các huyện, thị khẩn trương tiến hành các biện pháp sau:
1- Giao cho UBND các huyện, thị xã và các ngành chức năng phối hợp cùng ngành Văn hóa - Thông tin, Đài phát thanh truyền hình, Báo Bình Dương và các phương tiện thông tin đại chúng khác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân về các quy định, chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý, bảo vệ, kinh doanh mua bán, gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã.
2- Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát, lập hồ sơ quản lý, tiếp nhận đăng ký của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân của các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh nguy cấp, quý hiếm.
3- Giao cho Chi cục Kiểm lâm giám sát, lập hồ sơ quản lý, tiếp nhận đăng ký của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và các cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn.
4- Đối với các loài thông thường cho phép được đăng ký trại nuôi, trồng cấy nhân tạo theo quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh, lập sổ sách theo dõi chặt chẽ số lượng và số loài. Việc đánh bắt, bẫy, lấy động vật, thực vật hoang dã từ tự nhiên về để gây nuôi phải được phép và thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
5- Đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tổ chức cho các hộ tự kê khai, lập hồ sơ quản lý chặt chẽ. Những cá thể có nguồn gốc hợp pháp thì hướng dẫn và tổ chức đăng ký theo đúng quy định tại Nghị định 82/2006/NĐ-CP ; những trường hợp không có nguồn gốc hợp pháp thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
6- Các ngành có kế hoạch tổ chức, triển khai đăng ký và báo cáo đánh giá về tình hình quản lý các trại gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và các cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo đúng yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu các ngành, đơn vị thực hiện và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất ngày 15/3/2007./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Quyết định 54/2006/QĐ-BNN công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 4Quyết định 15/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tạm thời về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 17/2013/QĐ-UBND
Công văn 142/UBND-SX tăng cường công tác quản lý cơ sở gây nuôi và trồng cấy nhân tạo động vật và thực vật hoang dã do tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 142/UBND-SX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thị Kim Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực