Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/BTC-NSNN | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Căn cứ Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị Quý Cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở quy định hiện hành và từ thực tiễn trong tổ chức thực hiện quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước theo Đề cương đính kèm.
Ý kiến xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 18/01/2023 (đồng thời, gửi file điện tử về địa chỉ nguyentrongkhanh@mof.gov.vn - đối với các bộ, cơ quan Trung ương; dinhvietanh@mof.gov.vn - đối với các địa phương) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT NSNN
(Kèm theo công văn số 142/BTC-NSNN ngày 04/01/2023 của Bộ Tài chính)
Để có cơ sở xây dựng báo cáo đánh giá tổng kết thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 (sau đây gọi tắt là Luật NSNN); Bộ Tài chính đề nghị Quý Cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở quy định hiện hành và từ thực tiễn trong tổ chức thực hiện quản lý ngân sách theo quy định của Luật NSNN, nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật NSNN, gồm các nội dung sau:
1. Kết quả đạt được:
Nội dung đánh giá kết quả đạt được của Luật NSNN so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật (có số liệu để minh chứng).
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Luật NSNN và nguyên nhân (khách quan, chủ quan). Chỉ rõ nguyên nhân do các yếu tố tác động, do cơ chế, chính sách hay do tổ chức thực hiện dẫn đến tồn tại, hạn chế. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu.
Trong đó, lưu ý: Đánh giá rõ các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế của Luật NSNN trên các góc độ về (i) quản lý tài chính - NSNN; (ii) việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị.
Đánh giá tính đồng bộ của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến Luật NSNN; sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật NSNN với các văn bản pháp luật khác, để từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
1. Đánh giá các nội dung quy định chung của Luật NSNN (Rà soát, đánh giá cụ thể từng quy định, trong đó nêu rõ mặt được và khó khăn, vướng mắc), gồm:
- Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ.
- Về hệ thống NSNN, các cấp NSNN (NSTW; NSĐP, tỉnh, huyện, xã): Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống NSNN hiện hành trong quản lý tài chính - NSNN; trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương; trong thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực và xử lý các nội dung có tính chất vùng, liên vùng;...
- Về phạm vi NSNN (thu, chi NSNN, xác định nguồn thu để lại cho các đơn vị,...); phân định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (các nhiệm vụ mua sắm; sửa chữa lớn; ứng dụng CNTT;...).
- Về nguyên tắc: cân đối NSNN (Trung ương - Địa phương); quản lý NSNN; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách, thời kỳ ổn định ngân sách.
- Quy định về dự phòng ngân sách, Quỹ dự trữ tài chính.
- Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách; kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách.
2. Đánh giá các quy định của Luật NSNN về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN (Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, các nội dung còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, giữa Trung ương và địa phương trong quy định của Luật NSNN và của Luật NSNN với các Luật khác; giữa quản lý ngành, lĩnh vực và quản lý vùng, lãnh thổ; giữa các khâu trong quy trình ngân sách ...).
3. Đánh giá kết quả phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN giữa NSTW với NSĐP; giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương (Rà soát, đánh giá cụ thể về căn cứ và tính phù hợp với thực tế trong việc quy định thời kỳ ổn định ngân sách, về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; phương thức xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP và giữa các cấp ngân sách ở địa phương);... các bất cập và nguyên nhân đối với từng vấn đề. Ngoài ra, đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường, đánh giá thuận lợi, khó khăn, bất cập gì và đề xuất hướng khắc phục. Đối với các địa phương được thực hiện cơ chế tài chính đặc thù, đánh giá theo các cơ chế chính sách được thực hiện).
4. Đánh giá công tác lập, quyết định, phân bổ NSNN hằng năm (Rà soát, đánh giá từng nội dung cụ thể), gồm:
- Các quy định về căn cứ, yêu cầu lập dự toán ngân sách, về giao số kiểm tra thu, chi NSNN.
- Quy định về hướng dẫn lập, xây dựng dự toán, tổng hợp, quyết định, phân bổ và giao dự toán NSNN.
- Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán NSNN.
- Quy định về phương thức thảo luận và quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN.
- Các tài liệu trình dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách.
- Quy định về thời gian và quy trình lập, tổng hợp, quyết định, phân bổ dự toán NSNN.
5. Đánh giá các quy định về xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và kế hoạch tài chính 05 năm (Rà soát đánh giá cụ thể tính pháp lý, căn cứ lập, thời gian, các chỉ tiêu, thẩm quyền quyết định, khả năng thực hiện và tính hiệu quả, ....).
6. Đánh giá tổ chức chấp hành NSNN
- Đánh giá hình thức cấp phát kinh phí cho đơn vị sử dụng ngân sách (rút dự toán/lệnh chi tiền): chế độ, định mức chi ngân sách làm căn cứ chi tiêu và kiểm soát chi; hồ sơ, thủ tục rút tiền tại Kho bạc nhà nước; trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc chuẩn chi để lập giấy rút dự toán tại Kho bạc nhà nước; hoặc làm các giấy tờ trong đề nghị cấp tiền theo hình thức lệnh chi tiền tại cơ quan tài chính; công tác kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nước; thông tin về thu, chi ngân sách phục vụ điều hành ngân sách của cơ quan có thẩm quyền.
- Đánh giá tổ chức thực hiện điều hành thu, chi, quản lý quỹ ngân sách ở các cấp trong việc đảm bảo chủ động về nguồn thu, huy động vốn vay để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, cân đối tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: các quy định hiện hành về điều hành thu, chi NSNN, quản lý quỹ NSNN; khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu từ nguồn thu, dự toán chi NSNN cấp hàng năm (thiếu/thừa...); việc vay bù đắp bội chi, trả nợ gốc (mức huy động; sử dụng nguồn huy động; các hình thức huy động; khả năng trả nợ); xử lý thiếu hụt tạm thời để đảm bảo các nhiệm vụ chi thông suốt (thẩm quyền, nguồn xử lý,...); mối quan hệ giữa ngân quỹ ở Trung ương và ngân quỹ ở cơ quan tài chính các cấp ở TW, địa phương với cơ quan thuế, hải quan, cơ quan kho bạc nhà nước trong việc thực hiện hoạt động thu, chi NSNN.
- Đánh giá về cơ chế bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, những kết quả đạt được, hạn chế, hướng sửa đổi, khắc phục với các nội dung: Phạm vi, đối tượng bổ sung có mục tiêu; căn cứ xác định bổ sung có mục tiêu; cơ chế quản lý, quy trình, thủ tục, hồ sơ bổ sung có mục tiêu; khối lượng, thời gian, tiến độ cấp nhận bổ sung ngân sách; liên quan đến việc quản lý ngân quỹ thuộc NSNN các cấp.
- Về việc điều chỉnh dự toán tại cấp ngân sách, dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong năm: Hồ sơ, thủ tục, thời gian điều chỉnh dự toán; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan, đơn vị trong việc điều chỉnh dự toán NSNN hằng năm.
- Về việc tạm cấp, tạm ứng, ứng trước dự toán trong năm: Hồ sơ, thủ tục, thời gian của việc tạm ứng, ứng trước dự toán; và hoàn trả tạm ứng, ứng trước dự toán NSNN; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan, đơn vị.
- Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN: Hồ sơ, thủ tục, thời gian của việc tạm ứng, ứng trước dự toán; và hoàn trả tạm ứng, ứng trước dự toán NSNN; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan, đơn vị.
- Đánh giá chế độ thông tin, báo cáo: Yêu cầu số lượng chỉ tiêu, biểu mẫu đã được thực hiện; các yêu cầu về chất lượng báo cáo, khó khăn, vướng mắc trong khâu thực hiện; quan hệ giữa cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước trong việc trao đổi thông tin điều hành,...; thời gian nộp, gửi báo cáo kế toán tháng, quý và năm cho đơn vị cấp trên và cơ quan tài chính cấp trên.
- Đánh giá việc sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính và phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách: Nội dung sử dụng dự phòng, quỹ dự trữ tài chính (đối với cấp ngân sách); thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng, dự trữ và phương án phân bổ, sử dụng tăng thu ngân sách; thời hạn lập báo cáo tăng thu, tiết kiệm chi, trách nhiệm giải trình,...
- Đánh giá công tác quản lý, sử dụng ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách; đơn vị trực thuộc trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao: Tính kịp thời của việc quản lý, phân bổ sử dụng kinh phí NSNN cấp; hiệu lực, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách của ngành, lĩnh vực quản lý và tại cơ quan, đơn vị.
7. Đánh giá công tác quyết toán NSNN hằng năm
- Về công tác xử lý thu, chi cuối năm: Thời gian chỉnh lý quyết toán, chuyển nguồn, xử lý kết dư NSNN; nội dung, đối tượng xử lý kết dư, chuyển nguồn, chi sai; nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của các bên liên quan; báo cáo, đánh giá việc xử lý vướng mắc, giảm số nội dung thu, chi được phép chuyển nguồn tại các cấp ngân sách, cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách sang năm sau, để hạn chế tối đa phải chuyển nguồn, đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách, vốn vay theo kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan của Quốc hội, Quốc hội.
- Về công tác quyết toán: Nội dung báo cáo kế toán, quyết toán; biểu mẫu báo cáo kế toán, quyết toán; biểu mẫu phê chuẩn quyết toán; quy trình, thủ tục, trình tự, thời gian lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi NSNN đối với đơn vị dự toán; trình tự lập, thẩm định, xét duyệt, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm của ngân sách các cấp chính quyền.
- Thẩm quyền, trách nhiệm, thời gian trong công tác lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN hàng năm; vai trò các bên liên quan trong khâu lập, xét duyệt, thẩm định quyết toán NSNN hàng năm.
- Trách nhiệm giải trình quyết toán ngân sách của cấp dưới đối với cấp trên, đơn vị dự toán cấp I đối với cơ quan tài chính cùng cấp và trước Quốc hội, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; UBND các cấp với HĐND các cấp và Quốc hội, HĐND.
- Thời gian nộp báo cáo kế toán tháng, quý và báo cáo quyết toán năm.
8. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán NSNN
- Quy định độ dài về mặt thời gian, quy trình, hồ sơ thủ tục của việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc sử dụng, quyết toán NSNN tại cơ quan đơn vị.
- Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu, giải trình của cơ quan Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Trách nhiệm giải trình; thực hiện, khắc phục các kiến nghị, sai phạm sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
9. Đánh giá các quy định nguồn thu được để lại, các quỹ tài chính ngoài NSNN
- Đánh giá việc quy định về nguồn thu được để lại ngoài NSNN đối với cơ quan quản lý nhà nước (như các khoản phí, các khoản thu nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước),... Trong đó làm rõ ưu, nhược điểm trong quản lý.
- Đánh giá việc quy định về nguồn thu được để lại cho đơn vị sự nghiệp. Trong đó làm rõ ưu, nhược điểm trong quản lý ngành, lĩnh vực, tổng hợp (không tổng hợp vào dự toán ngân sách). Trong đó làm rõ ưu, nhược điểm.
- Đánh giá quy định về quỹ tài chính ngoài ngân sách (khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của quỹ tài chính ngoài ngân sách; kết quả, hiệu quả sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách;....). Đánh giá tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc; nguyên nhân các tồn tại hạn chế; đề xuất giải pháp.
10. Đánh giá thực hiện chế độ công khai ngân sách
- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy chế công khai, tổ chức thực hiện và đôn đốc thực hiện công khai. Ngoài các quy định của trung ương, địa phương đã có những biện pháp gì (thể hiện trong văn bản nào) để tổ chức việc thực hiện công khai trên địa bàn.
- Đánh giá việc thực hiện chế độ công khai theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Đối tượng công khai, nội dung, thời gian, biểu mẫu, hình thức công khai và chế độ báo cáo) cụ thể tại các cấp ngân sách; các tổ chức được NSNN hỗ trợ; các cơ quan, đơn vị quản lý/sử dụng vốn NSNN (đầu tư, thường xuyên); cơ quan thu, cơ quan tài chính các cấp.
- Đánh giá việc tổng hợp, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện công khai ngân sách của các cấp huyện, xã.
Trong quá trình đánh giá các nội dung nêu trên, đề nghị cần phân tích kỹ nguyên nhân, kết quả, tồn tại để từ đó kiến nghị cụ thể việc sửa đổi, bổ sung Luật NSNN.
11. Các bài học kinh nghiệm rút ra
III. ĐỀ XUẤT NỘI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Trên cơ sở các nghiên cứu, rà soát, đánh giá tổng quát và cụ thể nêu trên, đề nghị đề xuất từng nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung Luật NSNN. Đề xuất các nội dung hiện nay đang quy định tại văn bản hướng dẫn Luật cần thiết phải đưa vào Luật và ngược lại;....
- 1Công văn 6084/BTC-NSNN năm 2018 về khoản thu ngân sách nhà nước khi tính tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 79/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 81/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 110/2018/TT-BTC hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước và Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 7409/VPCP-PL năm 2023 về báo cáo nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Công văn 6084/BTC-NSNN năm 2018 về khoản thu ngân sách nhà nước khi tính tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 79/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 81/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 110/2018/TT-BTC hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước và Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 năm 2021 triển khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 7409/VPCP-PL năm 2023 về báo cáo nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 142/BTC-NSNN năm 2023 về đề nghị nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 142/BTC-NSNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Võ Thành Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra