Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13400/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2017 |
Kính gửi: Viện pháp y tâm thần trung ương
(Đ/c: Khuôn viên Bệnh viện tâm thần trung ương I, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, TP Hà Nội - MST: 0104002058)
Trả lời công văn số 140/VPYTTTƯ ngày 22/02/2017 của Viện pháp y tâm thần trung ương (sau đây gọi tắt là Viện) đề nghị hướng dẫn về việc có phải lập hóa đơn khi thu tiền bồi dưỡng giám định của tổ chức, cá nhân trưng cầu giám định pháp y tâm thần, về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 36 Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012 quy định về chi phí giám định tư pháp:
“Điều 36. Chi phí giám định tư pháp
Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.”
- Căn cứ Điều 1, Thông tư 31/2015/TT-BYT ngày 14/10/2015 của Bộ Y tế quy định việc áp dụng chế độ bồi dưỡng, thời gian và số người thực hiện giám định đối với từng loại việc giám định pháp y, pháp y tâm thần:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc áp dụng chế độ bồi dưỡng, thời gian và số người thực hiện giám định đối với từng loại việc giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần làm căn cứ thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp (sau đây viết tắt là Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg).”
- Căn cứ Điều 5 Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp:
“Điều 5. Nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp
1. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hằng năm, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí bảo đảm chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp. Việc sử dụng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự do đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng; chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
3. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định”
- Căn cứ Điểm d Khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh”
Căn cứ các quy định nêu trên, khi Viện thu tiền bồi dưỡng giám định của tổ chức, cá nhân trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định tại Thông tư 31/2015/TT-BYT ngày 14/10/2015 của Bộ Y tế thì Viện lập chứng từ thu và cung cấp cho tổ chức, cá nhân trưng cầu theo quy định của pháp luật. Khi chi trả tiền bồi dưỡng giám định cho giám định viên và người giúp việc thực hiện giám định, Viện lập chứng từ chi.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Viện, pháp y tâm thần trung ương được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 70934/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 73005/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với chi phí được trừ xác định thu nhập chịu thuế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 5418/CT-TTHT năm 2017 giải đáp đối tượng chịu thuế khi thu chi phí giám định tư pháp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 39244/CT-TTHT năm 2017 về chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 78929/CT-TTHT năm 2020 về sử dụng chứng từ đối với hoạt động giám định tư pháp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật giám định tư pháp 2012
- 2Quyết định 01/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 31/2015/TT-BYT Quy định việc áp dụng chế độ bồi dưỡng, thời gian và số người thực hiện giám định đối với từng loại việc giám định pháp y, pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 70934/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 73005/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với chi phí được trừ xác định thu nhập chịu thuế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 5418/CT-TTHT năm 2017 giải đáp đối tượng chịu thuế khi thu chi phí giám định tư pháp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 39244/CT-TTHT năm 2017 về chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 78929/CT-TTHT năm 2020 về sử dụng chứng từ đối với hoạt động giám định tư pháp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 13400/CT-TTHT năm 2017 về thu chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y tâm thần do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 13400/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/03/2017
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra