- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Quyết định 22/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông - Công chính thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 132/2002/QĐ-UB về việc phân cấp quản lý một số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị từ Sở Giao thông Công chánh cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Quyết định 126/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 09/QĐ-UB năm 1991 thành lập Sở Giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 15/2008/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 9Quyết định 53/2008/QĐ-UBND đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Thông tư 16/2008/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Thông tư 27/2009/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Nghị định 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1331/SGTVT-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 4 năm 2010. |
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện; |
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về ban hành về Quản lý chiếu sáng đô thị;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 132/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phân cấp quản lý một số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị từ Sở Giao thông - Công chính cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
Căn cứ Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành Quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 09/01/1991 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông công chánh, Quyết định số 1187/QĐ-UB ngày 21/3/2005 về đổi tên Sở Giao thông công chánh thành Sở Giao thông - Công chính, Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông - Công chính; Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 về đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố của Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Để chấn chỉnh và chuẩn hóa công tác đầu tư xây dựng và bàn giao hệ thống chiếu sáng công cộng đạt hiệu quả, thống nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải ban hành quy định hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng và bàn giao hệ thống đèn chiếu sáng công cộng đô thị như sau:
I. Các quy định chung:
1. Mục đích và đối tượng áp dụng: mục đính của quy định nhằm chuẩn hóa trong công tác đầu tư xây dựng và bàn giao hệ thống đèn chiếu sáng công cộng đô thị; đối tượng áp dụng của quy định bao gồm các tổ chức và các cá nhân (sau đây gọi là chủ đầu tư) thực hiện việc đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố.
2. Quy định trong việc thanh toán kinh phí tiền điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
2.1. Đối với dự án đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị tại khu dân cư, khu nhà ở có mục đích kinh doanh (bằng nguồn vốn của doanh nghiệp): chủ đầu tư và đơn vị thi công có trách nhiệm liên hệ Điện lực khu vực để ký hợp đồng lắp đặt, đứng tên điện kế cung cấp điện và phải thanh toán tiền điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thuộc dự án cho đến khi Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và ban hành quyết định phân cấp công trình.
2.2. Đối với dự án khác (bằng nguồn vốn ngân sách): Công ty Chiếu sáng công cộng đại diện thay mặt chủ đầu tư ký hợp đồng đứng tên điện kế và thanh toán kinh phí tiền điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thuộc dự án. Trong quá trình triển khai thi công, chủ đầu tư và đơn vị thi công có trách nhiệm chủ động liên hệ Công ty Chiếu sáng công cộng để thực hiện việc này.
3. Quy định về sử dụng tủ điều khiển đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị: tủ điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng phải sử dụng tủ điều khiển chiếu sáng có vỏ tủ bằng Composite, đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận cho sử dụng theo mẫu tại Phụ lục số 2.
II. Quy định về yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị:
Để thống nhất trong công tác quản lý đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bằng nguồn ngân sách hoặc nguồn vốn khác, để đảm bảo kỹ thuật an toàn điện trong quá trình xây dựng sử dụng khai thác, các chủ đầu tư phải thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn vật tư, thiết bị chiếu sáng công cộng đô thị quy định tại Phụ lục số 1.
III. Quy định về công tác bàn giao, tiếp nhận hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
1. Trình tự công tác bàn giao.
1.1. Chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh công trình theo đúng thiết kế đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận. Trường hợp có thay đổi so với thiết kế đã thỏa thuận thì phải có ý kiến của Sở Giao thông vận tải về việc thay đổi này.
1.2. Sau khi hết thời gian bảo hành đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định, chủ đầu tư gửi hồ sơ hoàn công để đề nghị tiếp nhận, bàn giao hệ thống chiếu sáng. Hồ sơ hoàn công theo quy định hiện hành được gửi Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý giao thông đô thị và Công ty Chiếu sáng công cộng để xem xét kiểm tra.
1.3 Đối với các dự án xây dựng khu dân cư, nhà ở có mục đích kinh doanh (bằng nguồn vốn của doanh nghiệp) ngoài nội dung phải thực hiện như nêu trên thì việc bàn giao hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải được thực hiện đồng thời với việc bàn giao toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đã được đầu tư xây dựng.
2. Công tác kiểm tra hồ sơ hoàn công.
- Sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn công: Khu Quản lý giao thông đô thị và Công ty Chiếu sáng công cộng gửi văn bản về Sở GTVT có ý kiến và kiến nghị về hồ sơ hoàn công do chủ đầu tư cung cấp. Việc kiểm tra và gửi văn bản thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc.
- Trường hợp hồ sơ hoàn công phù hợp với văn bản pháp qui, phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận, Sở Giao thông vận tải đề nghị chủ đầu tư tổ chức đoàn kiểm tra hiện trường để kiểm tra giữa thực tế thi công và hoàn công công trình, đoàn kiểm tra bao gồm: Chủ đầu tư công trình; Khu Quản lý giao thông đô thị; Công ty Chiếu sáng công cộng và Sở Giao thông vận tải.
- Trường hợp hồ sơ hoàn công chưa thực hiện đúng theo quy định, sau khi tổng hợp ý kiến của Khu Quản lý giao thông đô thị và Công ty Chiếu sáng công cộng trong thời gian 15 ngày làm việc, Sở Giao thông vận có văn bản trả lời. Văn bản thể hiện đầy đủ các nội dung đề nghị chủ đầu tư bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ hoàn công cho đúng quy định. Sau khi bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ hoàn công theo đề nghị, chủ đầu tư gửi hồ sơ hoàn công để các đơn vị kiểm tra lại trước khi tổ chức kiểm tra hiện trường.
3. Công tác kiểm tra hiện trường.
Chủ đầu tư gửi thư mời cho các đơn vị bao gồm: Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý giao thông đô thị, Công ty Chiếu sáng công cộng. Sau khi kiểm tra:
- Trường hợp công trình thi công thực tế đúng theo hồ sơ hoàn công, đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra hiện trường theo mẫu tại Phụ lục số 3 để đề nghị bàn giao phân cấp công trình.
- Trường hợp công trình thi công thực tế chưa phù hợp theo hồ sơ hoàn công, đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra hiện trường theo mẫu tại Phụ lục số 4 và đề nghị chủ đầu tư chỉnh sửa bổ sung, sau đó tổ chức kiểm tra lại để xác nhận việc khắc phục sửa chữa theo đề nghị trước khi thực hiện công tác bàn giao công trình theo phân cấp.
4. Công tác bàn giao, tiếp nhận và phân cấp.
Sau khi kiểm tra thực tế công trình và lập biên bản thống nhất bàn giao phân cấp quản lý công trình, chủ đầu tư gửi văn bản và các văn bản liên quan đề nghị Khu Quản lý giao thông đô thị tổ chức tiếp nhận công trình, Khu Quản lý giao thông đô thị có tránh nhiệm tổng hợp và gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định phân cấp quản lý.
5. Trình tự công tác bàn giao phân cấp đối với công trình chiếu sáng công cộng thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách: các Khu Quản lý giao thông đô thị (đại diện Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư) thực hiện theo quy định hiện hành.
6. Các bước kiểm tra thực tế công trình.
Các thông số kiểm tra phải phù hợp với sơ hồ hoàn công.
6.1. Kiểm tra số lượng vật tư thiết bị thực tế của hệ thống được bàn giao.
6.2. Kiểm tra xác suất chất lượng vật tư, thiết bị, cấu kiện xây dựng được sử dụng để xây dựng công trình thông qua việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa, chứng chỉ chất lượng và các kết quả thí nghiệm, kiểm định chất lượng có liên quan.
6.3. Kiểm tra sơ đồ mạch điện, đấu nối cáp, đèn, cầu chì.
6.4. Kiểm tra đo đạc điện trở cách điện, kiểm tra điện trở nối đất của hệ thống.
6.5. Kiểm tra dòng điện, điện áp, công suất, hệ số cos φ, dòng rò tại tủ điều khiển.
6.6. Kiểm tra độ sụt áp cuối nguồn.
6.7. Kiểm tra độ rọi, độ chói, độ đồng đều.
IV. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan.
1. Trách nhiệm chủ đầu tư.
1.1. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách: chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
1.2. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác: chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Ở bước thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư liên hệ Sở Giao thông vận tải để xem xét và thỏa thuận thiết kế kỹ thuật làm cơ sở bàn giao không bồi hoàn kinh phí đầu tư xây dựng cho chủ đầu tư sau khi công trình đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
1.3. Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thuộc dự án của mình và phải đảm bảo các nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về xây dựng.
1.4. Trách nhiệm về thanh toán kinh phí tiền điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thực hiện theo mục 2 phần I của quy định này.
1.5. Sau khi hoàn thành công tác xây lắp (kể cả việc lắp đặt điện kế đo đếm) chủ đầu tư phải tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cho đến hết thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải (kèm theo hồ sơ hoàn công công trình theo quy định) để đề nghị tiếp nhận, bàn giao và phân cấp cho đơn vị quản lý. Đơn vị tiếp nhận quản lý là các Khu Quản lý giao thông đô thị.
1.6. Khi công trình chưa được bàn giao phân cấp, chủ đầu tư phải thực hiện việc đóng, mở hệ thống đèn chiếu sáng công cộng theo đúng quy định của Công ty Chiếu sáng công cộng được thông báo trên website của Công ty Chiếu sáng công cộng tại địa chỉ www.chieusang.com hoặc www.sapulico.com.
1.7. Có trách nhiệm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh công trình đúng thiết kế đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận. Trường hợp có thay đổi so với thiết kế đã thỏa thuận thì phải lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải về việc thay đổi này.
1.8. Yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải thực hiện theo quy định tại phần II của quy định này.
1.9. Việc bàn giao, tiếp nhận và kiểm tra thực tế công trình hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thực hiện theo quy định tại phần III của quy định này.
1.10. Sau khi có quyết định phân cấp quản lý hệ thống chiếu sáng của Sở Giao thông vận tải đối với dự án có mục đích kinh doanh, chủ đầu tư liên hệ với Công ty Chiếu sáng công cộng để chuyển đổi tư cách pháp nhân đứng tên đồng hồ điện kế với Điện lực khu vực.
2. Trách nhiệm của Công ty Chiếu sáng công cộng.
2.1. Thay mặt chủ đầu tư trong việc ký kết hợp đồng đứng tên đồng hồ điện kế với Điện lực khu vực đối với những dự án không mang mục đích kinh doanh sau khi chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng hoàn thành công trình đúng theo thiết kế đã được Sở Giao thông vận tải thông qua.
2.2. Phối hợp với chủ đầu tư để ký hợp đồng đứng tên đồng hồ điện kế với Điện lực khu vực sau khi Sở Giao thông vận tải có quyết định phân cấp quản lý đối với các dự án mang mục đích kinh doanh.
2.3. Trách nhiệm về thanh toán kinh phí tiền điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thực hiện theo Điều 2 của quy định này.
2.4. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý giao thông đô thị để thực hiện các Quy định về công tác bàn giao, tiếp nhận và kiểm tra thực tế công trình hệ thống chiếu sáng công cộng được quy định tại phần III của quy định này.
3. Trách nhiệm của Khu Quản lý giao thông đô thị.
3.1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Công ty Chiếu sáng công cộng để thực hiện các Quy định về công tác bàn giao, tiếp nhận và kiểm tra thực tế công trình hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định tại phần III của quy định này.
3.2. Sau khi nhận được văn bản đề nghị phân cấp đính kèm các văn bản có liên quan của chủ đầu tư, Khu Quản lý giao thông đô thị đề xuất Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định phân cấp quản lý công trình.
3.3. Sau khi có quyết định phân cấp của Sở GTVT, thực hiện công tác đưa công trình được phân cấp vào duy tu, bảo dưỡng theo quy định.
4. Trách nhiệm của Phòng Quản lý Khai thác Hạ tầng Giao thông bộ.
4.1. Công tác kiểm tra hồ sơ hoàn công:
- Trường hợp hồ sơ hoàn công phù hợp với văn bản pháp quy, phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thông qua, Phòng Quản lý Khai thác Hạ tầng Giao thông bộ lập Tờ trình báo cáo kết quả xem xét hồ sơ và đề nghị tổ chức đoàn kiểm tra hiện trường (theo mẫu Phụ lục số 5) kèm theo dự thảo văn bản gửi chủ đầu tư để đề nghị tổ chức Đoàn kiểm tra hiện trường (theo mẫu Phụ lục số 6) trình Lãnh đạo Phòng xem xét, ký trình Lãnh đạo Sở.
- Trường hợp hồ sơ hoàn công thực hiện chưa đúng về kỹ thuật hoặc chưa đầy đủ yêu cầu về pháp lý. Sau thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng Quản lý Khai thác Hạ tầng Giao thông bộ phải có văn bản hướng dẫn với những nội dung cần bổ túc gửi chủ đầu tư.
Lưu ý: Chỉ ban hành văn bản hướng dẫn, góp ý 01 lần trong đó phải nêu cụ thể, đầy đủ tất cả các nội dung yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, làm rõ và các đề nghị, yêu cầu đối với chủ đầu tư.
4.2. Thực hiện công tác thẩm định, xem xét hồ sơ đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định tại phần II của quy định này về Quy định về yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng.
4.3. Phối hợp với Khu Quản lý giao thông đô thị và Công ty Chiếu sáng công cộng thực hiện quy định tại phần III của quy định này về công tác bàn giao, tiếp nhận và kiểm tra thực tế công trình hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
4.4. Tham mưu Lãnh đạo ký ban hành Quyết định (theo mẫu Phụ lục số 7) phân cấp quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị cho Khu Quản lý giao thông đô thị.
5. Các Khu Quản lý giao thông đô thị, Công ty Chiếu sáng công cộng, Phòng Quản lý Khai thác Hạ tầng Giao thông bộ, các chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc các tổ chức có liên quan phản ánh về Sở Giao thông vận tải để xem xét và chỉnh sửa./.
Nơi nhận: | KT.GIÁM ĐỐC |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Quyết định 22/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông - Công chính thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 132/2002/QĐ-UB về việc phân cấp quản lý một số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị từ Sở Giao thông Công chánh cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Quyết định 126/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 09/QĐ-UB năm 1991 thành lập Sở Giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 15/2008/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 9Quyết định 53/2008/QĐ-UBND đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Thông tư 16/2008/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Thông tư 27/2009/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Nghị định 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị
Công văn 1331/SGTVT-KT hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng và bàn giao hệ thống đèn chiếu sáng công cộng đô thị do Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1331/SGTVT-KT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/04/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Toàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực