Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/TANDTC-PC | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các Tòa án nhân dân các cấp; |
Triển khai, thi hành Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28-7-2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án; Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21-9-2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; Nghị quyết số 06/NQ-HĐTP ngày 01-10-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi; Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc bố trí trang thiết bị cần thiết cho Tòa Gia đình và người chưa thành niên, cụ thể như sau:
1. Phòng xử án
Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên phải bảo đảm đúng theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28-7-2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Phòng xử án được trang bị rèm che hoặc màn che có thể gấp gọn để chắn không cho nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên nhìn thấy bị can, bị cáo; Các trang thiết bị để thu phát việc lấy lời khai của trẻ em, người chưa thành niên trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa gồm: Màn hình ti vi; Máy tính hoặc thiết bị phát video được kết nối với màn hình ti vi; Loa, có điều khiển từ xa để điều chỉnh âm lượng; Thiết bị ghi âm, ghi hình, mạng internet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử; Máy điều hòa không khí.
2. Phòng hòa giải
Phòng hòa giải thiết kế với nền tường màu xanh, treo tranh, ảnh về thiên nhiên, con người và được bố trí bàn hình tròn hoặc hình bầu dục.
3. Phòng chờ
Phòng chờ có thể được sử dụng nhằm một số mục đích như sau: Tạo không gian riêng tư, thân thiện để trẻ em và người chưa thành niên cùng cha mẹ, người giám hộ, người lớn đi kèm ngồi chờ khi ở Tòa án, để trẻ em, người chưa thành niên tạm nghỉ khi thấy căng thẳng, không khỏe hay cần nghỉ ngơi trong quá trình xét xử, cung cấp lời khai trước tòa, để được cha mẹ, chuyên gia tâm lý hoặc cán bộ xã hội an ủi, khích lệ. Trường hợp sử dụng thiết bị cầu truyền hình, trẻ em, người chưa thành niên có thể ngồi tại phòng chờ để khai báo và việc lấy lời khai được ghi hình và truyền trực tiếp đến phòng xử án.
Phòng chờ cho trẻ em được sơn màu sáng, thân thiện và trang trí không gian ấm áp và yên tĩnh cho trẻ. Cần lưu ý phòng này dành cho trẻ em và người chưa thành niên ở mọi độ tuổi, do đó, không nên trang trí theo hướng quá thiên về trẻ nhỏ (ví dụ: không nên sử dụng quá nhiều nhân vật hoạt hình hay chỉ dùng đồ nội thất cỡ nhỏ).
Phòng chờ nên có đồ chơi, trò chơi và sách cho trẻ em và người chưa thành niên bao gồm sách tô màu, bút màu, búp bê, tạp chí, máy tính bảng có các trò chơi, video.
Phòng chờ có thể có một số trang thiết bị như sau: Ghế sofa; Bàn tròn nhỏ theo kích cỡ cho trẻ em và ghế; Hình và áp phích nhiều màu được vẽ, dán trên tường (thu hút trẻ em ở các độ tuổi khác nhau); Rèm cửa sổ, thảm sàn nhà nhiều màu sắc; Tủ, kệ hoặc hộp đựng đồ chơi, trò chơi và sách; Máy tính bảng có các trò chơi và phim dành cho trẻ em, người chưa thành niên ở nhiều độ tuổi khác nhau; Tủ lạnh; Bộ sơ cứu cơ bản và điều hòa.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao nhận được Công văn này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của mình trong quá trình tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên cần tham khảo, xem xét, bố trí trang thiết bị theo hướng dẫn tại Công văn này./.
| KT. CHÁNH ÁN |
- 1Công văn 88/TANDTC-PC năm 2016 thực hiện mô hình phòng xử án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Công văn 1245/VKSTC-C2 năm 2016 triển khai nối mạng trực tuyến từ phòng xử án theo Nghị quyết liên tịch 01-NQLT/BCS do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Văn bản 01/GĐ-TANDTC năm 2016 giải đáp vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
- 1Bộ luật hình sự 2015
- 2Công văn 88/TANDTC-PC năm 2016 thực hiện mô hình phòng xử án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Công văn 1245/VKSTC-C2 năm 2016 triển khai nối mạng trực tuyến từ phòng xử án theo Nghị quyết liên tịch 01-NQLT/BCS do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Văn bản 01/GĐ-TANDTC năm 2016 giải đáp vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Công văn 13/TANDTC-PC năm 2020 hướng dẫn bố trí trang thiết bị cần thiết cho Tòa Gia đình và người chưa thành niên do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 13/TANDTC-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/02/2020
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Trí Tuệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra