Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12851/VPCP-CN | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; |
Trong những ngày vừa qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh, tại một số địa phương xảy ra nhiều vụ bạo hành, xâm hại, sát hại trẻ em gây hoang mang và bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự, điển hình là các trường hợp: Cháu gái 07 tuổi, học sinh lớp 2 trường tiểu học Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang nghi bị cha ruột và mẹ kế bạo hành dí sắt nung đỏ vào người; người giúp việc có hành vi bạo hành "tung hứng" cháu gái gần 02 tháng tuổi ở phường Quang Trung, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em của bảo mẫu trường mầm non Mầm Xanh tại phường Hiệp Thành, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh; cháu gái 20 ngày tuổi ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nghi bị bà nội sát hại do mê tín dị đoan và vụ cháu gái 16 tuổi ở xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội nghi bị anh rể họ xâm hại tình dục hơn một năm không dám lên tiếng. Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP yêu cầu:
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc nêu trên và các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em khác để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em. Riêng vụ sát hại cháu gái 20 ngày tuổi ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần làm rõ hoạt động mê tín dị đoan của "thầy bói" dẫn đến hậu quả gây án giết người như báo chí nêu, nếu đúng phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hình sự.
Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2017.
2. Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, ngành, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Quyết định 19/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dụng và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 6636/VPCP-KGVX báo cáo tiếp thu, giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2294/VPCP-NC năm 2017 về vụ xâm hại trẻ em ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2325a/VPCP-KGVX năm 2017 báo chí phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho gia đình có trẻ em gái do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 68/TANDTC-PC năm 2019 về xét xử tội phạm xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Báo cáo 02/BC-LĐTBXH năm 2024 sơ kết 03 năm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm, hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Quyết định 19/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dụng và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 6636/VPCP-KGVX báo cáo tiếp thu, giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2294/VPCP-NC năm 2017 về vụ xâm hại trẻ em ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2325a/VPCP-KGVX năm 2017 báo chí phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho gia đình có trẻ em gái do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 68/TANDTC-PC năm 2019 về xét xử tội phạm xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Báo cáo 02/BC-LĐTBXH năm 2024 sơ kết 03 năm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm, hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 12851/VPCP-CN năm 2017 về vụ bạo hành, xâm hại trẻ em xảy ra trong thời gian vừa qua do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 12851/VPCP-CN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/11/2017
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra