Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1253/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2011 |
Kính gửi: | Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD |
Trả lời công văn số 176/CV-LOD ngày 09/4/2011 của Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD về việc hướng dẫn cách tính và chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1995, theo đó kể từ ngày này, khi người lao động thôi việc ở doanh nghiệp nào thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp đó, khi chuyển sang làm việc ở doanh nghiệp khác thì thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.
Trường hợp bà Cao Thị Hồng Hà làm việc tại Trung tâm Y tế quận Lê Chân - Hải Phòng, đến tháng 9/2000 bà Hà thôi việc để chuyển sang Chi nhánh phía nam của Công ty hợp tác lao động nước ngoài (nay là Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD) thì tại thời điểm thôi việc (tháng 9/2000, sau ngày Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành) Trung tâm Y tế quận Lê Chân - Hải Phòng có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp đối với bà Hà theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD không có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho thời gian bà Hà làm việc ở Trung tâm Y tế quận Lê Chân - Hải Phòng từ tháng 9/2000 trở về trước.
2. Theo quy định tại điểm c, khoản 3, mục III Thông tư số 20/2007/TT-LĐTBXH ngày 04/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì công ty cổ phần có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển sang khi người lao động đó thôi việc tại công ty cổ phần, kể cả khoản trợ cấp cho thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trước đó và thời gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nhưng chuyển đến công ty 100% vốn nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa trợ cấp thôi việc.
Như vậy, đối với thời gian từ tháng 10/2000, bà Hà làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty Hợp tác lao động nước ngoài (nay là Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD) thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD có trách nhiệm giải quyết trợ cấp thôi việc theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ đối với thời gian làm việc tại Công ty Hợp tác lao động nước ngoài (là doanh nghiệp nhà nước) và thời gian làm việc tại Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 3Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 3170/LĐTBXH-LĐTL về trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 3158/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 1253/LĐTBXH-LĐTL về hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1253/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/04/2011
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Hoàng Minh Hào
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra