Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1252/BNV-ĐT
V/v tổ chức thực hiện bồi dưỡng viên chức

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức,

Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau đây:

1. Về biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng viên chức.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, đề nghị các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm bảo đảm yêu cầu quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ.

2. Lập danh sách các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đăng ký tham gia bồi dưỡng viên chức.

Căn cứ vào thẩm quyền quản lý, các quy định về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức và quy mô bồi dưỡng, đề nghị các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, lập danh sách cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp với yêu cầu để tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo các nội dung như sau:

a) Các chương trình được giao tổ chức bồi dưỡng:

- Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III, hạng IV.

- Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp thuộc huyện.

- Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm.

b) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được xem xét để tham gia tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức:

- Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II:

+ Các học viện, trường/trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

+ Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học của cụm/khu vực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp.

- Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III:

+ Các học viện, trường/trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

+ Các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp.

- Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng IV:

+ Các học viện, trường/trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

+ Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, trường cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp.

- Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp thuộc huyện; Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Các học viện, trường/trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

+ Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học của cụm/khu vực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp.

- Chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm:

+ Các học viện, trường/trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

+ Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, trường cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp.

c) Tiêu chí cụ thể để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được xem xét tham gia bồi dưỡng viên chức:

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được xem xét để lập danh sách khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Về tổ chức và hoạt động:

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 của Chính phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

- Về năng lực bồi dưỡng: Có đủ năng lực để đảm nhiệm các chương trình bồi dưỡng đăng ký (Ưu tiên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã có kinh nghiệm bồi dưỡng viên chức), cụ thể:

+ Về chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng: Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng lĩnh vực bồi dưỡng viên chức do cấp có thẩm quyền giao.

+ Về giảng viên:

Có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực tham gia giảng dạy viên chức.

Giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mỗi chương trình bồi dưỡng phải có ít nhất 2/3 giảng viên giữ hạng cao hơn liền kề tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng giữ hạng thấp hơn.

Có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu và 60% giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy một chương trình bồi dưỡng.

+ Về chương trình, tài liệu:

Sử dụng chương trình, tài liệu bồi dưỡng viên chức theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng:

Có trụ sở làm việc, có hệ thống hội trường, phòng học, phòng thảo luận, thư viện đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

Có đủ trang thiết bị dạy và học để áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, như: máy chiếu, máy tính kết nối internet, bảng lật, hệ thống âm thanh, ánh sáng.

Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, văn hóa, y tế và dịch vụ phục vụ cho giảng viên, học viên.

+ Về hoạt động bồi dưỡng:

Hình thức giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại vào các chương trình bồi dưỡng.

Có các đơn vị quản lý chuyên trách, có đội ngũ viên chức có năng lực để triển khai các hoạt động quản lý, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, nhằm duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

3. Căn cứ vào danh sách đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ sẽ thẩm định và giao cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện những chương trình bồi dưỡng cụ thể.

Đề nghị các cơ quan căn cứ vào quy mô bồi dưỡng, yêu cầu và năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, lập và gửi danh sách các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực tham gia bồi dưỡng viên chức về Bộ Nội vụ trước ngày 10/4/2015 (theo các mẫu đính kèm).

Mọi thông tin liên hệ qua: Đ/c Nguyễn Thị Quý, chuyên viên Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; điện thoại: 0977.222.482.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể (để biết);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để biết);
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT Trần Anh Tuấn;
- Lưu: VT, ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

 

Mẫu 1

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THAM GIA BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC

(Kèm theo công văn số 1252/BNV-ĐT ngày 23 tháng 03 năm 2015 của Bộ Nội vụ)

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

STT

Tên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II

1

2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III

1

2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng IV

1

2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp thuộc huyện

1

2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập

1

2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm

1

2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

 

Người lập

Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 2

HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THAM GIA BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC

(Kèm theo công văn số 1252/BNV-ĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nội vụ)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Tên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

 

Địa chỉ:

 

Số điện thoại:

 

Số fax:

 

Email:

 

Địa chỉ Website:

 

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Số, ký hiệu QĐ

 

Có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ (gửi kèm theo hồ sơ năng lực)

Ngày, tháng, năm ký QĐ

 

 

Cơ quan ban hành QĐ

 

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Các ban, khoa, gồm:

TT

Tên gọi

1

 

2

 

3

 

 

2. Các đơn vị trực thuộc (nếu có):

TT

Tên gọi

Địa chỉ

1

 

 

2

 

 

3

 

 

 

 

IV. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Đội ngũ giảng viên.

a) Số lượng, chất lượng giảng viên cơ hữu (Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ);

b) Số lượng, chất lượng giảng viên thỉnh giảng (Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ);

2. Các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng.

a) Chuyên ngành đào tạo (nếu có).

b) Chuyên ngành bồi dưỡng.

3. Cơ sở vật chất.

a) Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ dạy học:

STT

Loại phòng học (Phòng học, giảng đường, phòng đa phương tiện)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thư viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo:

- Tổng số diện tích thư viện: …… m2, trong đó diện tích phòng đọc: …….. m2

- Số chỗ ngồi: ……………………

- Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: ………………….

- Phần mềm quản lý thư viện (có/không): …………….

- Thư viện điện tử (có/không): ………………………….

V. CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THAM GIA BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC:

□ Đã bồi dưỡng                                                            □ Chưa bồi dưỡng

VI. ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC:

1. Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II □

2. Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III □

3. Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng IV □

4. Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp thuộc huyện □

5. Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập □

6. Chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm □

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm 2015
Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1252/BNV-ĐT năm 2015 tổ chức thực hiện bồi dưỡng viên chức do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 1252/BNV-ĐT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 23/03/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Trần Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/03/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản