Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1225/HQHCM-TXNK | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty TNHH HAFELE Việt Nam
Địa chỉ: Số 9, Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4, TPHCM.
Phúc đáp công văn số 03032020/HFL-XĐHS ngày 06/03/2020 và công văn số 200220/HFL-XĐHS ngày 06/03/2020 của Quý Công ty về việc đề nghị hướng dẫn áp mã số HS cho mặt hàng mặt hàng ray dẫn hướng bằng nhôm và bồn rửa nhà bếp, về việc này Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
1/ Hướng dẫn phân loại hàng hóa:
Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”.
Căn cứ khoản 2, Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính Phủ: “Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.1 Đối với mặt hàng ray dẫn hướng bằng nhôm:
Căn cứ chú giải 1 chương 76 thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
“1. Trong Chương này các khái niệm sau có nghĩa:...
(b) Dạng hình
Các sản phẩm được cán, ép đùn, kéo, rèn hoặc tạo hình, ở dạng cuộn hoặc không, mặt cắt ngang đều nhau dọc theo chiều dài, và khác với định nghĩa về thanh, que, dây, tấm, lá, dải, lá mỏng, ống hoặc ống dẫn. Khái niệm này cũng kể cả các sản phẩm được đúc hoặc thiêu kết, có cùng hình dạng, đã được gia công thêm sau khi sản xuất (trừ cách cắt gọt đơn giản hoặc cạo gỉ), với điều kiện là bằng cách đó chúng không mang đặc tính của các mặt hàng hoặc sản phẩm của nhóm khác.”
- Căn cứ nội dung nhóm 76.04: “Nhôm ở dạng thanh, que và hình.”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 76.04:
“Các sản phẩm này được định nghĩa trong chú giải 1(a) và 1 (b) của
chương, giống như các mặt hàng tương tự được chế tạo từ đồng. Vì vậy, các
mục của chú giải nhóm 74.07 áp dụng cho nhóm này với những sửa đổi cho
phù hợp. Theo đó:
“...(Sản phẩm của nhóm này thường thu được bằng cách cán, ép đùn hoặc kéo, nhưng cũng có thể thu được bằng rèn (với máy ép hoặc búa). Rồi sau đó chúng có thể được hoàn thiện nguội (nếu cần sau khi ủ) bằng cách kéo nguội, duỗi thẳng hoặc cách khác để sản phẩm có độ chính xác cao hơn. Chúng cũng có thể được gia công (ví dụ: khoan, đột, xoắn đôi hoặc gấp nếp, miễn là chúng không làm cho hàng hoá hoặc của sản phẩm có đặc tính của các nhóm khác. Nhóm này cũng bao gồm hình rỗng gồm ống và ống dẫn có gờ hoặc rãnh được tạo bởi ép đùn. Tuy nhiên, ống và ống dẫn có gờ hoặc rãnh được ghép nối vào, ví dụ bằng cách hàn, bị loại trừ - thông thường ở nhóm 74.19.)... ”
Nhóm này không bao gồm:
(a) Các thanh và các dạng hình, dùng cho trong các kết cấu (nhóm 76.10).”
- Căn cứ nội dung nhóm 76.10: “Các kết cấu bằng nhôm (trừ nhà lắp ghép thuộc nhóm 94.06) và các bộ phận của các kết cấu bằng nhôm (ví dụ, cầu và nhịp cầu, tháp, cột lưới, mái nhà, khung mái, cửa ra vào và cửa sổ và các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào, cửa chớp, lan can, cột trụ và các loại cột); tấm, thanh, dạng hình, ống và các loại tương tự bằng nhôm, đã được gia công để sử dụng làm kết cấu.”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 76.10:
“Nội dung của chú giải nhóm 73.08 được áp dụng, với những sửa đổi phù hợp cho nhóm này. Theo đó:
“... (Nhóm này bao gồm các kết cấu kim loại hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh, cũng như các bộ phận kết cấu rời. Để phù hợp với mục đích của nhóm này, những kết cấu này được đặc trưng bởi thực tế là một khi chúng được đặt đúng vị trí nào thì chúng thường vẫn ở đúng vị trí đó. Chúng thường được làm thành từ các thanh, que, ống, góc, hình, mặt cắt, thép lá, tắm bản rộng kể cả những thứ được gọi là thép tấm phổ dụng, vành, dải, vật rèn hoặc vật đúc, bằng cách tán đinh, bắt bulông, hàn,... Các kết cấu như vậy đôi khi lắp vào các sản phẩm thuộc các nhóm khác ...)”
Không kể đến các kết cấu và các bộ phận rời được đề cập trong nhóm, thì nhóm này còn bao gồm các sản phẩm như:
Các khung nhà tháp liên hợp trên miệng giếng và các kết cấu bên trên, các trụ điều chỉnh được hay trụ ống lồng (kính viễn vọng), các trụ dạng ống, các dầm chống thành giếng có thể kéo dài, vật liệu giàn giáo hình ống, các thiết bị tương tự; cửa cống, ke, đê chắn sóng và đập chắn sóng biển; kết cấu phần trên của hải đăng; cột buồm, cầu tàu, ray, vách khoang tàu,... đối với tàu biển; ban công và mái hiên; cửa chóp, cong, cửa ra vào trượt, lan can và hàng rào đã lắp ráp; cửa rào chắn và các loại hàng rào tương tự; bộ khung cho nhà kính và khung nhà kính; vật liệu đóng kệ (giá) cỡ lớn để lắp ráp và lắp đặt cố định trong các cửa hàng, phân xưởng, nhà kho,... quầy hàng và giá đỡ; một số hàng rào bảo vệ cho đường ô tô cao tốc, được làm từ kim loại tấm hoặc từ các góc, khuôn và hình.)... ”
1.2 Đối với mặt hàng bồn rửa nhà bếp.
Căn cứ nội dung nhóm 68.10: “Các sản phẩm bằng xi măng, bằng bê tông hoặc đá nhân tạo, đã hoặc chưa được gia cố ( ). ”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 68.10:
“Nhóm này gồm các sản phẩm được đúc sẵn, ép hoặc quay li tâm (ví dụ, một số đường ống) bằng ximăng (kể cả ximăng xỉ), bằng bê tông hoặc bằng đá nhân tạo... ”
“Đá nhân tạo là sản phẩm giả đá tự nhiên được tạo bằng cách kết khối cảc viên đá tự nhiên, hoặc đá tự nhiên dạng bột hoặc xay (đá vôi, đá cẩm thạch, granite, porfia, serpentin, v.v) với vôi hoặc xi măng hoặc các chất kết dính khác (ví dụ nhựa). Các sản phẩm bằng đá nhân tạo gồm đá “granito” hoặc đá “terazo”.
Nhóm này cũng gồm các sản phẩm được làm từ xi măng xỉ.
Ngoài các đề cập khác, nhóm này bao gồm khối đá, gạch xây, tấm lát, lưới thép hoặc ván gỗ dùng ốp trần nhà hoặc tường (gồm có khung lưới thép kết hợp với tỉ lệ bê tông vượt trội); phiến đá lát đường, xà, dầm, các tấm lát nền rỗng và các sản phẩm xây dựng khác; cột, cột trụ, cột mốc ranh giới, đá lát lề đường; ống các loại, bậc thang, rào chắn, bồn tắm, chậu rửa, chậu xí, máng, thùng, bể chứa, bể phun nước, bia mộ, cột đèn, cọc, tà vẹt đường sắt; đoạn rãnh dẫn của tàu chạy trên đệm hơi, khung cửa ra vào, hoặc cửa sổ, ống khói, gờ cửa sổ, bậc cửa ra vào, viền dải gỗ trang trí, mái đua, bình, chậu hoa, đồ trang trí dùng trong kiến trúc hoặc trong vườn; tượng, tượng nhỏ, tượng thú; các sản phẩm trang trí.
Nhóm này cũng gồm các loại gạch xây, tấm lát, và các sản phẩm cát và vôi khác được làm từ hỗn hợp nhão của cát, vôi và nước ...”
Căn cứ chú giải 1 chương 69:
“Chương này chỉ áp dụng đối với những sản phẩm gốm, sứ đã được nung sau khi tạo hình. Các nhóm từ 69.04 đến 69.14 chỉ áp dụng đối với những sản phẩm như vậy trừ những sản phẩm được phân loại trong các nhóm từ 69.01 đến 69.03. ”...
“Thuật ngữ “các sản phẩm gốm” áp dụng cho các sản phẩm thu được:
A. Bằng cách nung các vật liệu phi kim loại, vô cơ đã được chuẩn bị và tạo hình trước đó, thường ở mức nhiệt độ trong phòng. Các nguyên liệu thô bao gồm đất sét vật liệu silic, các vật liệu có điểm nóng chảy cao như ô xít, cacbua, nitrua, graphit hoặc cacbon khác và trong một số trường hợp, các chất kết dính như đất sét chịu lửa hoặc phốt phát.... ”
Căn cứ nội dung nhóm 69.10: “Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng gốm, sứ gắn cố định.”
Tham khảo nội dung chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 69.10:
“Nhóm này bao gồm các thiết bị được thiết kế để gắn cố định trong nhà, v.v, thường bằng cách nối với các hệ thống nước hoặc nước thải. Do vậy chúng phải được thiết kế không thấm nước bằng cách tráng men hoặc bằng cách nung kéo dài (ví dụ, đồ sứ, đồ gốm, sứ vệ sinh bằng đất sét nung, đồ giả sứ, hoặc đồ sứ dạng thủy tinh). Ngoài các thiết bị được liệt kê cụ thể trên, nhóm này còn bao gồm các hạng mục như bể chứa (cistern) dùng trong phòng vệ sinh. Bình xối nước bằng gốm vẫn được xếp trong nhóm này, cho dù chúng có được trang bị các bộ phận bằng cơ khí hay không.”
Do quý Công ty cung cấp không đủ thông tin cụ thể và mô tả chi tiết theo quy định tại điều 26 Luật Hải quan nên cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số hàng hóa chính xác. Để có cơ sở khai báo hải quan, đề nghị Công ty căn cứ hàng hóa thực tế nhập khẩu, nghiên cứu các quy định về phân loại hàng hóa nêu trên: căn cứ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa thực tế nhập khẩu để phân loại, áp mã số phù hợp.
2. Hướng dẫn thủ tục xác định trước mã số:
Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ. Khoản 11, Điều 1 Nghị Định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ. Theo đó, Công ty gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan (theo địa chỉ: Lô E3, đường Dương Đình Nghệ, Quận Cầu giấy, TP.Hà Nội) để được giải quyết đúng theo thẩm quyền.
Hồ sơ xác định trước mã số thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết./.
| TL. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 3454/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn thủ tục nhập khẩu và phân loại mặt hàng “Máy tăm nước” do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 3164/HQHCM-TXNK năm 2020 về phân loại viên thủy tinh do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 03/HQHCM-GSQL năm 2021 về phân loại mặt hàng Micro không dây do Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Hải quan 2014
- 2Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 3Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 6Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 3454/HQHCM-TXNK năm 2020 hướng dẫn thủ tục nhập khẩu và phân loại mặt hàng “Máy tăm nước” do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 3164/HQHCM-TXNK năm 2020 về phân loại viên thủy tinh do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 03/HQHCM-GSQL năm 2021 về phân loại mặt hàng Micro không dây do Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 1225/HQHCM-TXNK năm 2020 về phân loại mặt hàng ray dẫn hướng bằng nhôm và bồn rửa nhà bếp do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1225/HQHCM-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/04/2020
- Nơi ban hành: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Quốc Toản
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra