Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1194/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.
Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 288/BDN ngày 24/7/2020 của Ban Dân nguyện về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh An Giang sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: “Cử tri đề nghị Chính phủ có quan tâm đối với người dân tộc thiểu số như chính sách về xây dựng các khu dân cư, nhà ở phù hợp với văn hóa, sinh hoạt và phong tục, tập quán của người dân tộc; được miễn phí mua bảo hiểm y tế kể cả không thuộc vùng kinh tế-xã hội khó khăn”. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:
1. Về chính sách xây dựng các khu dân cư, nhà ở phù hợp với văn hóa, sinh hoạt và phong tục, tập quán của người dân tộc:
Hiện nay, chính sách hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2); Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2018-2020...Tại Quyết định về tổ chức thực hiện của các Quyết định nêu trên đều nêu rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng các cụm, tuyến dân cư, xây dựng nhà ở phù hợp với tập quán sinh hoạt, văn hóa của người dân.
Thực hiện Nghị quyết 74/2018/QH14 của Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Khóa XIV, Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong tháng 9/2020. Trong đó, tại Dự án 1, có nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn dân tộc thiểu số và miền núi chưa có nhà ở, nhà ở tạm, dột nát...được hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà theo phong tục tập quán của địa phương. Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong quá trình xây dựng dự thảo, Ủy ban Dân tộc sẽ bổ sung, quy định rõ hơn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cụ thể hóa nội dung chính sách này cho phù hợp với văn hóa, sinh hoạt và phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số tại mỗi vùng, miền.
2. Về chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế
- Tại điểm h khoản 3 (Nhóm do ngân sách nhà nước đóng) Điều 12 (Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm y tế gồm: “Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo”.
- Tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã khu vực II đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục được hưởng các chính sách như đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn”. Như vậy, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã khu vực II theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục được hưởng các chính sách như đơn vị hành chính cấp xã vùng khó khăn, trong đó có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số đã được Nhà nước quan tâm, từ đó giúp cho nhiều hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 1193/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tạo điều kiện cho những hộ dân sống trên huyện đảo Phú Quý được tiếp tục thụ hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 1196/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về đồng bào dân tộc Mông được hưởng chế độ đặc thù theo chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Công văn 1197/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về công nhận dân tộc Pa Cô là một trong các dân tộc Việt Nam do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 1Quyết định 1776/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- 3Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1010/QĐ-TTg năm 2018 về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 74/2018/QH14 về kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV do Quốc hội ban hành
- 8Nghị quyết 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 10Công văn 1193/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tạo điều kiện cho những hộ dân sống trên huyện đảo Phú Quý được tiếp tục thụ hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 11Công văn 1196/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về đồng bào dân tộc Mông được hưởng chế độ đặc thù theo chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 12Công văn 1197/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về công nhận dân tộc Pa Cô là một trong các dân tộc Việt Nam do Ủy ban Dân tộc ban hành
Công văn 1194/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về chính sách đối với người dân tộc thiểu số do Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 1194/UBDT-CSDT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/09/2020
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Đỗ Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra