BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11915/BCT-QLCT | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Ngày 25 tháng 12 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ 4 nước/vùng lãnh thổ, gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan. Chi tiết về hàng hóa, đối tượng chịu thuế và thời hạn áp dụng được nêu trong Quyết định và Thông báo gửi kèm theo công văn này.
Để triển khai việc thu, nộp thuế được thuận lợi, kịp thời và thống nhất, Bộ Công Thương xin làm rõ như sau:
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ nêu trên là mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng đối với nhà sản xuất tại 4 nước/vùng lãnh thổ được xác định trong Quyết định. Do đó, hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn mác rõ ràng, trong đó ghi rõ quy cách sản phẩm và tên nhà sản xuất.
Cụ thể như sau:
Đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(i) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất có mức thuế chống bán phá giá riêng trong Quyết định thì áp mức thuế riêng đó, cụ thể:
- Công ty Lianzhong Stainless Steel Corporation (LISCO): mức thuế tạm thời là 6,99%;
- Công ty Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd.(FSSS): mức thuế tạm thời là 6,45%.
(ii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất không có mức thuế riêng, mức thuế chống bán phá giá áp dụng là mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 6,68%.
(iii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất (chẳng hạn như công ty thương mại), cụ thể:
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng nhưng nhà sản xuất hàng hóa có mức thuế riêng thì mức thuế áp dụng sẽ là mức thuế của nhà sản xuất theo khai báo của doanh nghiệp xuất khẩu;
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng và nhà sản xuất hàng hóa được doanh nghiệp xuất khẩu khai báo không có mức thuế riêng thì áp dụng mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 6,68%.
Đối với Cộng hòa Indonesia
(i) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất có mức thuế chống bán phá giá riêng trong Quyết định thì áp mức thuế riêng đó, cụ thể:
- Công ty PT Jindal Stainless Indonesia: mức thuế tạm thời là 12,03%.
(ii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất không có mức thuế riêng, mức thuế chống bán phá giá áp dụng là mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 12,03%.
(iii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất (chẳng hạn như công ty thương mại), cụ thể:
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng nhưng nhà sản xuất hàng hóa có mức thuế riêng thì mức thuế áp dụng sẽ là mức thuế của nhà sản xuất theo khai báo của doanh nghiệp xuất khẩu;
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng và nhà sản xuất hàng hóa được doanh nghiệp xuất khẩu khai báo không có mức thuế riêng thì áp dụng mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 12,03%.
Đối với Malaysia
(i) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất có mức thuế chống bán phá giá riêng trong Quyết định thì áp mức thuế riêng đó, cụ thể:
- Công ty Bahru Stainless Sdn. Bhd.: mức thuế tạm thời là 14,38%.
(ii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất không có mức thuế riêng, mức thuế chống bán phá giá áp dụng là mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 14,38%.
(iii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất (chẳng hạn như công ty thương mại), cụ thể:
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng nhưng nhà sản xuất hàng hóa có mức thuế riêng thì mức thuế áp dụng sẽ là mức thuế của nhà sản xuất theo khai báo của doanh nghiệp xuất khẩu;
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng và nhà sản xuất hàng hóa được doanh nghiệp xuất khẩu khai báo không có mức thuế riêng thì áp dụng mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 14,38%.
Đối với lãnh thổ Đài Loan
(i) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất có mức thuế chống bán phá giá riêng trong Quyết định thì áp mức thuế riêng đó; cụ thể:
- Công ty Yieh United Steel Corporation (YUSCO): mức thuế tạm thời là 13,23%;
- Công ty Yuan Long Stainless Steel Corp. (YLSS): mức thuế tạm thời là 30,73%.
(ii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các nhà sản xuất không có mức thuế riêng, mức thuế chống bán phá giá áp dụng là mức thuế của các nhà sản xuất khác 13,23%.
(iii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ các doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất (chẳng hạn như công ty thương mại), cụ thể:
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng nhưng nhà sản xuất hàng hóa có mức thuế riêng thì mức thuế áp dụng sẽ là mức thuế của nhà sản xuất theo khai báo của doanh nghiệp xuất khẩu;
- Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có mức thuế riêng và nhà sản xuất hàng hóa được doanh nghiệp xuất khẩu khai báo không có mức thuế riêng thì áp dụng mức thuế của các nhà sản xuất khác: mức thuế tạm thời là 13,23%.
Trên cơ sở các thông tin cụ thể về việc áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nêu trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 106/2005/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 8246/TCHQ-TXNK năm 2013 về thời hạn, thủ tục hoàn thuế tự vệ, chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 265/QLCT-P2 năm 2014 trả lời công ty Hong IK Vina về đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng thép không gỉ do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành
- 4Công văn 3818/BCT-KHCN năm 2014 làm rõ mặt hàng thép thuộc loại hình nhập sản xuất xuất khẩu có chịu sự điều chỉnh của Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 4530/BCT-QLCT năm 2014 áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do Bộ Công thương ban hành
- 6Công văn 531/TXNK-CST năm 2017 thực hiện thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành ban hành
- 7Công văn 393/TCHQ-TXNK năm 2018 về hướng dẫn áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng thép do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Thông tư 106/2005/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 9990/QĐ-BCT năm 2013 áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Công văn 8246/TCHQ-TXNK năm 2013 về thời hạn, thủ tục hoàn thuế tự vệ, chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 265/QLCT-P2 năm 2014 trả lời công ty Hong IK Vina về đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng thép không gỉ do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành
- 5Công văn 3818/BCT-KHCN năm 2014 làm rõ mặt hàng thép thuộc loại hình nhập sản xuất xuất khẩu có chịu sự điều chỉnh của Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN do Bộ Công thương ban hành
- 6Công văn 4530/BCT-QLCT năm 2014 áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do Bộ Công thương ban hành
- 7Công văn 531/TXNK-CST năm 2017 thực hiện thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành ban hành
- 8Công văn 393/TCHQ-TXNK năm 2018 về hướng dẫn áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng thép do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 11915/BCT-QLCT năm 2013 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 11915/BCT-QLCT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/12/2013
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực