Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1112 /QLCL-KH
V/v chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2014

 

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Phúc đáp công văn số 1356/ATTP-KH ngày 13/6/2014 của Cục An toàn thực phẩm về việc chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã tổng hợp Báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT (xin xem Báo cáo gửi kèm).

Đề nghị Quý Cục tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- TT. Vũ Văn Tám (để b/cáo);
- Lưu VT, KH.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

I. KẾT QUẢ QUÝ I NĂM 2014:

1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông báo ý kiến kết luận số 08/TB-VPCP ngày 08/01/2014 của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

1.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, theo lĩnh vực được phân công trong quý I năm 2014

Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương ký ban hành Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tính đến thời điểm hiện tại Bộ đã ban hành 15 Thông tư, 01 Quyết định, 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hướng dẫn thực hiện Luật ATTP và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 (Chi tiết xin xem Phụ lục 1 gửi kèm).

Hiện nay Bộ đang xây dựng 02 Thông tư còn thiếu trong lĩnh vực được phân công theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012, cụ thể là:

- Thông tư quy định chi tiết việc ghi nhãn đối với thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; dự kiến ban hành trong tháng 6/2104.

- Thông tư quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và phương thức quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ NN&PTNT; dự kiến ban hành trong quý III/2014.

1.2. Tiếp tục triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Tập trung kiểm tra các cơ sở, sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm đang bị xếp hạng C, tiến hành kiểm tra từng lô hàng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu đóng cửa các cơ sở không khắc phục được những vi phạm

63/63 tỉnh đã lập kế hoạch triển khai Thông tư 14 trong năm 2014; Qua thống kê số liệu lũy kế đến tháng 5/2014 có 31 tỉnh báo cáo tình hình triển khai Thông tư 14 (bao gồm: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ Đắc Lắc, Hải Phòng, Đồng Tháp, Hà Giang, Khánh Hòa, Long An, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Nam, Sơn La, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang, Thanh Hóa, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc). Còn 32 tỉnh tiếp tục triển khai trong quý III, IV/2014. Kết quả kiểm tra như sau:

+ Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 80%, đã có 48,5% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C vẫn còn cao là 95,9%.

+ Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh động vật và sản phẩm động vật (trên cạn): tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 70,5%, chỉ có 16,58% cơ sở xếp loại C được tái kiểm nhưng tỷ lệ tiếp tục xếp loại C đã giảm còn 30,2%.

+ Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh thực vật và sản phẩm thực vật: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 73,7%, chỉ có 27,7% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C là 79%.

+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ xếp loại A, B đạt 78,1%; chỉ có 9,3% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C là 57,9% (Chi tiết xin xem Phụ lục 2 gửi kèm).

Nhìn chung các địa phương đều chưa tổ chức tái kiểm tra cơ sở xếp loại C, chưa xử lý dứt điểm các cơ sở bị tái xếp loại C, chưa công khai các cơ sở xếp loại A, B, C trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy trong tháng 4/2014, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo 03 Cục Quản lý CL NLTS, Cục Thú y, Cục BVTV tổ chức 03 đoàn công tác đi kiểm tra tình hình triển khai Thông tư 14 và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa xử lý được cơ sở loại C, hướng dẫn địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở xếp loại C tại 8 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hoà Bình, Phú Thọ, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi). Sau đợt kiểm tra, các khó khăn vướng mắc của địa phương đã được Bộ đưa vào dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT (như: sửa đổi các biểu mẫu kiểm tra, phân công lại các cơ quan kiểm tra đủ năng lực thực thi, bổ sung các nội dung liên quan đến Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT về xác nhận tập huấn kiến thức ATTP và đối tượng thuộc phạm vi phân công của Bộ NN&PTNT, quy định giãn tần suất kiểm tra đối với cơ sở xếp loại A, B,...).

1.3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản nông sản thực phẩm (rau, quả, thủy, hải sản); vệ sinh an toàn trong giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là tại các thành phố lớn và các vùng sản xuất nông sản thực phẩm

Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 4313/CT-BNN-QLCL ngày 03/12/2013 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp tết Dương Lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014; Chỉ thị số 167/CT-BNN-TTr ngày 20/01/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; công văn số 1008/BNN-TTr ngày 25/3/2014 về việc chấn chỉnh công tác tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành gửi các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và các sở NN&PTNT để thực hiện. Bộ đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, lồng ghép trong các đợt kiểm tra vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Kết quả triển khai như sau:

- Bộ đã chủ trì 06 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại 12 tỉnh/tp (Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Long An, An Giang, Hà Nội, Tuyên Quang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Nam Định, Ninh Bình) nhân dịp Tết Nguyên đán và Tháng hành động về VSATTP. Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP như: Giấy khám sức khỏe, Giấy xác nhận học tập kiến thức VSATTP, hàng hóa mua bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguồn nước đảm bảo vệ sinh; môi trường xung quanh đảm bảo sạch sẽ…Công tác thanh tra, kiểm tra được các cấp, các ngành quan tâm, các cơ sở vi phạm được xử lý kiên quyết, kịp thời và công khai theo đúng pháp luật. Tuy nhiên còn tồn tại một số điểm như: công tác quản lý thực phẩm tươi sống tại chợ, ... còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng ô nhiễm vi sinh và sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép ở một số loại thực phẩm vẫn còn đáng lo ngại. Nhân lực của các đơn vị như: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm và Thủy sản về biên chế còn ít, địa bàn hoạt động rộng nên công việc quản lý về an toàn thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí cho hoạt động trong tháng hành động còn ít, nhất là kinh phí dành cho công tác truyền thông, lấy mẫu và phân tích mẫu.

- Thanh tra Bộ đã chủ trì đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm tại các tỉnh: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Long An và Đồng Nai. Kết quả đoàn kiểm tra đã yêu cầu 02 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật xử lý nhãn thuốc sai về cỡ chữ và ghi trên nhãn không đúng nơi sản xuất.

- Thanh, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV: Bộ đã tiến hành thanh, kiểm tra 1939 cửa hàng, đại lý, trong đó có 318 cửa hàng, đại lý vi phạm (chiếm 16,40%) và phạt tiền 123 trường hợp; đã lấy 47 mẫu thuốc BVTV để kiểm tra chất lượng, trong đó số mẫu không đạt chất lượng chiếm 6,38% số mẫu được phân tích.

- Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được tiến hành thường xuyên tại các chợ, điểm mua bán, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, cơ sở giết mổ tập trung của tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước. Cả nước đã tiến hành kiểm tra đánh giá lần đầu 429 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, kết quả đã có 137 cơ sở xếp loại C (chiếm 31,9%), tái kiểm tra 39 cơ sở xếp loại C, đã có 37 cơ sở được nâng lên loại A, B (chiếm 97,4%) . Từ đầu năm đến nay Cục Thú y đã kiểm tra và cấp 42 Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng tại TP. Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước.

1.4. Khẩn trương hướng dẫn việc thực hiện điểm C, khoản 5 Điều 9 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, về vi phạm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước. Trong đó hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, chưa rõ nguồn gốc, để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các lực lượng chức năng trong thực hiện nhiệm vụ

Theo chỉ đạo của Bộ, Cục Thú y đang khẩn trương khảo sát tại các địa phương để nắm bắt đầy đủ, chính xác các vướng mắc, khó khăn cho các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ để xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể, khả thi.

2. Một số kết quả hoạt động chính 6 tháng đầu năm 2014

2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật

- Đã gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương về Dự thảo Luật Thú y để trình Bộ Tư pháp thẩm định trong tháng 6/2014; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương trình ban hành Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Ban hành 03 Thông tư (TT số 02/2014/TT - BNNPTNT ngày 24/1/2014 quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; TT số 08/2014/TT -BNNPTNT ngày 20/3/2014 hướng dẫn thực hiện quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của TTCP về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; TT số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2014 sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 của Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 về quản lý giống thủy sản) và văn bản số 16/VBHN-BNNPTNT hợp nhất Thông tư 26/2013/TT-BBNNPTNT và Thông tư 11/2014/TT-BNNPTNT.

- Ban hành Quyết định số 1267/QĐ-BNN-TY ngày 10/6/2014 phê duyệt Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2014 - 2020”.

2.2. Triển khai công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về chất lượng VTNN& ATTP nông lâm thủy sản

Bộ đã phối hợp với Báo Nông nghiệp đăng 05 bản tin về VietGaP, Báo Nông thôn ngày nay đăng 05 bản tin trong chuyên mục ”Nông sản sạch của bạn”, Báo Tiền phong đăng 9 bản tin trong chuyên mục “An toàn thực phẩm nông sản”; Báo Lao Động đăng 04 bản tin trong chuyên mục “Vì an toàn thực phẩm nông sản”. Tổ chức 03 hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn cho 200 cán bộ về các văn bản mới ban hành (Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, Nghị định XPVPHC trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, Luật Thanh tra....).

- Triển khai các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm;

Bộ đã chỉ đạo triển khai tốt các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thuỷ sản; 6 tháng đầu năm đã lấy 628 mẫu thủy sản nuôi, 448 mẫu nước để phân tích dư lượng các vi sinh vật, hóa chất độc hại, kết quả phát hiện 01 mẫu nghêu nhiễm Salmonella tại Giao Thủy, Nam Định (chiếm 0,15%) và được xử lý theo quy định. Phê duyệt và triển khai chương trình giám sát ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật và sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Xây dựng và triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

- Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm: xin xem mục 1.2, 1.3 nêu trên

- Kiểm tra hàng hóa nguồn gốc động thực vật nhập khẩu theo Thông tư 25 và 13:

Trong 6 tháng đầu năm Bộ đã tổ chức đoàn kiểm tra tại Myanmar về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và điều kiện đảm bảo ATTP một số cơ sở xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc thực vật sang Việt Nam theo Thông tư 13; tiếp tục thẩm tra hồ sơ đăng ký nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật của các nước nhập khẩu vào Việt Nam.

Kết quả kiểm tra hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu 6 tháng đầu năm như sau: tổng số lô là 15.583 lô tương đương 1.613.931,272 tấn với hơn 363 mặt hàng từ 60 quốc gia xuất khẩu. Đã lấy 253 mẫu (rau, củ, quả) để phân tích và kết quả 253 mẫu đều đạt yêu cầu (trong đó có 69 mẫu không phát hiện dư lượng và 142 mẫu đã phát hiện dư lượng dưới ngưỡng cho phép; những hoạt chất phát hiện chủ yếu gồm: Acetamiprid, Buprofezin, Captan, Carbendazim, Carbosulfan, Cypermethrin, Chlorpyrifos, Difenoconazole, Endosulfan, Imidacloprid, Methidathion, Pirimicarb, Profenofos, Pyrimethanil, Tebuconazole, Thiophanate M).

Kết quả kiểm tra hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu 6 tháng đầu năm như sau: tổng khối lượng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu là 4315 Lô hàng tương đương 178.750,3 tấn; tổng khối lượng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu là 7804 Lô hàng tương đương 547.458,2 tấn.

- Giải quyết các vụ việc gây mất ATTP trong nước:

Bộ đã chỉ đạo các Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố thực hiện điều tra, xác minh thông tin báo chí đưa tin về thực phẩm nông lâm sản mất ATTP (rau bẩn tại khu vực TP. HCM từ vườn đến bàn ăn,...). Khi có thông tin đăng tải trên báo chí về thủy sản Hà Nội nhiễm kim loại nặng, Cục Quản lý CL NLTS đã chủ động liên hệ, cùng với Sở NNPTNT Hà Nội và Cục ATTP (Bộ Y tế) tổ chức làm việc với Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội. Qua làm việc, xác minh thông tin cho thấy báo chí đã trích dẫn thiếu chính xác, chưa đầy đủ về nội dung nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội và đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cục cũng đã phối hợp với Cục An toàn thực phẩm để trả lời trực tuyến trên VTV1 ngày 25/3/2014 làm rõ các thông tin về nghiên cứu của Đại học Y mà báo chí đã đăng tải, cung cấp các kết quả kiểm tra giám sát ATTP thủy sản chính xác của các cơ quan quản lý tới người tiêu dùng.

- Giải quyết vướng mắc về rào cản ATTP của các thị trường và hợp tác quốc tế:

Đã kịp thời tổ chức truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục khi có cảnh báo của cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam (ớt đỏ xuất khẩu vào Malaysia bị cảnh báo dư lượng thuốc BVTV Permethrin quá giới hạn cho phép, tôm nuôi Việt Nam bị áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô hàng và các lô hàng thủy sản Việt Nam khác bị cảnh báo tại thị trường Châu Âu, Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản)...).

Rà soát tình hình sử dụng và quy định của các nước nhập khẩu về mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) về hoạt chất thuốc BVTV đối với gạo, chè, thanh long, hạt tiêu, gạo ...; có văn bản gửi cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ (FDA, EPA) đề nghị điều chỉnh MRL đối với tồn dư một số hoạt chất thuốc BVTV trên thanh long, chôm chôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ; văn bản gửi cơ quan thẩm quyền UAE và đại sứ quán Việt Nam tại UAE để làm rõ một số nội dung liên quan đến chứng nhận Halal và chỉ định Trung tâm cấp chứng chỉ Halal tại Việt Nam.

Tổ chức Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT sang Liên bang Nga nhằm tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan và hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và LB Nga (dự kiến từ 23-27/6/2014).

2.3. Tăng cường nguồn lực

- Bộ đã hoàn thiện, gửi Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ thẩm định Dự thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp; Tổ chức lấy ý kiến các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong đó có hướng dẫn khung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) thay thế Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV.

- Bộ đã triển khai việc cấp 644 thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 và Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2013.

- Bộ đã triển khai kế hoạch đào tạo 04 lớp nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành năm 2014 tại 02 khu vực phía Bắc và Nam (từ tháng 4 – 7/2014); tiếp tục triển khai thực hiện Dự án "Tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng NLS và muối giai đoạn 2011-2015” trong năm 2014.

- Tiếp tục thẩm tra hồ sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản. Đến thời điểm này đã có 88 phòng kiểm nghiệm của ngành nông nghiệp được chỉ định.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM:

1. Cơ chế chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Hoàn thiện, trình Quốc hội phê duyệt Dự thảo Luật Thú y;

- Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Thông tư theo kế hoạch được phê duyệt.

- Xây dựng các mô hình thí điểm triển khai hiệu quả: Đề án “Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau phục vụ nhu cầu của các thành phố lớn” và Đề án “Tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật”.

- Triển khai chương trình thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế chính sách

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chất lượng, ATTP NLTS và truyền thông quảng bá sản phẩm an toàn theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện việc lồng ghép kế hoạch truyền thông về VSATTP nông sản 2014 với các chương trình khác như: phổ biến pháp luật NN-PTNT trên kênh VTV2, VOV1; Chương trình truyền thông về CNSH nông nghiệp… nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính đa dạng hình thức và phương tiện truyền thông.

- Tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đăng ký tham gia chương trình thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn

- Hướng dẫn các địa phương về tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

- Lấy mẫu giám sát theo các Chương trình giám sát ATTP được duyệt kết hợp với thông tin vi phạm ATTP từ các nguồn khác nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm nguy cơ cao, công đoạn nguy cơ cao, địa bàn nguy cơ cao và tổ chức thanh tra, điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm (kể cả thu hồi sản phẩm không an toàn); Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động ngăn chặn tạp chất có hiệu quả.

- Thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch. Hướng dẫn các địa phương về thực hiện thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

- Tiếp tục xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu nông lâm thu ỷ sản vào các thị trường: Liên bang Nga (Liên minh Hải quan), EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

3. Xây dựng lực lượng, tăng cường năng lực

- Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ ký ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức các lớp đào tạo/tập huấn cơ bản và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và về thanh tra chuyên ngành cho các cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chuyên ngành chất lượng ATTP nông lâm thủy sản;

- Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động kiểm nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; mở rộng đánh giá, chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy kết hợp quản lý chặt chẽ đối với các phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định./.

 

PHỤ LỤC 1:

CÁC VĂN BẢN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÃ BAN HÀNH THEO THẨM QUYỀN HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NGHỊ ĐỊNH 38/2012/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

STT

Tên văn bản QPPL

Nội dung quy định

1.            

Thông tư số 76/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/11/2011 Quy định Danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ban hành Danh mục nhóm thực phẩm và liều lượng được chiếu xạ đối với thực phẩm (Điều 16, Luật ATTP)

2.            

Thông tư 60/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với giết mổ lợn.

Quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản xuất thực phẩm tươi sống (Điều 23, Luật ATTP); Quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với kinh doanh thực phẩm tươi sống (Điều 24, Luật ATTP)

3.            

Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm.

4.            

Thông tư số 25/2010/TT –BNNPTNT ngày 08/4/2010 Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn giốc động vật nhập khẩu.

Quy định về chỉ định cơ quan kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (Điều 38, Luật ATTP); Quy định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 40, Luật ATTP)

5.            

Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 Hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

6.            

Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN và PTNT.

Quy định hồ sơ, thủ tục cấp các giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc các giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm xuất khẩu (Điều 42, Luật ATTP)

7.            

Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

8.            

Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quy định cụ thể loại thực phẩm phải đăng ký quảng cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Điều 43, Luật ATTP)

9.            

Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2011 Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Điều 45, Luật ATTP)

10.         

Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT Yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối.

Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Điều 45, Luật ATTP); Quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động (Điều 47, Luật ATTP)

11.         

Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước

12.         

Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn

Quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn (Điều 55, Luật ATTP)

13.         

Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 14/2001/TT-BNNPTNT

Quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công (Điều 68, Luật ATTP)

14.         

Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 9/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.

15.         

Thông tư số 02/2014/TT - BNNPTNT ngày 24 tháng 1 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm (Điều 10, Nghị định 38/2012/NĐ-CP)

II

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

 

1

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. QCVN 02 - 16: 2012/BNNPTNT

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý (Điều 22, Luật ATTP)

2

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất thủy sản khô - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm QCVN 02 - 17: 2012/BNNPTNT

3

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất sản phẩm thủy sản dạng mắm - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm QCVN 02 - 18: 2012/BNNPTNT

4

QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế.

Quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản xuất thực phẩm tươi sống (Điều 23, Luật ATTP); Quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với kinh doanh thực phẩm tươi sống (Điều 24, Luật ATTP)

5

13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Thuỷ sản (TT 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/7/2009)

III

Quyết định

 

1

Quyết định số 3254/QĐ-BNNPTNT ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chỉ định các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy định về chỉ định cơ quan kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (Điều 38, Luật ATTP); Quy định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 40, Luật ATTP)

 


PHỤ LỤC 2:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CƠ SỞ SXKD VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM NLS&TS

Lũy kế tháng 5/2014

TT

Loại hình sản xuất kinh doanh

Tên các tỉnh thực hiện

Tổng số cơ sở đã được thống kê

Nội dung và hình thức kiểm tra trong tháng

Số lượt kiểm tra đánh giá phân loại [1]

Số lượt kiểm tra định kỳ [2]

Số lượt tái kiểm tra cơ sở loại C

Tổng

A

B

C

Tổng

A

B

C

Tổng

Lên A

Lên B

C

I

Chuỗi sản xuất – kinh doanh động vật và sản phẩm động vật (trên cạn)

 

5310

1235

243

628

364

194

22

156

16

63

1

43

19

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

29.47

 

 

 

8.25

16.58

 

 

30.16

1

Cơ sở chăn nuôi

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Vĩnh Phúc

1423

390

59

203

128

12

3

8

1

2

0

2

0

2

Cơ sở giết mổ

Bà Rịa -Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Bình, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh

1272

429

87

205

137

82

10

62

10

39

1

37

1

3

Cơ sở sơ chế, chế biến

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bến Tre, Hà Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa

2505

370

91

187

92

91

8

79

4

22

0

4

18

5

Chợ bán lẻ/ cơ sở phân phối

Ninh Thuận, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc

110

46

6

33

7

9

1

7

1

0

0

0

0

II

Chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản

 

7974

446

64

293

89

477

38

427

12

49

7

6

47

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

19.96

 

 

 

2.52

48.51

 

 

95.92

1

Cơ sở nuôi trồng thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Ninh, Bình Thuận

527

156

46

50

60

4

1

3

0

0

0

0

0

2

Tàu cá

Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Tiền Giang, Thanh Hoá, Khánh Hòa

3718

149

1

131

17

132

0

128

4

0

1

0

1

3

Cảng cá, bến cá

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Thanh Hóa

85

1

0

0

1

10

1

9

0

0

0

0

0

4

Cơ sở thu gom, kinh doanh nguyên liệu thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Tháp, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa

1434

44

3

39

2

151

11

135

5

11

3

4

9

5

Cơ sở sơ chế/ chế biến

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Tháp, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc

2011

41

6

27

8

160

15

143

2

38

3

2

37

7

Kho lạnh độc lập bảo quản thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Giang, Phú Thọ, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

83

15

0

15

0

10

4

6

0

0

0

0

0

8

Chợ bán lẻ/ cơ sở phân phối sản phẩm

Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Phước, Quảng Ninh

116

40

8

31

1

10

6

3

1

0

0

0

0

III

Chuỗi sản xuất kinh doanh thực vật và sản phẩm thực vật

 

4860

805

124

468

212

166

42

112

12

62

11

17

49

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

26.34

 

 

 

7.23

27.68

 

 

79.03

1

Cơ sở trồng trọt

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Hà Giang, Vĩnh Phúc

575

390

51

217

122

19

6

12

1

0

0

0

0

2

Cơ sở sơ chế, chế biến rau, củ, quả

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Long An, Ninh Thuận, Ngệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tiền Giang, Thanh Hóa, Tây Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc

553

18

7

8

3

17

5

11

1

13

5

0

18

3

Cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm các loại cây công nghiệp (chè, cà phê, ca cao, tiêu, điều, đường mía…)

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Phước, Hà Giang, Bình Thuận, Đắk Lắk, Long An, Khánh Hòa, Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa

2563

207

34

110

62

85

25

56

4

49

5

17

30

4

Cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...)

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Long An, Ngệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc

712

33

4

26

3

17

4

12

1

0

1

0

1

5

Cơ sở sản xuất muối ăn

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Ngệ An, Khánh Hòa, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

68

3

0

3

0

2

0

2

0

0

0

0

0

6

Cơ sở sơ chế, chế biến các loại lâm sản dùng làm thực phẩm (mộc nhĩ, nấm hương…)

Quảng Ngãi, Tây Ninh, Thanh Hóa

24

2

0

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7

Chợ đầu mối, đấu giá nông sản

 

3

3

0

3

0

1

0

1

0

0

0

0

0

8

Chợ bán lẻ/cơ sở phân phối

An Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Long An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc

362

149

28

99

22

25

2

18

5

0

0

0

0

IV

Vật tư nông nghiệp

 

16878

867

255

421

190

265

103

149

13

19

27

7

11

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

21.91

 

 

 

4.91

9.36

 

 

57.89

A

Cho động vật bao gồm cả thủy sản

 

6143

531

152

244

134

127

45

78

4

2

14

5

9

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

25.24

 

 

 

3.15

1.45

 

 

450.00

1

Cơ sở sản xuất giống vật nuôi trên cạn

Vĩnh Phúc, Đắk Lắk

25

4

3

1

0

2

2

0

0

0

0

0

0

3

Cơ sở sản xuất giống thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Long An, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

1888

71

4

20

47

42

23

19

0

1

12

3

8

4

Cơ sở kinh doanh giống thủy sản

Bến Tre, Đắk Lắk, Long An

271

22

0

11

11

2

0

2

0

0

1

0

1

5

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản)

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Lào Cai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai

242

7

3

3

1

20

14

3

3

0

1

1

0

6

Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản)

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Hà Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai

2096

217

90

100

27

10

4

6

0

0

0

0

0

8

Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật và thủy sản

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Lắk, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

1582

202

49

104

48

51

2

48

1

1

0

1

0

9

Cơ sở sản xuất các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

Nghệ An

11

8

3

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

B

Cho thực vật

 

10735

336

103

177

56

138

58

71

9

17

13

2

2

1

Cơ sở sản xuất giống cây nông nghiệp

Bắc Ninh, Ninh Thuận, Hà Giang, Vĩnh Phúc

41

15

7

7

1

2

2

0

0

0

0

0

0

2

Cơ sở kinh doanh giống cây nông nghiệp

Vĩnh Phúc, Đắk Lắk

52

12

5

6

1

1

1

0

0

0

0

0

0

3

Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp

Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Quảng Bình

85

4

4

0

0

15

12

3

0

0

0

0

0

4

Cơ sở kinh doanh giống cây lâm nghiệp

Bà Rịa-Vũng Tàu, Lào Cai, Quảng Ninh

40

2

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; phụ gia, hóa chất dùng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

98

1

0

1

0

2

1

1

0

0

0

0

0

6

Cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; phụ gia, hóa chất dùng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản

An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hà Giang, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

5086

151

36

87

28

78

28

47

3

17

13

2

2

7

Cơ sở sản xuất phân bón, chất bổ sung

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

244

35

5

13

17

7

2

3

2

0

0

0

0

8

Cơ sở kinh doanh phân bón, chất bổ sung

Bắc Ninh, Bến Tre, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

5089

116

44

63

9

33

12

17

4

0

0

0

0

V

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nước sinh hoạt nông thôn

An Giang, Bình Thuận, Tiền Giang, Thanh Hóa

359

0

0

0

0

143

81

62

0

0

0

0

0

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1112/QLCL-KH năm 2014 chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 1112/QLCL-KH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/06/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Nguyễn Như Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/06/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản