BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1081/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2024 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 48/BDN ngày 24/01/2024 về việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nội dung kiến nghị như sau:
Tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng có lợi dụng hình ảnh các y, bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên; sử dụng các danh hiệu như “danh y”, “thần y” để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam, việc này không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng mà còn gây bất an cho xã hội. Đề nghị Bộ TTTT có giải pháp khắc phục tình trạng trên.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:
Thời gian qua, Bộ TTTT đã tập trung rà soát, xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo sai sự thật, lừa đảo, thổi phồng công dụng của thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe... gây nhiễu loạn thông tin do người dùng trên mạng và báo đài thông qua việc triển khai các biện pháp cụ thể như sau:
- Tập trung rà quét, phát hiện và xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật, đặc biệt tập trung trên các nền tảng mạng xã hội lớn có nhiều vi phạm là Facebook, YouTube, TikTok. Trường hợp xác định được nhân thân đối tượng vi phạm, các đơn vị chức năng của Bộ sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp không xác định được nhân thân, các đơn vị chức năng của Bộ sẽ yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ các đường link quảng cáo vi phạm; yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Internet thực hiện chặn tên miền/website quảng cáo vi phạm.
- Yêu cầu Facebook, Google, TikTok chặn gỡ các quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, không cho phép quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh... chưa được cơ quan chuyên ngành về y tế cấp phép, xác nhận nội dung quảng cáo; xây dựng các thuật toán AI để rà quét của quảng cáo và tài khoản quảng cáo có vi phạm để có biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ triệt để1.
- Yêu cầu các báo điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp và đại lý quảng cáo trong nước rà soát, kiểm soát chặt hoạt động quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới, kiểm duyệt chặt chẽ nội dung quảng cáo, dừng hợp tác với các nền tảng quảng cáo có nhiều vi phạm.
- Đối với quảng cáo trên các cơ quan phát thanh, truyền hình, Bộ TTTT kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện nghiêm túc Giấy phép Báo chí, Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về nội dung quảng cáo, tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo quy định; thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ, ngành, Sở TTTT quản lý hoạt động của các Đài Phát thanh, truyền hình trong công tác quảng cáo.
- Năm 2023, Bộ TTTT tổ chức kiểm tra 09 đại lý quảng cáo trong nước có hợp tác với nền tảng quảng cáo xuyên biên giới; làm việc với khoảng 60 đại lý quảng cáo và doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo gắn vào các nội dung vi phạm pháp luật; xử phạt hành chính 22 doanh nghiệp với tổng số tiền 317,5 triệu đồng.
- Đối với các sản phẩm quảng cáo thuộc chuyên ngành quản lý của các Bộ, ngành khác, thì các Bộ, ngành có liên quan đều phải có trách nhiệm chủ động rà soát, phát hiện và phối hợp để xử lý theo nguyên tắc: các Bộ quản lý chuyên ngành xác định nội dung quảng cáo vi phạm và chủ trì xử lý các quảng cáo theo quy định chuyên ngành, Bộ TTTT phối hợp xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên môi trường mạng. Bộ TTTT xử lý quảng cáo trên các nền tảng báo điện tử, mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp do Bộ TTTT cấp phép. Trong thời gian qua, Bộ TTTT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để theo dõi, xử lý các sản phẩm quảng cáo liên quan đến an toàn thực phẩm, y tế theo quy định. Bộ Y tế phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ TTTT kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
- Đặc biệt đối với các nghệ sĩ, người nổi tiếng lợi dụng tầm ảnh hưởng, lòng tin, tình cảm yêu mến của người dân để quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sai công dụng, tính năng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt và quyền lợi của người dân. Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, Bộ TTTT đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Quy chế xử lý các nghệ sỹ, người của công chúng, người hoạt động nghệ thuật có hành vi vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục... theo hướng hạn chế biểu diễn, phát sóng, quảng bá thông tin, hình ảnh, hoạt động của người vi phạm trên báo đài, không gian mạng.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp trọng tâm như sau:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trực tuyến; chỉ đạo Sở TTTT địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương để rà quét, truy vết, xác định đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm.
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý nghiêm các nghệ sĩ, người nổi tiếng lợi dụng tầm ảnh hưởng, lòng tin, tình cảm yêu mến của người dân để quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sai công dụng, tính năng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt và quyền lợi của người dân.
- Kiên quyết yêu cầu các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ các quảng cáo, tài khoản quảng cáo vi phạm; không đặt quảng cáo của nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam vào nội dung vi phạm pháp luật; phối hợp cung cấp thông tin của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quảng cáo.
- Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân cảnh giác khi tiếp cận với các thông tin quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu thổi phồng công dụng và hiệu quả, hoặc gian dối, lừa đảo.
- Đề xuất xây dựng Quy chế phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành để phối hợp xử lý quảng cáo vi phạm. Với nhận thức thế giới thực ra sao, trên không gian mạng như vậy - ai quản lý lĩnh vực nào ở thế giới thực thì quản lý lĩnh vực đó trên không gian mạng, để quản lý hiệu quả không gian mạng cần có sự vào cuộc tích cực, chủ động của các Bộ, ngành, các tổ chức liên quan, khi toàn bộ xã hội vào cuộc thì mới quản lý được hiệu quả, giải quyết được căn cơ các vấn đề.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
1 Kết quả chặn, gỡ của các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới (từ năm 2018 đến nay): Facebook đã gỡ bỏ 2.459 link quảng cáo có hoạt động buôn bán các dịch vụ bất hợp pháp như hàng giả, hàng nhái, buôn bán động vật hoang dã, vũ khí, tiền giả; Google đã ngăn chặn hàng nghìn quảng cáo và tài khoản quảng cáo trên YouTube về thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đông y gia truyền, thần y, thần dược, cam kết chữa trị dứt điểm bệnh tật.
- 1Công văn 813/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 821/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 822/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 1072/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 1076/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 1077/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 1079/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 1074/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Công văn 813/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 821/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 822/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 1072/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 1076/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 1077/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 1079/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 1074/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 1081/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 1081/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/03/2024
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết