Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1071/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2024 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Dương do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 48/BDN ngày 24/01/2024 về việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nội dung kiến nghị như sau:
Đề nghị Bộ TTTT phối hợp với Bộ Công an có biện pháp đấu tranh ngăn chặn các đối tượng lừa đảo qua mạng, đảm bảo an ninh trên không gian mạng.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:
Trong thời gian vừa qua, Bộ TTTT đà phối hợp với Bộ Công an trong công tác ngăn chặn các đối tượng lừa đảo qua mạng, bảo đảm an ninh trên không gian mạng, một số công tác cụ thể như sau:
1. Về các biện pháp kỹ thuật:
- Triển khai Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia. Thời gian qua, cơ quan chức năng của Bộ TTTT cũng liên tục giám sát, cảnh báo và tổ chức điều phối các doanh nghiệp ISP ngăn chặn các tên miền giả mạo, lừa đảo ngay khi phát hiện.
- Đưa vào vận hành cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ https://canhbao.khonggianmang.vn. Tại đây, Bộ TTTT tiếp nhận các báo cáo của người dân về các tình huống lừa đảo trực tuyến. Từ các thông tin tiếp nhận, Bộ TTTT sẽ xác minh, đánh giá và gửi cơ quan chức năng của Bộ Công an để tiến hành đấu tranh theo chức năng nhiệm vụ.
- Hàng năm, triển khai Chiến dịch phòng chống mã độc, làm sạch không gian mạng trên toàn quốc.
Kết quả cụ thể đạt được:
- Cơ sở dữ liệu Chống lừa đảo trực tuyến quốc gia được triển khai nhằm hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung về lừa đảo trực tuyến giữa các cơ quan, tổ chức, bảo vệ người dân liên tục khi tham gia không gian mạng và có ý nghĩa cảnh báo cho người dân biết và có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Cơ sở dữ liệu hiện có thông tin 123.417 website lừa đảo, đã được kết nối, tích hợp với nền tảng, trình duyệt, công cụ tìm kiếm như Cốc Cốc, Zalo và SafeGate; qua đó bảo vệ trên 78 triệu người dùng Internet Việt Nam.
- Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia (DNS Shinkhole quốc gia) đã ngăn chặn 10.106 vveb/blog vi phạm, 2.829 website lừa đảo trực tuyến. Bảo vệ hơn 10.327 triệu người dân không truy cập vào các website lừa đảo, vi phạm pháp luật.
- Tổ chức đánh giá và dán tín nhiệm mạng cho 4.770 website đã được đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng; trong đó có 3.823 website của cơ quan nhà nước (553 website Bộ/ngành, 3.270 website các tỉnh); trung bình 150 triệu lượt truy cập/tháng.
- Số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet là 456.699 địa chỉ, giảm 4,7% so với năm 2022.
2. Về các biện pháp tuyên truyền
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an trong công tác tuyên truyền các hình thức lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng đến người dân, một số công tác cụ thể:
- Giám sát, chủ động theo dồi, kịp thời cảnh báo tới người dân các chiêu thức lừa đảo tinh vi của các đối tượng phạm tội qua tin nhắn (trên Cổng thông tin chongthurac.vn); hệ thống tiếp nhận phản ánh 5656/156; tuyên truyền cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo.
- Thành lập Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng để xây dựng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và cung cấp miễn phí nội dung tuyên truyền (video, tài liệu, cẩm nang, poster...) cho tất cả các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp để các tổ chức sử dụng tuyên truyền nội bộ.
- Năm 2023 tổ chức Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền và nhận diện phòng chống lừa đảo trực tuyến” vào tháng 7/2023 với sự tham gia của tất cả các Bộ, ngành, địa phương và 108 cơ quan báo chí, truyền thông, mạng xã hội. Có cả những người có sức ảnh hưởng giúp phủ sóng thông tin rộng rãi trên không gian mạng. Có 1.550 bài viết tuyên truyền trên báo chí, chuỗi phóng sự phát thanh - truyền hình; hơn 500 video được các đài truyền hình sản xuất, phát sóng cùng gần 2.000 video tái hiện và cảnh báo các hành vi lừa đảo trực tuyến đã được các nhà sáng tạo nội dung sản xuất và đăng tải trên các kênh mạng xã hội với hơn 2,1 tỷ lượt xem từ 20,85 triệu người dùng; khoảng hơn 2.000 cuốn sổ tay tuyên truyền và hơn 323.800 tờ rơi tuyên truyền được các tổ chức xã hội in ấn và phát cho người dân. Chiến dịch đã lan tỏa rộng khắp trong xã hội.
Phòng chống lừa đảo trực tuyến là câu chuyện diễn ra lâu dài và trường kì, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn và xử lý đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các ISP thiết lập Cơ sở dữ liệu tập trung quốc gia về nguồn độc hại, lừa đảo, mã độc, tấn công mạng. Tích hợp và thúc đẩy triển khai ứng dụng bảo vệ vào thiết bị truy nhập Internet cung cấp cho người sử dụng; phát triển hạ tầng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản cho người dân Việt Nam trên không gian mạng.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai tuyên truyền các nội dung mới, phối hợp thực hiện các hoạt động, hình thức khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về an toàn thông tin nói chung và lừa đảo trực tuyến nói riêng thông qua các chiến dịch. Các Chiến dịch tuyên truyền sẽ được phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nền tảng mạng xã hội để cung cấp đầy đủ thông tin, trang bị và phổ biến kiến thức về lừa đảo trực tuyến đến với mọi nhà, cho từng nhóm đối tượng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các hướng dẫn nhận diện các hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Dương trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1077/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 1079/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 1080/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Công văn 1077/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 1079/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 1080/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 1071/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Dương gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 1071/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/03/2024
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra