- 1Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Thông tư 02/2007/TT-BXD hướng dẫn về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Luật xây dựng 2003
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 1062/SXD-XDCB | Huế, ngày 21 tháng 11 năm 2007 |
Kính gửi : | - Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành. |
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở thành phố Huế, một số công trình cao tầng kể cả công trình có tầng hầm đã, đang và sẽ được đầu tư xây dựng, góp phần tạo nên nét đa dạng, phong phú, hiện đại của đô thị. Để quản lý công tác xây dựng nói chung và quản lý các công trình xây dựng cao tầng nói riêng, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ, quy định trình tự thủ tục, điều kiện năng lực, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, trong số không nhiều công trình cao tầng tại Huế đã có một số vi phạm trong quá trình thi công như sập mái sảnh Studio Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế; phần mái của Khách sạn Tân Hoàng cung vượt quá chiều cao theo giấy phép xây dựng phải tháo dỡ.
Để tăng cường công tác quản lý đối với công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn, đặc biệt công trình có tầng hầm theo quy định tại Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung cơ bản sau đây:
I. MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI CHỈ THỊ SỐ 07/2007/CT-BXD
1.Về hồ sơ thiết kế công trình:
1.1 Chủ đầu tư : Thực hiện đúng quy trình thủ tục thẩm tra, thẩm định các bước thiết kế theo luật định : Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tùy theo cấp công trình và thiết lập biện pháp thi công tầng hầm (nếu có).
1.2 Nhà thầu thi công :
-Lập thiết kế biện pháp thi công an toàn công trình và các công trình lân cận.
-Khi cần, phải khảo sát bổ sung phục vụ cho việc lập biện pháp thi công an toàn.
-Chỉ được khởi công khi có biện pháp thi công, đặc biệt khi công trình cao tầng có tầng hầm và bảo đảm đủ điều kiện khởi công theo điều 72 Luật Xây dựng.
1.3 Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng :
-Theo thẩm quyền, Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về xây dựng kiểm tra trình tự thủ tục về thẩm tra, thẩm định các bước thiết kế theo quy định.
-Đối với công trình có tầng hầm : Sở Xây dựng kiểm tra sự phù hợp của phần móng với giải pháp thi công tầng hầm. Khi cần thì yêu cầu khảo sát bổ sung để bảo đảm biện pháp thi công an toàn.
2. Về giấy phép xây dựng :
2.1 Chủ đầu tư :
-Khi trình hồ sơ xin phép xây dựng, ngoài các tài liệu theo yêu cầu tại Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ và Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng, cần bổ sung ảnh chụp hiện trạng các công trình lân cận.
-Khi đã được cấp phép xây dựng, phải tuyệt đối tuân thủ các nội dung quy định trong giấy phép.
-Phải công khai nội dung giấy phép theo quy định. Đối với công trình có tầng hầm, phải công khai trên biển báo số tầng hầm, phạm vi mặt bằng các tầng hầm.
2.2 Cơ quan cấp phép xây dựng :
Trước khi cấp phép xây dựng, cơ quan cấp phải tổ chức khảo sát hiện trường và có biên bản xác nhận hiện trạng các công trình lân cận.
2.3 Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng (Khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát) không được thực hiện những công việc sai với nội dung trong giấy phép xây dựng được cấp cho công trình.
2.4 Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng : Kiểm tra sự tuân thủ theo giấy phép xây dựng, đặc biệt là đối với công trình có tầng hầm.
3. Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng :
3.1 Chủ đầu tư :
-Phải chọn các nhà thầu (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát) có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và các điều kiện liên quan khác.
-Đối với công trình có tầng hầm : Phải thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công để chấp thuận cho thực hiện.
3.2 Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng (Khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát) : Chỉ được nhận thầu thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện năng lực theo quy định.
3.3 Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng :
-Kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình.
-Đối với nhà cao tầng có tầng hầm, phải kiểm tra kinh nghiệm của nhà thầu trực tiếp thi công xây dựng.
-Đối với công tác khảo sát xây dựng, ngoài điều kiện năng lực, cần phải kiểm tra sự tuân thủ các quy định về khảo sát : Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát được phê duyệt, giám sát khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát, các công việc này đều do chủ đầu tư tổ chức thực hiện.
4. Về khởi công xây dựng công trình : Điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại điều 72 Luật xây dựng .
4.1 Chủ đầu tư : Chỉ được khởi công xây dựng công trình khi :
-Có đủ điều kiện theo điều 72 Luật Xây dựng.
-Có biện pháp thi công của nhà thầu bảo đảm an toàn được chủ đầu tư duyệt.
-Công trình có tầng hầm : Biện pháp thi công của nhà thầu được chủ đầu tư chấp thuận.
4.2 Nhà thầu thi công xây dựng : Chuẩn bị đầy đủ điều kiện khởi công theo luật định và các yêu cầu liên quan của chủ đầu tư.
4.3 Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng : Kiểm tra điều kiện khởi công của chủ đầu tư và nhà thầu theo điều 72 Luật xây dựng.
5. Trong quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng :
5.1 Chủ đầu tư :
-Tổ chức giám sát các nhà thầu thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết, đặc biệt chú trọng về chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
-Yêu cầu nhà thầu lập hệ thống quan trắc biến dạng của công trình và các công trình lân cận trong suốt quá trình thi công xây dựng.
-Nếu có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận thì phải tiến hành khảo sát, đưa ra các biện pháp khắc phục; nếu ảnh hưởng ở mức độ nguy hiểm thì phải dừng thi công, thông báo với chính quyền địa phương và có giải pháp sơ tán người, xử lý sự cố và bồi thường thiệt hại do mình gây ra (Nếu nguyên nhân được xác định do các nhà thầu thì nhà thầu chịu trách nhiệm).
-Chỉ được tiếp tục thi công khi đã khắc phục xong các sự cố và các giải pháp thi công phù hợp tránh xảy ra sự cố khác.
5.2 Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng :
-Nhà thầu thiết kế : Thực hiện giám sát tác giả theo quy định, đối với công trình có tầng hầm phải giám sát thường xuyên để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
-Nhà thầu thi công xây dựng : Xây dựng hệ thống quan trắc biến dạng công trình và các công trình lân cận. Khi có dấu hiệu bất thường phải báo cho chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý.
-Nhà thầu giám sát : Thực hiện nhiệm vụ giám sát bảo đảm tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình…theo hợp đồng với chủ đầu tư. Khi có dấu hiệu vi phạm phải báo cho chủ đầu tư để có biện pháp chấn chỉnh,xử lý.
-Nhà thầu đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình : Phải theo dõi sát tình hình chất lượng ngay từ khi khởi công phần móng, tầng hầm và thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng phù hợp.
5.3 Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng :
-Theo thẩm quyền, Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về xây dựng kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình của các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng.
-Sở Xây dựng trực tiếp kiểm tra việc xây dựng các tầng hầm của nhà cao tầng, kịp thời xử lý các vi phạm và báo cáo định kỳ, đột xuất tới UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Trên đây là một số nội dung cơ bản được Sở Xây dựng tóm tắt và cụ thể hóa để các tổ chức chuyên môn thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng các cấp, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng nghiên cứu thực hiện tốt các quy định tại Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác quản lý đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng..
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng, những vấn đề chưa giải quyết được, Sở Xây dựng sẽ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền cao hơn giải quyết.
Nơi nhận : | GIÁM ĐỐC |
- 1Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Thông tư 02/2007/TT-BXD hướng dẫn về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2010 về tăng cường quản lý công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Công văn 1062/SXD-XDCB hướng dẫn Chỉ thị 07/2007/CT-BXD về tăng cường quản lý xây dựng công trình cao tầng do Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 1062/SXD-XDCB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Việt Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực