- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 886/QLCL-CL1 năm 2013 giải trình nội dung tại Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1060/QLCL-CL1 | Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
Ngày 25/6/2013, báo Tiền phong có đăng tải các ý kiến của VASEP về nội dung Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 55) và Dự thảo Thông tư thay thế. Trong bài báo có trích dẫn các ý kiến của VASEP tập trung hai vấn đề:
- “Quy định mang tính trừng phạt”: nội dung tạm ngừng xuất khẩu khi có quá 3 lô bị cảnh báo an toàn thực phẩm trong 6 tháng là “biện pháp mang tính trừng phạt”, “lô hàng bị cảnh báo không phải là thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh và cũng chưa lưu thông trên thị trường”, “nặng nề và không có cơ sở”; đồng thời cho rằng NAFIQAD “bảo thủ, chưa tiếp thu”.
- Hoạt động lấy mẫu kiểm nghiệm: là “hỗ trợ hay tận thu”, “phí đè doanh nghiệp”, “chi phí của doanh nghiệp bị đội lên do tần suất kiểm tra, số lượng mẫu lấy nhiều hơn, một số chỉ tiêu có đơn giá cao hơn phòng kiểm nghiệm bên ngoài”, “chi phí kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước các lô hàng thủy sản tăng lên nhiều lần”, “áp dụng đúng quy định về Cơ quan ra quyết định kiểm tra phải chịu chi phí cho việc lấy mẫu kiểm nghiệm và kiểm tra”.
Đây là các nội dung Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã trình bày và cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý của Việt Nam, thông lệ quốc tế và thực hành tại một số quốc gia về kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu, số liệu thực tế về nguồn thu hoạt động kiểm nghiệm của NAFIQAD tại các cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Một lần nữa, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có ý kiến về các nội dung liên quan như sau:
1. Quy định “tạm ngừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng khi có quá 3 lô hàng cảnh báo trong 6 tháng”:
a. Căn cứ pháp lý Việt Nam:
- Khoản 17 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm về giải thích từ ngữ đã quy định “Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người ”
- Khoản 1, Điều 53 Luật An toàn thực phẩm quy định “Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương để có biện pháp khắc phục kịp thời”. Đồng thời, khoản 2 Điều 53 đã quy định các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, trong đó có điểm c về “đình chỉ sản xuất kinh doanh".
Việc lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước ngoài cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm (có tồn dư hóa chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh) là "tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người” và là trường hợp “xảy ra ở trong nước hoặc nước ngoài”.
Do đó, biện pháp ”tạm ngừng xuất khẩu” do Bộ NN&PTNT quy định tại Điều 31 Thông tư số 55 là đầy đủ cơ sở pháp lý, hoàn toàn phù hợp với Luật An toàn thực phẩm và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp so với việc áp dụng biện pháp ở mức cao “đình chỉ sản xuất” được quy định tại Luật.
Ý kiến cho rằng quy định này “nặng nề và không có cơ sở”, thậm chí “mang tính trừng phạt” là không chính xác. Ngoài ra, việc cho rằng lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo là “chưa lưu thông trên thị trường” cũng không chính xác. Lô hàng xuất khẩu chính là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa “Hàng hóa là sản phẩm, được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị".
b. Yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn:
- Việc doanh nghiệp có đến 4 lô hàng bị thị trường cảnh báo trong vòng 6 tháng cho thấy hệ thống tự kiểm soát an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đang có vấn đề, đang mất kiểm soát hoặc kiểm soát chưa hiệu quả tại công đoạn/quá trình sản xuất nào đó. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp không tạm dừng xuất khẩu vào thị trường đó để điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh lại hoạt động tự kiểm soát thì xác xuất các lô hàng xuất khẩu tiếp theo bị cảnh báo là rất cao. Điều này có thể dẫn đến việc thị trường cấm nhập khẩu thủy sản không những của doanh nghiệp đó mà còn của cả Việt Nam. Thực tế cho thấy Băng-la-đét, Ấn Độ đã từng bị Ủy ban Châu Âu (EC) cấm xuất khẩu thủy sản vào EU; Malaysia đã từng chủ động dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản, Thái Lan tạm dừng xuất khẩu rau vào EU để tránh bị EU tiếp tục cảnh báo và cấm nhập khẩu thủy sản, rau từ các nước này.
Như vậy, biện pháp “tạm ngừng xuất khẩu” do NN&PTNT quy định tại Điều 31 Thông tư 55 không phải là biện pháp mang tính trừng phạt mà để tránh rủi ro bị nước nhập khẩu cấm nhập khẩu thủy sản đối với toàn bộ quốc gia (ví dụ: Liên bang Nga đình chỉ nhập khẩu thủy sản Việt Nam 2008), ảnh hưởng không chỉ đến một doanh nghiệp cụ thể mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản của quốc gia.
Nội dung nêu trên đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã đề cập tại văn bản số 886/QLCL-CL1 ngày 31/5/2013 gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp giải thích cụ thể về thông lệ quốc tế, cơ sở pháp lý và sự cần thiết áp dụng đối với thực tiễn tại Việt Nam. Trong thời gian tới, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản sẽ tiếp tục trao đổi với Cục Kiểm tra văn bản để thống nhất làm rõ nội dung này.
2. Về chi phí kiểm tra, lấy mẫu, kiểm nghiệm
a. Áp dụng đúng quy định về thu phí theo quy định của Luật ATTP
Trước hết cần làm rõ và phân biệt hai dạng chi phí theo quy định của Luật ATTP như sau:
- Chi phí kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về ATTP theo quy định tại khoản 1 Điều 48
Từ nhiều năm nay, các hoạt động kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm khi kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh, lấy mẫu kiểm nghiệm trong các Chương trình giám sát quốc gia phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về ATTP (bao gồm: Kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản theo Thông tư 55; Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch, đột xuất theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNTT; Thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch của Ban chỉ đạo quốc gia về ATVSTP; Lấy mẫu kiểm nghiệm theo chương trình giám sát quốc gia về ATTP thủy sản) đều do cơ quan kiểm tra, thanh tra chi trả (ngân sách nhà nước cấp hàng năm), không thu phí từ doanh nghiệp đúng như qui định tại khoản 1 Điều 48 Luật ATTP "Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả".
- Trường hợp lấy mẫu kiểm nghiệm theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 48
Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm để xác nhận sự phù hợp của sản phẩm so với quy định của nước nhập khẩu làm căn cứ cấp chứng nhận ATTP, chứng nhận y tế (chứng thư) cho các lô hàng xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu, thể hiện trực tiếp qua yêu cầu của nhà nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu. Việc doanh nghiệp chủ động lựa chọn thị trường xuất khẩu là tự nguyện dựa trên nhu cầu và lợi ích của từng doanh nghiệp.
Do đó, việc thu phí kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu theo các chỉ tiêu mà thị trường nhập khẩu yêu cầu là tuân thủ đúng quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật ATTP “Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm” chứ không phải theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật ATTP nêu trên.
Hoạt động thu phí này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, Cơ quan kiểm tra của tất cả các quốc gia trên thế giới đều thu từ doanh nghiệp không những phí kiểm nghiệm mà còn thu phí kiểm tra cơ sở SXKD, phí kiểm tra lấy mẫu lô hàng (tính theo giờ) với mức phí cao gấp nhiều lần so với mức phí của Việt Nam khi kiểm tra, cấp chứng nhận chất lượng cho các lô hàng xuất khẩu (Ví dụ: mức thu quy định của EU, Hoa Kỳ, Canada, Singapore đã cung cấp cho VASEP tại các cuộc họp trước đây, được tóm lược tại Phụ lục 1 kèm theo).
b. Chi phí, mức phí kiểm nghiệm các lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 55
Việc thu lệ phí cấp giấy chứng nhận ATTP cho các lô hàng thủy xuất khẩu, mức phí kiểm nghiệm đối với từng chỉ tiêu ATTP, các hoạt động thu, nộp ngân sách nhà nước đối với các nguồn thu theo quy định tại Thông tư 55 được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản. Các nội dung thu, mức thu đã được Bộ Tài chính rà soát, thẩm định tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tài chính, theo nguyên tắc “thu đủ bù chi”. Các mức phí kiểm nghiệm theo quy định tại Thông tư 107/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thường là ngang bằng hoặc thấp hơn so với đơn giá kiểm nghiệm hiện nay của các Phòng kiểm nghiệm bên ngoài (xem so sánh đơn giá một số chỉ tiêu kiểm nghiệm tại Phụ lục 2 kèm theo).
Các nội dung này cũng đã được NAFIQAD cung cấp tại cuộc họp do Bộ Tài chính chủ trì với các bên có liên quan trong quá trình xây dựng trước khi ban hành Thông tư 107/2012/TT-BTC, trong đó có đại diện VASEP. Do đó, các ý kiến cho rằng, nội dung quy định tại Thông tư 55 mang tính “hỗ trợ hay tận thu” và “một số chỉ tiêu có đơn giá cao hơn phòng kiểm nghiệm bên ngoài”, “phí đè doanh nghiệp” là không chính xác.
Ngoài ra, tại cuộc họp ngày 20/2/2012 của Bộ trưởng Cao Đức Phát và cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, NAFIQAD đã trình bày và cung cấp số liệu cụ thể về việc số lô hàng phải kiểm tra lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định tại Thông tư 55 đã giảm so với trước đây, cụ thể chi phí bình quân cho kiểm tra chứng nhận 1 lô hàng xuất khẩu (tính tổng thu phí kiểm nghiệm trên tổng số lô hàng xuất khẩu được kiểm tra theo quy định) là 0,972 triệu/lô giảm so với trước đây là 1,466 triệu/lô.
Bên cạnh các nội dung kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP phục vụ cho hoạt động chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu được quy định tại phạm vi điều chỉnh của Thông tư 55, các nội dung khác không bắt buộc thực hiện quy định tại Thông tư 55 nhưng doanh nghiệp vẫn tự nguyện đề nghị các Cơ quan kiểm tra thuộc Cục lấy mẫu kiểm nghiệm theo yêu cầu của nhà nhập khẩu hoặc phục vụ hoạt động tự kiểm tra của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50% tổng thu phí kiểm nghiệm của toàn bộ hệ thống NAFIQAD).
Do đó, các chi phí kiểm nghiệm trung bình đối với “1 lô hàng xuất khẩu từ 5 - 15 triệu đồng” như VASEP nêu có thể đã bao gồm cả các chi phí doanh nghiệp tự thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, không chính xác đối với hoạt động kiểm nghiệm phục vụ chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo quy định của Thông tư 55.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Thông tư 55 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ánh các thông tin đầy đủ, có cơ sở đến các phương tiện truyền thông để có các góc nhìn chân thực về cùng một vấn đề.
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đang nghiêm túc tổ chức tiếp thu các ý kiến góp ý hợp lý đối với Dự thảo để điều chỉnh theo hướng tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với thông lệ và thực hành quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Dự thảo này sẽ tiếp tục gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan trước khi trình Bộ ban hành.
Trân trọng.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
MỨC PHÍ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN HÀNG HÓA THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Nước | Cơ quan thực hiện | Quy định về phí kiểm tra, chứng nhận hàng hóa thủy sản xuất khẩu | Ví dụ về mức phí | Nguồn thông tin |
Châu Âu | Cơ quan thẩm quyền các nước thành viên | Các loại phí liên quan đến kiểm soát hoạt động nhập khẩu sẽ do doanh nghiệp nhập khẩu hoặc đại diện của doanh nghiệp nộp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động kiểm soát nhập khẩu. | 1. Các hạn mức tối thiểu về lệ phí hoặc tiền công áp dụng cho sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm thủy sản và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản 0,5 EUR/tấn cho việc chế biến các sản phẩm thủy sản và sản phẩm nuôi trồng thủy sản. 2. Lệ phí tối thiểu cho việc kiểm soát chính thức nhập khẩu một lô hàng ký gửi các sản phẩm thủy sản cố định là: - 55 EUR cho mỗi lô hàng ký gửi, dưới 6 tấn, và - 9 EUR cho mỗi tấn, dưới 46 tấn sau đó, hoặc - 420 EUR cho mỗi lô hàng ký gửi trên 46 tấn. 3. Lệ phí cho kiểm soát chính thức để nhập khẩu một lô hàng ký gửi các sản phẩm thủy sản, vận chuyển bằng tàu biển cỡ lớn, sẽ là: - 600 EUR cho mỗi tàu, có hàng thủy sản dưới 500 tấn, - 1200 EUR cho mỗi tàu, có hàng thủy sản dưới 1000 tấn, - 2400 EUR cho mỗi tàu, có hàng thủy sản dưới 2000 tấn, - 3600 EUR cho mỗi tàu, có hàng thủy sản trên 2000 tấn. | Qui định (EC) số 882/2004 |
Hoa Kỳ | Cơ quan quốc gia về khí quyển và đại dương (NOAA) (thuộc Bộ Thương mại) | Chi phí cho kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh (bao gồm thẩm tra HACCP và không bao gồm thẩm tra HACCP) và phí kiểm nghiệm do doanh nghiệp chi trả | Mức phí được tính khác nhau theo thời gian làm việc của kiểm tra viên (giờ hành chính, ngoài giờ, ngày cuối tuần và ngày lễ), bao gồm hay không bao gồm thẩm tra HACCP, ví dụ: - Kiểm tra cơ sở không bao gồm thẩm tra HACCP: + Đối với hợp đồng dưới 8h làm việc/tuần: 110$ nếu kiểm tra trong giờ hành chính, 165$ nếu kiểm tra ngoài giờ, 220$ nếu kiểm tra trong ngày cuối tuần và ngày nghỉ + Đối với hợp đồng 8h-23h làm việc/tuần: 103$ nếu kiểm tra trong giờ hành chính, 154$ nếu kiểm tra ngoài giờ, 206$ nếu kiểm tra trong ngày cuối tuần và ngày nghỉ - Kiểm tra cơ sở bao gồm thẩm tra HACCP: 270$ nếu kiểm tra trong giờ hành chính, 405$ nếu kiểm tra ngoài giờ, 540$ nếu kiểm tra trong ngày cuối tuần và ngày nghỉ - Phí kiểm nghiệm: thu theo chỉ tiêu, ví dụ: + Chloramphenicol: 100$ + Histamin: 194$ + Methyl mercury: 388$ | Notice of Charge in Fees and Charges for the US Department of Comerce Seafood Inspection Program - Effective October 1, 2010 |
Canada | Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) | Chi phí cấp phép nhập khẩu, phí đăng ký, phí kiểm tra cấp giấy chứng nhận, phí kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, phí đánh giá cảm quan, ngoại quan, ghi nhãn, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thu từ doanh nghiệp | - Phí đối với thủy sản nhập khẩu: 500$ - Phí đối với chương trình quản lý chất lượng đối với thủy sản nhập khẩu: 5000$ - Phí kiểm tra điều kiện sản xuất: 500$ | Canada’s fish Inspection Fees |
Singapore | Cơ quan thẩm quyền về thực phẩm nông nghiệp và thú y Singapore (AVA) | Chi phí cấp giấy chứng nhận xuất khẩu, phí kiểm tra do doanh nghiệp chi trả | - Phí trả cho cán bộ AVA thực hiện kiểm tra và/hoặc lấy mẫu lô hàng xuất khẩu: 38$/giờ - Lệ phí cấp giấy chứng nhận lô hàng xuất khẩu: 20$ | Food (Export) Health Certificate của AVA |
PHỤ LỤC 2
SO SÁNH ĐƠN GIÁ KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NAFIQAD VÀ PHÒNG KIỂM NGHIỆM BÊN NGOÀI
Đơn vị tính: 1000đ
STT | Chỉ tiêu hóa học | PKN của NAFIQAD | PKN nông lâm thủy sản được chỉ định khác | Quatest 1 | Bộ Y tế (theo QĐ 80/2005/QĐ- BTC) | |||
CASE | Sắc ký Hải Đăng | Intertek | ||||||
Phương pháp thử/ Kỹ thuật phân tích | Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền | ||
1. | Kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb ...) | ICP-MS | 130/1 nguyên tố | Pb: 130 Hg: 200 Cd: 130 As: 180 | / | / | Pb: 315 Hg: 420 Cd: 315 As: 420 (Nếu làm 01 chỉ tiêu thì cộng thêm tiền phá mẫu: 105) | Hg: 300 Cd, As, Pb: 400 |
2. | Định lượng Chloramphenicol | LC/MS/MS | 350 | 400 | 400 | 400 |
|
|
3. | Định lượng Nhóm Tetracycline (TC, OTC, CTC) | LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | / | 400/ chỉ tiêu | / |
|
|
4. | Định lượng Aflatoxin (G1, G2, B1, B2) | HPLC - FLD | 200 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 500/mẫu | / | / |
| 400/1 chất |
5. | Định lượng Aflatoxin (G1, G2, B1, B2) | LC/MS/MS | 200 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | / | 400/chỉ tiêu | / |
|
|
6. | Định lượng Histamine | HPLC - FLD | 380 | 400 | / | 400 |
|
|
7. | Định lượng Sulfonamide (7 chất) | LC-MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | / | 400/chỉ tiêu | 350/chỉ tiêu đầu, 150 chỉ tiêu tiếp theo |
|
|
8. | Định lượng Trimethoprime | LC-MS/MS | 350 | 500 | / | 400 |
|
|
9. | Định lượng Spiramycin | LC/MS/MS | 350 | 500 | 500 | 400 |
|
|
10. | Định lượng Nitrofurans (AOZ, AMOZ, SEM, AHD) | LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 400/1 chỉ tiêu (2 chỉ tiêu 700; 3,4 chỉ tiêu 1.000) | - 1.000 (bao gồm 4 chất) - 400/chỉ tiêu | 400/1 chỉ tiêu (2 chỉ tiêu 700; 3,4 chỉ tiêu 1.000) |
|
|
11. | Định lượng Fluoroquinolones (8 chất) | LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 400/chỉ tiêu | 400/chỉ tiêu | 300/chỉ tiêu (500/group Enro, Cipro) |
|
|
12. | Định lượng Green malachite, Leuco malachite green, Crystal violet & leucocrystal violet | LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 400/chỉ tiêu (500/group 2 chất) | 500/chỉ tiêu | 400/chỉ tiêu (500/group 2 chất) |
|
|
13. | Định lượng Flofenicol | LC/MS/MS | 350 | 400 | 400 | 400 |
|
|
- 1Công văn 4850/VPCP-TTĐT năm 2013 xử lý thông tin báo phản ánh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 5047/VPCP-TTĐT năm 2013 xử lý thông tin báo phản ánh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 5048/VPCP-KGVX năm 2013 xử lý thông tin phản ánh của báo chí do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2199/VPCP-CN năm 2017 Báo Tiền Phong điện tử đăng bài về Tổng công ty Xi măng Việt Nam sai phạm, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 4850/VPCP-TTĐT năm 2013 xử lý thông tin báo phản ánh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 5047/VPCP-TTĐT năm 2013 xử lý thông tin báo phản ánh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 5048/VPCP-KGVX năm 2013 xử lý thông tin phản ánh của báo chí do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 886/QLCL-CL1 năm 2013 giải trình nội dung tại Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 9Công văn 2199/VPCP-CN năm 2017 Báo Tiền Phong điện tử đăng bài về Tổng công ty Xi măng Việt Nam sai phạm, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 1060/QLCL-CL1 năm 2013 xử lý thông tin trên báo Tiền phong do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1060/QLCL-CL1
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Bích Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực